Hôm nay,  

Gánh Rau Của 1 Người Mẹ

24/03/200100:00:00(Xem: 4626)
Bạn,
Người mẹ được nhắc trong thư này hiện cư ngụ tại xã Hải Thái ở phía Tây Gio Linh, một huyện ở phía Nam sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị. Đó là một người mẹ nghèo đã vượt qua mọi khắc nghiệt nhất của cuộc sống, hàng ngày gánh rau ra chợ bán, chắt chiu từng đồng tiền lời, tần tảo nuôi ba đứa con ăn học từ tiểu học lên đến đại học. Gánh rau của người mẹ mỗi ngày mỗi nặng thêm khi cả 3 người con ngồi ghế giảng đường, khoác áo sinh viên. Chuyện về bà mẹ Gio Linh này được báo Thanh Niên ghi lại như sau.

Ở miền Tây huyện Gio Linh, Quảng Trị, nhắc đến gia đình bà Nguyễn Thị Tương thì ai cũng cảm phục. Một viên chức ở xã Hải Thái nói: Bà Tương một mình bán rau liệt (nhiều nơi gọi là xà lách xoong), mà lại nuôi 3 đưa con ăn học, đứa nào cũng xuất sắc nhất tỉnh, được tuyển thẳng vào đại học. Khi phóng viên đến nhà bà Nguyễn Thị Tương ở đội 1 xã Hải Thái, huyện Gio Linh vừa lúc bà quay về để gánh thêm rau ra chợ. Ông Trần Văn Tân, chồng bà, nguyên là công nhân đã nghỉ hưu vì mất sức, nói với phóng viên: “Vì lo cho đàn con ăn học, vợ tôi không biết nghỉ ngơi, cả đời đi chân đất, mấy khi có được đôi dép đàng hoàng.” Trước đây, vợ chồng bà Tương làm việc ở Nông trường Cồn Tiên, nhưng sau đó bà xin thôi việc. Bà Tương giải thích: Khi cây cao su còn nhỏ thì dưới luống còn trồng được hoa màu, nhưng khi nó ghép tán thì chịu, trong khi lương hai vợ chồng ba cọc ba đồng nên không bảo đảm cuộc sống nuôi đàn con ăn học. Bà quyết định làm thêm nghề nuôi rau liệt. Những gánh rau đầu tiên đều bị lỗ, vì mua đắt bán rẻ, mua tươi bán héo, lần mò mãi mà mới rút ra được kinh nghiệm. Ngồi bên ấm nước chè xanh, bà tâm sự: “Ngay từ khi hai đứa con đầu Trần Đăng Toàn và Trần Thị Minh Khang còn hái củi, cuốc đất cao su, bà đã tính chuyện nuôi con học đại học.” Thương mẹ tần tảo sớm hôm, các con bà quyết chí học hành và là học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm học. Cả ba đưa con của bà đứa nào lên cấp 3 (lớp 10-12) cũng thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh Quảng Trị. Mặc dù con học xa nhà đến 25 cây số nhưng cứ cách nhau hai ngày là hai ông bà đèo nhau bằng xe đạp đi thăm con, khuyến khích con học hành. Bà Tương kể: Nhiều lúc vợ chồng tôi tới 2 giờ sáng mới đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi lại phải chuẩn bị cho kịp phiên chợ sáng.

Nhiều đêm ngồi dưới ánh đèn, hai ông bà ngồi tính chuyện nuôi con ăn học. Mỗi đứa học đại học phải mất 5 năm, mỗi năm tiết kiệm lắm cũng mất 4 triệu đồng. Để nuôi 3 đứa con tốt nghiệp đại học phải tốn khoảng 60 triệu đồng, nhưng gánh rau liệt giá chỉ có 30 ngàn đồng thì biết đến khi nào có được khoản tiền ấy. Những đêm nằm ngủ, gánh rau liệt đi thẳng vào giấc mơ của bà. “Hôm nay lãi được 15 ngàn, hôm qua 20 ngàn, ngày mai bán con lợn mẹ sẽ gửi tiền cho các con.” Khi tỉnh giấc thì đã 4 giờ sáng, thế là bà phải chuẩn bị lội bộ 2 cây số để lấy rau về cho kịp phiên chợ sáng. Thương người phụ nữ tần tảo sớm hôm, khách hàng lấy rau bỏ mối cho bà, có ngày bà bán đến 5 gánh.

Bạn,
Cũng theo báo TN, một ngày đầu tháng 7/1997, lần đầu tiên công lao của bà Tương được đền đáp khi nhìn thấy đứa con đầu cầm trên tay giấy báo tuyển thẳng vào đại học Bách Khoa Sài Gòn. Hai năm sau, đứa con gái cũng được tuyển thẳng vào Học viện Bưu chính-viễn thông. Tiếp đến đứa con thứ ba được tuyển thẳng vào trường PTTH chuyên của tỉnh. Đến đây, niềm vui và nỗi lo ngày đè nặng lên đôi vai bà Tương. Bà nói: “Khổ lắm, hai vợ chồng phải thắt lưng buộc bụng lắm mới đủ tiền cho con ăn học”. Mỗi tháng bà lên Bưu điện gửi tiền cho mấy đứa con ít nhất cũng 900 ngàn đồng. Nhìn bà, mấy cô nhân viên Bưu điện Gio Linh phải chặc lưỡi cảm phục người mẹ nuôi con vào đại học với gánh rau đè nặng vai gầy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.