Hôm nay,  

Chuyên Gia Quế Miền Trung

23/03/200100:00:00(Xem: 4625)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, từ tháng 2 đến tháng 4 Âm lịch hàng năm là thời điểm sôi động của dân buôn quế vì quế đang bước vào vụ khai thác lớn nhất trong năm, vụ tiên. Các nhà buôn tranh nhau gom hàng, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, điện thoại dáo dác ra Yên Bái, vào Trà Bồng, lên Phước Sơn...Ai cũng vội vàng vì quế càng lúc càng ít, quế già tuổi đã thành quý hiếm, không nhanh tay mua thì xem như năm đó ngồi chơi. Ngoài chuyện khan hiếm còn có một nguyên do khác khiến các nhà buôn, đặc biệt là các công ty kinh doanh, phải vội vàng là làm sao lôi cuốn được người sành quế để họ chọn mua quế cho công ty mình mà những người như thế lại khan hiếm hơn cả quế. Thiếu những chuyên gia quế (dân trong nghề gọi là thầy quế) thì nhà buôn dễ có nguy cơ lỗ nặng.

Nói về các chuyên gia quế, báo quốc nội cho biết: năm 1992 thị xã Tam Kỳ từng có 24 nhà buôn quế cỡ lớn, trong đó không ít người vốn liếng vài tỉ đồng, nhưng nay chỉ còn ba người. Hàng loạt người thất bại, thua lỗ có người phải bán nhà trả nợ. Nhiều nhà buôn sau khi trải qua những phen lao đao với quế đã phải ngậm ngùi nói rằng: không có món nông sản nào khó buôn như quế. Khó không phải vì vốn mà phải có con mắt để nhìn ra quế.

Cũng theo báo quốc nội, tại Quảng Nam bây giờ có ba nhà buôn quế hàng đầu đều cư ngụ tại thị xã Tam Kỳ là bà Năm Quyền, ông Trần Xuân Sanh và ông Tiên Bông. Họ là những thầy quế trụ lại sau những thịnh suy của nghề buôn quế 20 năm qua. Những hạt gạo trên sàn ấy đã nếm đủ mùi thắng bại. Lỗ chỉ một năm mà mất vài ba trăm triệu, lãi chỉ một vụ mà được những năm, bảy trăm triệu. Hiện nay họ thuộc những người hiếm hoi khá lên từ nghề buôn quế. Và dù chỉ là những hộ buôn bán tư nhân nhưng trong danh bạ điện thoại của họ có hàng loạt địa chỉ khách hàng nước ngoài. Những nhà buôn quế Đài Loan vẫn thường ra vào nhà họ. Họ không chỉ biết sở thích của từng khách hàng nước ngoài mà còn rành rọt cả những người phụ tá, phiên dịch, thậm chí cả những cô bồ của các ông khách ấy. Tuy nhiên, đó cũng chẳng có gì lạ khi kinh doanh hàng xuất cảng. Cái lạ của họ, cái khiến họ hơn những người cùng nghề khác chính là con mắt quế.

Báo quốc nội phân tích rằng những người buôn bán quế vài ba năm tinh nhanh lắm thì chỉ phân biệt được quế khô. Những người muốn giàu thì phải đưa quế tươi. Quế càng tươi càng khó phân biệt chất lượng, càng kén người mua. Đây là các chỗ thầy quế thể hiện cái hơn người. Gọi là quế nhưng thật ra có nhiều loại, nào là quế kẹp, quế ống, quế vụn, quế dát, quế chi. Mỗi loại lại được đưa ra nhiều hạng. Thống kê đầy đủ phải có đến 15 loại quế khác nhau trong mặt hàng quế. Mỗi loại, mỗi hạng khác nhau về độ dày, độ dầu dẫn đến khác nhau ở giá trị thương mại. Từ quế hạng nhất đến quế hạng 15 giá chênh nhau 100 lần. Ngay cùng một loại như quế kẹp loại một là 450,000 đồng/kg nhưng loại bốn chỉ có 60,000 đồng, rồi quế phía nam đắt hơn quế phía Bắc, thậm chí cũng là quế Nam nhưng quế vùng này khác với quế vùng kia.

Bạn,
Báo quốc nội phân thích thêm rằng giá trị của quế tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu trong quế, cao nhất là 60-70%. Hạng quế càng thấp thì tỷ lệ tinh dầu càng nhỏ. Khi mua quế để xác định tỷ lệ này chỉ có đôi mắt của những thầy quế. Họ chỉ cần nhìn da quế là biết đích xác quế đó loại gì, hạng gì, quế Bắc hay quế Nam, sống ở vùng nào, thậm chí ở xã nào. Tuy nhiên, để mô tả một cách cụ thể da từng loại quế như thế nào thì mỗi thầy quế nói một cách, theo cảm tính riêng. Chính vì không có cách gì để xác định cụ thể từng loại quế, cũng có thể do các thầy dấu nghề nên việc buôn quế mới kén người như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.