Hôm nay,  

Thử Nói Xấu Trước Mặt

12/10/201300:00:00(Xem: 5339)
Vâng, đúng vậy. Nói xấu sau lưng hẳn là tính xấu vậy. Nó là cái gì không đàng hoàng, không tử tế, không ngay thẳng... Nhưng thử suy nghĩ xem, những người nói xấu trước mặt tuyệt vời nhất đều đang ở tù, như Luật gia Cù Huy Hà Vũ, như anh Trần Huỳnh Duy Thức... và họ đã nói xấu theo kiểu đóng góp chân tình, có lý luận, chỉ để mời gọi cùng đi tìm cái tốt.

Đó là chúng ta chưa nói tới những người đã biến mất trên đời này, như anh Lê Trí Tuệ, được suy đoán là công an từ Việt Nam sang tận Cam Bốt để mai phục, thủ tiêu.

Vậy thì, không lẽ chúng ta cứ nói xấu sau lưng hoài sao?

Thí dụ, như thời nhà nước lập khu Kinh Tế Mới để xua đuổi cả triệu người liên hệ chế độ cũ lên rừng, lên núi... thời phong kiến gọi là đi đày, thời xã hội chủ nghĩa gọi là Kinh Tế Mới nhưng rồi KTM được dân mình ghi thành giải thích mới:

“KTM (Kinh Tế Mới)
Không Thiếu Mì
Không Thấy Muối
Khổ Thấy Mẹ
Khổ Tại Mình
Không Theo Mỹ.”


Thử nói công khai xem, hẳn là bị đẩy xa tận vùng KTM liền.

Hay là, trong tuần lễ an táng Tướng Võ Nguyên Giáp, xem có báo nào trong nước hay có ai dám ra giữa chợ chép, đọc mấy câu ca dao về Tướng Giáp xem:

“Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Ngày xưa đại tướng công đồn
Ngày nay đại tướng công l… chị em.”


Úi giời... ui. Đó là ngôn ngữ chị em Miền Bắc đấy. Con gái Miền Nam không nói khéo như thế. Nhưng nói xấu trươc mặt, dù là đúng, vẫn là thê thảm.

Báo Kiến Thức có bản tin mang tựa đề khá hứng thú “Vì sao người Việt có tính nói xấu sau lưng?” trong đó, ghi lời phân tích của một đại gia chữ nghĩa:

“GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, việc nói xấu người khác có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, nhưng ở người Việt, nó khá nổi bật. Người ta có thể bắt gặp việc nói xấu người khác hằng ngày. Vậy vì sao nói xấu lại là đặc tính của người Việt?

Nói xấu vì không muốn ai hơn mình

Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM, nói xấu là hậu quả của tính cộng đồng. Người Việt trồng lúa nước nên sinh sống thành những làng xã. Ở đó, họ quen biết nhau, quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau, hướng về nhau, từ đó tạo ra tính cộng đồng, cộng cảm. Cũng trong cộng đồng ấy, mỗi người có một vị trí nhất định nên không ai muốn mất vị trí ấy, từ đó đẻ ra bệnh sĩ diện. Cũng vì sĩ diện, không muốn ai hơn mình mà sinh ra nói xấu nhau.


Ông Thêm bổ sung: Chẳng bao giờ người ta lại đi nói xấu một người kém mình cả. Với người kém mình, người Việt luôn có xu hướng giúp đỡ họ. Ngược lại, với những người ngang bằng mình mà đang có xu hướng vượt lên hoặc những người cao hơn mình ở một phương diện nào đó thì người Việt có khuynh hướng nói xấu nhằm cào bằng họ xuống ngang hàng với mình, dìm người ta xuống vì không muốn họ hơn mình. Vì thế, cứ thấy ai hơn mình là tập trung vào “đánh hội đồng”. Chẳng thế mà Nguyễn Du đã thốt lên: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Vì sao chỉ nói xấu sau lưng?

Thừa nhận người Việt không muốn người khác hơn mình nên nói xấu, thế nhưng GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng, việc nói xấu ấy chỉ diễn ra sau lưng, nghĩa là người bị nói xấu không hề nghe được.

Lý giải điều này, ông Thêm cho rằng, đó là do văn hóa Việt là nền văn hóa trọng tình, trọng sự hòa hiếu nên thường tránh đối đầu trực tiếp. Nói xấu trước mặt, xúc phạm trực tiếp đến thể diện người khác sẽ khiến người ta “mất mặt”, gây thù chuốc oán là điều người Việt luôn né tránh. Vì vậy, việc nói xấu luôn chỉ diễn ra sau lưng để người bị nói xấu không nghe thấy, thay vì nói thẳng...”(ngưng trích)

Chữ nghĩa Bắc Hà có khác... hẳn là trong thời tang lễ Tướng Giáp, các ca dao ngoaì luồng xuất hiện nhiều hơn, nên sĩ phu Hà Nội liền xuất chiêu cho tạm êm mặt trận chữ nghĩa.

Có phải không?

Giời ạ, thử nói xấu một màn sau lưng nữa, để chứng minh lời GS Thêm rằng chỉ có người dân thấp cổ bé họng mới nói xấu quan quyền, cũng là ca dao:

“Bác Hồ nằm ở trong lăng,
Nhiều hôm bác bỗng nghiến răng, giật mình
Rằng giờ chúng nó linh tinh
Tuổi tên của mình chúng ném xuống ao
Ao nào thì có ra ao
Cái tròn cái méo, cái nào cũng sâu
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu
Dạ thưa tướng Giáp… lo khâu đặt vòng.”


Thôi nhé, bớt nói xấu sau lưng vài ngày đi nhé, để Tướng Giáp yên ổn... vì thật ra, đồng chí X mới cần nhiều ca dao như thế từ nhân dân mình.

Cũng có một điều rất khó xử: Tướng Giáp đi gần với dân tay lấm chân bùn, nên ca dao toàn chữ nghĩa nhà quê kiểu “cầm quần...” trong khi thực tế rất là, rất là và rất là khó để nói xấu Đồng chí X. vì Đồng chí vĩ đại này chỉ ưa chơi với chân dài, và họ tới voơi Đồng chí X. không mặc quần nào đề được cầm. Do vậy, muốn nói xấu sau lưng cũng khó tìm ra chữ.

May ra, để hỏi các đại gia chữ nghĩa ở Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.