Hôm nay,  

Sao Chép Giải Trình Sao Chép

20/12/201300:00:00(Xem: 3186)
Bi hài... Bộ Giáo dục và Đào Tạo cũng sao chép một bản giaỉ trính về sao chép... từ người bị tố cáo sao chép...

Làm thế nào để kết thúc nạn đạo văn? Câu hỏi này khẩn cấp hơn bình thường, vì hàng loạt Giáo sư Đaị học, thậm chí cấp lãnh đạo Giáo dục, lại bị khám phá là đã soạn luận án Tiến sĩ bằng cách bưng nguyên công trình người khác về, sửa tên tựa đề và rồi gắn tên mình vào -- ngắn gọn, đó là “đaọ văn,” hay chôm công trình nghiên cứu của người khác.

Nếu là phần trích dẫn thì sao? Thực sự, thế hệ sau luôn luôn dựa vào công trình thế hệ trước để có khởi điểm nghiên cứu. Nhưng như dường mức độ của Bộ Giáo Dục ấn định là khi tới 30% là sẽ lột bằng Tiến sĩ và nhiều người dính chấu...

Bản tin VTC News hồi tháng 10-2013 kể chuyện Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết sẽ đề xuất với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế vì “đạo luận án”. Và rồi Bộ đã thu hồi văn bằng Tiến sĩ này.

VTC kể:

“Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn).

Mức độ sao chép là 52,9/159 trang của luận án (khoảng 30,02%). Với mức độ sao chép như vậy, luận án không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn.”

Vấn đề này không cá biệt, nghĩa là không đơn lẻ.

Báo Hà Nội Mới hôm 7-12-2013 nêu câu hỏi “Nạn đạo văn trong nghiên cứu khoa học: Làm gì để dẹp tận gốc?” trong đó ghi rằng:

“Đạo văn, thiếu trung thực trong công bố kết quả nghiên cứu, nghiên cứu hời hợt và thiếu trách nhiệm… không chỉ gây lãng phí mà còn cản trở sự phát triển của nền khoa học nước nhà. Theo Thạc sỹ Hà Đan, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), ở nước ta, trong vòng 3-4 năm trở lại đây, hiện tượng đạo văn xảy ra liên tục. Nổi đình đám là "vụ" Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) với 6 tiến sĩ đạo văn. Nếu tháng 6-2009, trường này mới có TS Mai Thị Hảo Yến bị phanh phui hành vi lấy công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của cố GS Đỗ Hữu Châu, GS Diệp Quang Ban rồi đề tên mình vào, nhân bản và bán hàng trăm cuốn cho học trò thì chỉ một thời gian ngắn sau đó, có thêm các ông Lê Văn Trưởng, Hoàng Thanh Hải, Trần Quang Dũng, Vũ Quý Thu, Mai Văn Tùng xuất hiện trên báo với "tội danh" tương tự. Mới đây nhất, vào tháng 10-2013, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) bị thu hồi bằng tiến sĩ và bị kiến nghị tước chức danh phó giáo sư vì luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 của ông này đã "đạo" tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ (bảo vệ năm 2002) của ông Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng.”


Nghĩa là, nhiều tới mức kể ra không xiết.

Gần nhất, là vụ Bộ Giáo Dục cũng sao chép một bản giải trính về sao chép...

Báo Lao Động hôm 19-12-2013 có bản tin tựa đề “Vụ “Công nghệ “luộc” đề tài nghiên cứu khoa học” tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Kết quả xác minh “sao y” giải trình của người “đạo văn”!”

Câu chuyện phức tạp này nguyên khởi vì có cáo buộc đaọ văn, mà người đạo văn lại là bà “Vũ Thị Hồng Khanh - Viện trưởng, Chủ tịch HĐKH Viện Dệt may – Da giày và Thời trang thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.”

Báo Lao Động điều tra và khám phá rằng “đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất vải kháng khuẩn chống thấm dùng trong lĩnh vực y tế” năm 2009 do PGS-TS Vũ Thị Hồng Khanh làm chủ nhiệm là kết quả “đạo”, “luộc” 100% kết quả nghiên cứu kháng khuẩn của PGS-TS Lê Hữu Chiến (năm 2006) và kết quả nghiên cứu chống thấm của thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn (năm 2007)...”

Thế nhưng, sau khi bà Vũ Thị Hồng Khanh giải trình lên Bộ, viết rằng bà chỉ “mượn” 15% tài liệu tham khảo của chính bà khi làm chung với người khác, mà không nhăc1 tới đề tài và tên người khac1 mà bà đã “luộc văn.”

Bản giải trính của bà cũng được Bộ sao chép lại -- nghĩa là báo Lao Động viết:

“...đoàn công tác của Vụ KHCNMT Bộ GĐĐT do PGS-TS Tạ Đức Thịnh – Vụ trưởng Vụ KHCNMT - chủ trì đã tiến hành xác minh và ra một kết luận... “sao y” giải trình.”

Nếu Bộ đã sao chép y chang người bị tố sao chép... thì cả nước thua rồi.

Bài báo Lao Động kết luận:

“Có thể nói nghi án TP.Hà Nội mất oan 500 triệu đồng tài trợ cho một đề tài nghiên cứu khoa học “đạo văn” 100% đã không được làm rõ khi kết quả xác minh được “sao y” giải trình của nhà khoa học “đạo văn”!”

Nhưng, 500 triệu đồng ném qua cửa sổ này là bao nhiêu? Nghĩa là tương đương hai mươi bốn ngàn USD... chỉ để làm như máy photocopy thôi sao? Trí thức Bắc Hà hay quá nhỉ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.