Hôm nay,  

Tuyệt Vời Thi Ca

25/02/201300:00:00(Xem: 3812)
Bạn thân,
Có ai đã từng bảo rằng dân tộc mình vốn ưa thích thi ca. Hẳn là không hoàn toàn đúng đâu, vì nếu thế, nhà thơ hẳn là có thể tự lực tự cường về mặt tài chánh bằng những dòng thơ của họ.

Nhưng ai cũng biết rồi đó, mấy ai mà sống nổi bằng thơ.

Riêng với một nhà thơ Huế, thi ca chính là nguồn cảm hứng trong 40 năm sống bằng nghề đạp xích lô.

Báo Dân Việt gọi đó là “Ông già nghèo và thơ xích lô.” Hình ảnh tuyệt vời của nhà thơ được tóm lược như sau:

“Gần 40 năm vắt sức kiếm sống bằng nghề đạp xích lô cũng là quãng thời gian ông miệt mài với thơ. Thơ không trực tiếp mang lại cho ông cơm áo nhưng không có thơ, ông không đủ sức để bền bỉ với mưu sinh thường nhật.

Ở Huế, người ta quen gọi ông là Mẫn Xích Lô - bút danh quen thuộc của ông trên nhiều tờ báo, tạp chí. Ông cũng thường dùng bút danh ấy xưng với người đối diện bằng giọng nhỏ nhẹ. Tên đầy đủ của ông là Phạm Hữu Mẫn (60 tuổi), quê ở thôn Địa Linh, xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế...

...Làm trưởng thôn không bao lâu thì ông nghỉ việc vì bức xúc trước những việc làm trái khoáy của chính quyền xã. Rồi ông dự thi và trúng tuyển vào công nhân đường sắt. Nhưng vì bản tính thẳng thắn, hay phản ứng lại những việc làm chướng tai gai mắt nên ông bị gây khó dễ. Sau một thời gian ngắn làm công nhân đường sắt, ông bỏ việc về quê làm thuê kiếm sống rồi lấy vợ. Khi những người con lần lượt chào đời, nỗi lo cơm áo càng đè nặng lên vai ông.

Sau nhiều năm làm đủ thứ nghề nhưng không đủ sống, ông Mẫn chuyển sang nghề đạp xích lô...

“Đôi ta hai bánh xích lô/ lăn tròn/ lăn tròn/ mặt đường cơm áo”... Ông mở đầu câu chuyện về nghiệp thơ của mình bằng những vần thơ gần như lột tả hết cuộc mưu sinh nhọc nhằn thường nhật. Gần 40 năm qua, hàng ngày ông vắt sức đạp xích lô, vợ ông- bà Bùi Thị Tường Vy- tảo tần chạy chợ nhưng cuộc sống luôn túng quẫn...

...Hoàn cảnh khổ cực nên ông tìm cho mình một cõi thơ riêng với chủ đề chính là chuyện cơm áo rất thật của đời thường. Nói về cơm áo, về cuộc mưu sinh nhọc nhằn nhưng thơ của ông không bi quan, chua xót mà rất ấm áp bởi những cảm xúc yêu thương. Trong nỗi cay đắng nghiệt ngã của thân phận, trong sự cực nhọc áo cơm, ông đã tìm thấy những cảm xúc ngọt ngào.

Bên cạnh phần lớn bài thơ nói về cuộc mưu sinh, nhiều bài thơ của ông cảm xúc đã thoát ra ngoài chuyện cơm áo gạo tiền. Trong số đó phải kể đến bài “Chim sâu nhỏ” đầy lãng mạn: “Em là chim sâu nhỏ/ hồn nhiên hót xuống đời/ vô tình anh biết được/ bẻ ná đứng nhìn chơi”. Rồi nhiều bài thơ ông viết về người bạn đời quanh năm tảo tần cũng đượm chất trữ tình. Nếu không có một tâm hồn giàu xúc cảm, một ông đạp xích lô sẽ không thể nào viết được những vần thơ về vợ mình như thế này: “Em ngược xuôi Chương Dương chợ cá/ anh gò lưng xe phố thị Đông Ba/ ngõ ngách nào rồi cũng nhớ thương/em hiền dịu như dòng xanh/ quyến rũ/ thương con lặn lội đò sông/ thương anh em chịu đèo bồng cùng thơ”...

“Gần 40 năm kiếm sống bằng nghề lao động nặng nhọc, cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nếu không có thơ thì Mẫn Xích Lô này gục ngã từ lâu rồi”- ông giãi bày khi tôi hỏi thơ mang lại cho ông điều gì. Ông kể, những lúc đạp xích lô chở hàng hay ngồi trần mình giữa mưa rét chờ khách kêu, ông đều làm thơ và ngâm thơ của mình khiến cơ thể không còn cảm giác rét nữa. Nói đoạn, ông ngâm 2 câu thơ trong bài “Em và con” của mình cho tôi nghe như để khẳng định thêm điều vừa nói: “Với tôi thơ là hạnh phúc/ Dẫu biết rồi mai về không”.

Tuyệt vời là thi ca. Tuyệt vời là bác Mẫn Xích Lô.

Tại sao Hội Nhà Văn Huế không có chỗ cho nhà thơ này? Tại sao các hội văn học nghệ thuật tại VN chưa giúp in thơ cho nhà thơ này?

Cuộc đời như thế, hẳn là đẹp hơn nhiều so với những dòng thơ dua nịnh quan chức và thánh thần vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.