Hôm nay,  

Tết Ta Hay Tết Tây?

1/15/201300:00:00(View: 4968)
Bạn thân,
Khi chúng ta viết những dòng này, Tết Tây đã trôi qua cả hai tuần lễ, và Tết Ta còn vài tuần nữa là tới. Chúng ta với tình bạn nhiều thập niên thực sự đã trật nhịp với thời gian, không gian... và nối kết bây giờ may ra chỉ còn vài nhịp cầu, trong đó Tết Ta là một.

Có cần xóa sổ Tết Ta hay không? Hình như đã có một số người kêu gọi như thế. Và thực sự, nếu xóa sổ, tất sẽ tiện nghi nhiều chứ... nhưng cũng sẽ có nhiều kỷ niệm nhạt phai dần thôi. Biết sao bây giờ, nếu cả nước cần phải quên đi...

Thí dụ, Tết Quang Trung rất mực hào hùng sẽ không còn ý nghĩa gì bao nhiêu và sẽ trở nên rất mực khó hiểu cho thế hệ sau nếu chúng ta xóa sổ Tết Ta. Và thí dụ, Tết Mậu Thân một thời đau đớn cũng sẽ trôi vào quên lãng ở tốc độ nhanh hơn, khi cùng ta cùng đồng ý xóa sổ Tết Ta.

Và thí dụ nữa, nối kết giữa Việt Kiều và thân nhân trong nước cũng phần lớn từ sợi dây kỷ niệm về Tết, và những ngày hẹn về thăm quê trong mùa đầu năm âm lịch... sẽ nhạt dần thêm nữa khi dứt tình với Tết Ta.

Nhà nghiên cứu Hoài Hương trên báo Tuần Việt Nam đã phân tích, và nói rằng nếu Tết âm lịch trở thành di sản văn hóa... Quả nhiên, một giả định có thể sẽ biến đổi những suy nghĩ về ngày Tết âm lịch rất mực tuyệt vời naỳ.

Bài viết có đoạn:

“...Năm nay ngày nghỉ Tết ta- tết Nguyên Đán, chính thức được thông báo kéo dài đến chín ngày, kéo theo không ít những tiếng thở dài vì tiếc thời gian và nhiều thứ khác nữa sắp sửa bị lãng phí, không chỉ là chín ngày như quy định...

Để chuẩn bị phần "thực"- ăn, cho "ba ngày Tết" thì riêng khối lượng thực phẩm dồn vào mấy ngày này đã là một khối lượng khổng lồ. Nhất là với người nghèo. Có thể nói là gần như bằng số lượng dành cho cả một năm. Để rồi sau Tết, nhiều hệ lụy phần "hậu" của chuyện ăn uống xảy ra. Một sự lãng phí quá lớn khó tính thành con số cụ thể.

Mà chuyện này thì Tết nào cũng được nhắc đi nhắc lại đến thành chuyên mục phải có trong truyền thông dịp Tết. Đố có tờ báo Xuân nào không nhắc đến chuyên ăn uống và thực phẩm "ba ngày Tết".

Quả thực là sự lãng phí khổng lồ. Cộng tất cả những thời gian mọi người tiêu tốn vào những cuộc du xuân hết chỗ nọ đến chỗ kia, quả thực chẳng có con số thống kê nào tính đủ. Kéo theo công việc bê trễ, mọi việc bị đình trệ, hiệu quả công việc thấp, thậm chí gây thiệt hại nghiêm trọng...

Ngoài ra Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc với nhiều phong tục tập quán riêng biệt. Họ cũng có những ngày Tết của riêng họ. Như người Kh'Mer có tết Chon Chnam Thmay vào tháng 10, hay những tộc người Thái- Tày- Dao- H'Mong... ở vùng Tây Bắc, họ ăn Tết ngay sau mùa gặt (Tết cơm mới).

Hay người Hoa ngoài Tết ta theo phong tục Việt, họ có tết của ngườ Hoa theo lịch Trung Hoa... Còn Tết ta thật sự cũng là một phong tục "nguyên gốc" của cư dân châu thổ sông Hồng, chủ yếu là người Việt- Mường...”

Giời ạ, nhờ Tết mới thêm tiền cho người gói bánh, cho ký giả làm báo Xuân, cho công nhân tiền thưởng Tết... Mất đi đồng nào là uổng đồng đó nhé...

Nhưng giả sử biến Tết Ta thành di sản văn hóa LHQ, các lễ hội Tết Ta có biến thành lễ hội du lịch nổi không? Ai biết?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.