Hôm nay,  

Có Lúc Cần Nghĩ Lại

8/3/201300:00:00(View: 6141)
Đúng là phải có lúc cần nghĩ lại... Đó là điều cần phải tự nhủ trong lòng đối với “bên thắng cuộc.”

Dĩ nhiên, “bên thua cuộc” là bó tay rồi. Vì truyền thống như ông bà mình nói, “Đươc làm vua, thua làm giặc.”

Giáo Sư Nguyễn Đình Chú của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa mới viết một bài tựa đề “Nghĩ về đời sống văn học hôm nay, đôi điều tôi muốn nói,” đăng ở mạng Viet Studies (viet-studies.info), phân tích nhiều vấn đề quan trọng đối với các quan điểm văn học VN qua các thời kỳ.

Bài viết rất dài, rất công phu, rất tâm huyết... Không rõ có phải Giáo sư Nguyễn Đình Chú lo ngại sắp có một đợt vùi dập văn học sắp tới? Hay chỉ thuần là giây phút nhìn lại để giữ một bài học cho tương lai?

Giáo sư viết, trong đó có những dòng như sau:

“...Thái độ, cách nói về văn học miền Nam trước 1975 cũng đã khác trước, không ít tác phẩm đã được tái bản và có người đọc trong khi những tác phẩm của miền Bắc trước 1975 hình như lại ít được tái bản hơn. Rồi nữa, văn học hải ngoại cũng được nhìn nhận thỏa đáng không như trước và một số tác phẩm cũng đã được lưu hành trong nước…Và điều này thì hơi trái khoáy. Đó đây đã xuất hiện ít nhiều khuynh hướng sám hối, tự phủ nhận. Ví như Chế Lan Viên trong tập Di cảo với các bài thơ Trừ đi, Dã tràng xe cát, Ai tôi, Bánh vẽ..,Nguyễn Khải với bút ký Đi tìm cái TôI đã mất… kể cả Tô Hải bên phía âm nhạc với Hồi ký của một thằng hèn… Đó đây cách nói về hai nhà lãnh đạo chủ chốt của văn nghệ nước nhà trong nhiều năm tháng là Trường Chinh và Tố Hữu cũng đã khác trước rất nhiều…Trong nghiên cứu và phê bình văn học, tính Đảng, tính khuynh hướng, vấn đề lập trường một thời là sinh mạng của người cầm bút nhưng dẫn đến không ít sự bất chấp muốn nói gì thì nói cũng đã ít nhiều nhường chỗ cho tính khách quan khoa học vốn bị cho là sản phẩm của tư sản phải từ bỏ. Hệ quy chiếu dựa theo học thuyết giai cấp đấu tranh và hình thái xã hội một cách sống sượng cũng đã ít nhiều nhường chỗ cho hệ quy chiếu lấy dân tộc nhân dân nhân bản làm gốc...

...Ở đây, một câu hỏi có thể đặt ra cho các nhà lãnh đạo văn học nghệ thuật hôm nay, liệu các vị có thể khôi phục lại được một tình hình văn học nghệ thuật êm ả đơn chiều trên đất nước mà được chấp nhận như ngày nào nữa không...”

Hình như Giáo sư Nguyễn Đình Chú còn muốn cảnh báo về một viễn ảnh đáng quan ngại. Viễn ảnh nào?

Êm ả đơn chiều? Văn học nghệ thuật cần êm ả đơn chiều? Nhưng đơn chiều nào?

Có chuyện gì đang xảy ar ở Hà Nội? Và đang xảy ra ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội? Có phải là về một bài luận văn Thạc sĩ?

Chỉ là những câu hỏi thôi, chợt nghĩ...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.