Hôm nay,  

Những Nhà Thầu Liều Lĩnh

02/10/200000:00:00(Xem: 5159)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, chưa bao giờ việc đấu thầu xây dựng các công trình điện lại khốc liệt như lúc này, các công ty đã tranh nhau bỏ giá thấp để mong được trúng thầu. Và khi đã thắng đầu thầu, các công ty này biết rằng lãi là khó nhưng phải chống lỗ để có việc làm. Nhiều công ty đã bỏ giá thầu thấp hơn giá gọi thầu đến gần 50%, do đó khi tiến hành công trình, các nhà thầu liều lĩnh này đã phải tính lại bài toán mua sắm vật liệu xây cất và tiền thuê nhân công, từ đó xảy ra tình trạng nhiều công trình đã bị “sự cố” khi chưa đưa vào sử dụng. Sau đây là một số trường hợp phá giá để được thầu theo ghi nhận của báo SGGP.

Trong 18 công trình thuộc đợt mở thầu bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản của Công ty Điện lực Thành phố hồi tháng 7/2000, nhiều nhà thầu đã thắng thầu với giá không thể tưởng tượng nổi. Như công trình 7 lộ ra của trạm ngắt Nguyễn Hoàng, giá gói thầu là 918 triệu đồng (số tròn) thì một đơn vị dự thầu dám bỏ giá 493 triệu. Chưa ăn thua gì. Gói thầu hoàn thiện lưới hạ thế ở Tân Bình có giá 297 triệu thì Công ty Rạng Đông bỏ giá 158 triệu. Và khó tưởng tượng, gói thầu trị giá 2,9 tỷ đồng, Công ty Rạng Đông trúng thầu với giá “kỷ lục”: 1,7 tỷ, chỉ bằng 60% giá gọi thầu! Sau này, trong lần gặp gỡ ông Huỳnh Cao Phượng, Giám đốc Rạng Đông, ông nói: “Thú thật, giá như vậy là lỗ cầm chắc. Nhưng chẳng thà chịu lỗ một, hai công trình còn hơn cho anh em thất nghiệp”.

Cũng theo báo quốc nội, nếu 10 năm trước, số công ty chuyên ngành xây dựng công trình điện chỉ đếm trên hai bàn tay, giờ con số này lên đến hàng vài ba chục và thị trường bước vào hồi cạnh tranh quyết liệt, gay cấn. Báo quốc nội đã nêu câu hỏi: bỏ giá thấp để phá giá hay là chiêu giảm giá cạnh tranh" Phân tích về hiện tượng này, báo quốc nội viết: Một nguyên nhân mà ai cũng cùng chung nhận xét là khối lượng công trình hiện nay không nhiều, các nhà thầu phải tranh nhau công trình để “có tiền nuôi quân, nếu lỗ thì lỗ chút đỉnh, còn hơn không cơm mà chẳng cháo”. Nhiều giám đốc nói thật: “Nếu không nhận thầu thì chết ngay. Nhận thầu mà lỗ thì chết từ từ. Tôi chọn cái chết từ từ.” Có giám đốc lạc quan hơn: “Công trình này lỗ thì chờ kiếm công trình khác đắp lại”. Người theo hướng “lạc quan”, kẻ chịu chết từ từ, chỉ có những nhà thầu kinh nghiệm thì than trời.

Bạn,
Với cách thầu quá liều lĩnh như thế, thì hậu quả là chuyện nhãn tiền. Báo SGGP cho biết có nhiều đơn vị trúng thầu rồi thực hiện công trình xây dựng lưới điện bằng vốn của Ngân hàng Thế giới đã làm “trây” ra đến độ nhiều điện lực khu vực phải nhức đầu nghe dân trách cứ do việc hồi phục trễ nguồn điện. Một phó giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn than với phóng viên: Nhiều đơn vị trúng thầu nhưng tổ chức thi công kém và những thiệt hại do những đơn vị này gây ra thì không tính được, như việc hồi phục điện trễ ảnh hưởng đến sản xuất-sinh hoạt hay kéo dài thời gian thi hành công trình. Chưa kể, có nhà thầu đối phó với tình trạng lỗ lã bằng cách thuê mướn đội quân không tay nghề từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào để xây cất công trình. Cơm, nhà thầu nuôi nhưng lương thì nhà thầu gởi thẳng về gia đình người lao động với giá khá bèo. Người lao động không làm hoặc làm kém, có nghĩa là đồng lương mà người thân họ nhận được càng “hẻo” hơn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.