Hôm nay,  

Đọc Lại Chiến Quốc

12/21/201300:00:00(View: 2941)
Mấy hôm nay, thấy chuyện biển đảo sôi động, nên nhớ lại hồi năm 1974, Hải quân VNCH hải chiến với Hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa. Bèn ngồi, mở lại trang sách Xuân Thu Chiến Quốc đọc khi rãnh.

Thấy cuốn “Hàn Phi Tử” của hai vị học giả Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, có mấy đoạn làm bất chợt suy nghĩ.

Nghĩ hoàn cảnh nước mình lúc nào cũng bị lăm le thôn tính, lúc nào cũng lo sợ mất nước, thấy cảnh xưa nhiều nước hỗn mang, khi nước sắp mất, khi dân sắp rơi vòng nô lệ, khi vua bảo thôi để đời sau giành lại đảo, khi vua hoang phí nhân tài và quăng bỏ “ngọc chưa mài”...

Than ôi. Nỗi lo nào làm cháy cả những sợi tóc bạc đầu mình...

Nơi đây, mình trích mấy đoạn của 2 học giả Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi trong Chương 1:

“...Ngay như Đằng Văn Công thành tâm tin thuyết nhân chính, gắng sức thi hành, nhưng bị Tề, Sở ép ở hai bên, lăm le thôn tính, nên luôn luôn lo sợ mất nước, mấy lần khẩn khoản xin Mạnh Tử chỉ cho cách đối phó. Mạnh Tử chẳng đưa ra kế hoạch nào hay cả, trước sau cũng chỉ khuyên ráng cùng với dân kháng chiến, kháng chiến không được thì bỏ nước mà đi. Lời đó càng làm Đằng Văn Công lo thêm. Bí quá Mạnh Tử đành phải bảo: "Nhà vua cứ làm điều thiện đi, đời sau sẽ có người lập được nghiệp vương mà thống trị thiên hạ". Thật là một lời vô trách nhiệm, nước sắp mất đây, dân sắp làm nô lệ đây, mạng mình không biết còn hay không đây, mà hy vọng ở đời sau!


Không có lời nào tỏ được sự thất bại của chính sách nhân chính và tả được tâm trạng xót xa của các Nho gia thời Chiến Quốc bằng lời Mạnh Tử trách Tề Tuyên Vương dưới đây:

"Có người hồi nhỏ học đạo (trị quốc) của thánh hiền, lớn lên mong thi hành sở học của mình. Nhưng nhà vua lại bảo: “Khoan, hãy để qua một bên sở học của nhà ngươi mà làm theo ý ta đã". Như vậy mới làm sao! Nay nhà vua có một hạt ngọc chưa mài, dù đáng vạn dật thì cũng giao cho thợ ngọc mài dũa. Đến việc trị nước thì nhà vua lại bảo: "Khoan, hãy để qua một bên sở học của nhà ngươi mà làm theo ý ta đã! Sao hành động lại khác khi giao ngọc cho thợ mài dũa?" (Lương Huệ Vương, hạ -9)...”(ngưng trích)

Than ôi. Hãy nhìn xem Tây Tạng, Tân Cương mà lo... Làm sao mà chờ người sau được.

Lần này, một khi đã mất là vĩnh viễn. Lần này không phải thời Lý, Trần... Một khi đã mất nước về tay quân Tầu, vĩnh viễn dân cả nước sẽ trở thành những chàng Mộ Dung Phục luyện võ, múa kiếm ở các góc rừng... nhưng không bao giờ hữu dụng nữa.

Càng suy nghĩ, càng kính phục các anh Hải quân VNCH tác chiến Hoàng sa năm 1974 vậy

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.