Hôm nay,  

Có Lúc Cần Nghĩ Lại

8/3/201300:00:00(View: 6142)
Đúng là phải có lúc cần nghĩ lại... Đó là điều cần phải tự nhủ trong lòng đối với “bên thắng cuộc.”

Dĩ nhiên, “bên thua cuộc” là bó tay rồi. Vì truyền thống như ông bà mình nói, “Đươc làm vua, thua làm giặc.”

Giáo Sư Nguyễn Đình Chú của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa mới viết một bài tựa đề “Nghĩ về đời sống văn học hôm nay, đôi điều tôi muốn nói,” đăng ở mạng Viet Studies (viet-studies.info), phân tích nhiều vấn đề quan trọng đối với các quan điểm văn học VN qua các thời kỳ.

Bài viết rất dài, rất công phu, rất tâm huyết... Không rõ có phải Giáo sư Nguyễn Đình Chú lo ngại sắp có một đợt vùi dập văn học sắp tới? Hay chỉ thuần là giây phút nhìn lại để giữ một bài học cho tương lai?

Giáo sư viết, trong đó có những dòng như sau:

“...Thái độ, cách nói về văn học miền Nam trước 1975 cũng đã khác trước, không ít tác phẩm đã được tái bản và có người đọc trong khi những tác phẩm của miền Bắc trước 1975 hình như lại ít được tái bản hơn. Rồi nữa, văn học hải ngoại cũng được nhìn nhận thỏa đáng không như trước và một số tác phẩm cũng đã được lưu hành trong nước…Và điều này thì hơi trái khoáy. Đó đây đã xuất hiện ít nhiều khuynh hướng sám hối, tự phủ nhận. Ví như Chế Lan Viên trong tập Di cảo với các bài thơ Trừ đi, Dã tràng xe cát, Ai tôi, Bánh vẽ..,Nguyễn Khải với bút ký Đi tìm cái TôI đã mất… kể cả Tô Hải bên phía âm nhạc với Hồi ký của một thằng hèn… Đó đây cách nói về hai nhà lãnh đạo chủ chốt của văn nghệ nước nhà trong nhiều năm tháng là Trường Chinh và Tố Hữu cũng đã khác trước rất nhiều…Trong nghiên cứu và phê bình văn học, tính Đảng, tính khuynh hướng, vấn đề lập trường một thời là sinh mạng của người cầm bút nhưng dẫn đến không ít sự bất chấp muốn nói gì thì nói cũng đã ít nhiều nhường chỗ cho tính khách quan khoa học vốn bị cho là sản phẩm của tư sản phải từ bỏ. Hệ quy chiếu dựa theo học thuyết giai cấp đấu tranh và hình thái xã hội một cách sống sượng cũng đã ít nhiều nhường chỗ cho hệ quy chiếu lấy dân tộc nhân dân nhân bản làm gốc...

...Ở đây, một câu hỏi có thể đặt ra cho các nhà lãnh đạo văn học nghệ thuật hôm nay, liệu các vị có thể khôi phục lại được một tình hình văn học nghệ thuật êm ả đơn chiều trên đất nước mà được chấp nhận như ngày nào nữa không...”

Hình như Giáo sư Nguyễn Đình Chú còn muốn cảnh báo về một viễn ảnh đáng quan ngại. Viễn ảnh nào?

Êm ả đơn chiều? Văn học nghệ thuật cần êm ả đơn chiều? Nhưng đơn chiều nào?

Có chuyện gì đang xảy ar ở Hà Nội? Và đang xảy ra ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội? Có phải là về một bài luận văn Thạc sĩ?

Chỉ là những câu hỏi thôi, chợt nghĩ...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.