Hôm nay,  

Khi Vợ Là “tư Lệnh”

03/10/200000:00:00(Xem: 4723)
Bạn,
Theo tường thuật của báo Phụ Nữ, trong một cuộc tọa đàm về chống bạo hành trong gia đình tổ chức tại Sài Gòn, một vị cao niên đã dè dặt phát biểu: “Phụ nữ mà bị bạo hành thì dễ nhận thấy và can thiệp, chứ cánh đàn ông chúng tôi bị “bạo hành” thì khó phát hiện lắm. Ai lại dám đi khoe vợ bị lấn lướt, cầm quyền.” Thế rồi ông kể cho mọi người nghe hai chuyện điển hình mà ông là chứng nhân.

Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại gia đình anh T.Đ, quản đốc một phân xưởng sản xuất giày. Trong suốt 15 năm trời từ khi lấy vợ, anh T.Đ như sống trong chế độ mẫu hệ, con cái học cái này, mua cái kia, đi chỗ nọ đều hỏi mẹ. Có khi người chồng đã đồng ý cho con làm một điều gì đó, nhưng chúng bảo mẹ chưa có ý kiến, coi chừng bị la. Người chồng cũng buồn nhưng nghĩ con còn nhỏ, chưa hiểu gì nên bỏ qua. Thế nhưng người vợ lại tỏ ra hãnh diện, tự hào khi thấy mình chưa có ý kiến gì thì cả cha lẫn con không dám tự tiện làm gì. Nỗi buồn này trút vào các đồ nhậu, biết tỏ cùng ai. Mới đây, suốt cả nhà anh T.Đ, vui vẻ vì anh chị của cô vợ từ Pháp về thăm nhà, rồi tiệc tùng, du lịch. Nhưng sau khi anh chị cô vợ về Pháp, giữa vợ chồng anh T.Đ đã xảy ra chiến tranh lạnh triền miên. Anh chồng mặt mày ủ dột, tâm tình với một người quen: Công việc ở công ty cuối năm ngập đầu, mọi người phải tăng ca. Vậy mà cứ đòi mình xin nghỉ phép để dắt anh chị, con cháu của bả đi chơi, đi xuyên Việt. Tôi từ chối vì công việc không thể bỏ, thì bả trừng mắt nói ngay: Anh chị tôi lâu năm mới về thăm, anh làm cái chức gì mà không dám nghỉ" Anh không còn coi tôi ra cái gì hả" Không sao, chẳng mất của anh một xu. Tôi cần sự có mặt của anh để khi về lại bên ấy, anh chị tôi không trách thằng em rể sao lại quá hờ hững.

Chuyện thứ hai xảy ra tại một gia đình mà người kể gọi là thím Năm. Bà thím Năm này luôn luôn rất tự hào về cô con gái đầu lòng của mình. Bà thím này luôn lấy đó làm gương cho những đứa con sau: Bây lấy chồng phải học theo chị Hai. Phải biết nắm đầu chồng như nó mới được. Người ngoài nhìn vào vừa vị nể, vừa có thể muốn làm gì thì làm, giúp ai thì giúp, chồng biết đâu mà nói. Theo người kể chuyện, thì chồng của bé Hai (con gái của bà thím) không nhu nhược như vậy, nhưng thấy vợ giỏi giang trong buôn bán cũng như tề gia nội trợ, nên tin tưởng giao hết mọi việc cho vợ. Từ đó bé Hai như thấy mình như vị tướng giữa trận mạc, luôn nghĩ rằng việc nào không có tay cô nhúng vào thì không xong và rồi tự quyết định hết thảy. Người chồng trong những năm đầu có người vợ đảm đang thì thấy khỏe ra. Nhưng cảm giác mình cũng nghe lệnh như con, dần dần làm anh khó chịu. Bực mình, anh trao đổi với vợ, thì cô ấy sửng cồ mắng át đi: Biết gì mà nói, thời nay nam nữ bình quyền, ai giỏi người nấy lo, người ấy quyết định. Vốn không thích to tiếng, anh chồng đành nhịn để giữ hòa khí. Nhưng có ai động đến nỗi đau thì anh ấy thở dài: Đó là bà nội tôi, chứ vợ gì! Có lần cô em ruột sinh nằm ở bệnh viện, anh đến thăm, thấy em gái đang thất nghiệp, bèn thanh toán luôn tiền lệ phí bệnh viện. Cô em mừng khoe với chị dâu, không ngờ gây đại họa cho ông anh. Suốt cả một tuần trời, cô vợ cứ dằn vặt ông chồng, không phải vì tiếc mấy trăm ngàn đồng mà tức chồng, cô nói: Anh coi tôi như người giúp việc, không thèm hỏi ý kiến. Hay anh muốn chứng tỏ cho em anh thấy, chị dâu nó chẳng là cái đinh gì đối với anh.

Bạn,
Một số nhà tâm lý đưa ra nhận định: các ông chồng không phải là không thích nghe lời vợ. Nhưng họ ghét bị vợ ra lệnh, buộc tội, quở trách, nhất là trước mặt người ngoài. Đối với các ông chồng, đó là sự phát sinh kỳ quặc ở người vợ dịu dàng, dễ thương mà họ đã cưới hỏi. Và khi người vợ là “tư lệnh” thì sóng gió sẽ xảy ra.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.