Hôm nay,  

Chiếm Đất Nông Dân

02/11/201200:00:00(Xem: 5443)
Bạn thân,
Người nông dân trước giờ được ca ngợi là chỗ dựa của đảng và nhà nước CSVN, nhưng bây giờ thì hết rồi. Bất kể rằng, nông dân thời nào cũng muốn bình yên, vì muốn lo chuyện cơm no, áo ấm là đủ.

Lý do đời khó bình yên, chỉ vì ruộng đất đã bị quan chức chiếm dụng quá nhiều, lấy cớ rằng ruộng đất là sở hữu tập thể -- có nghĩa là, không người nông dân nào có quyền trên đất hết.

Chuyện này để nghe một nông dân kể: Tác giả Hoàng Kim từ Đồng Tháp đã có bài đăng trên mạng Boxitvn kể về nỗi đau của người nông dân.

Khởi đầu là lời kêu trời: Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”!

Nội dung đơn giản là: “Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?”

Bài báo trích vài đoạn như sau:

“Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, kể từ khi luật đất đai năm 2003 bắt đầu có hiệu lực, đã có gần 1 triệu lượt đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong số này số lượng các vụ khiếu nại tố cáo đúng, hoặc có đúng có sai chiếm tỷ lệ gần 50%. Cũng có nghĩa là 10 năm qua, trong lĩnh vực đất đai đã có xấp xỉ gần 500.000 sai phạm của các cấp chính quyền.

Những con số thống kê cho thấy, luật đất đai 2003 đang tồn tại nhiều bất cập. Đó cũng chính là nguyên nhân của tình trạng lạm quyền và hoặc tham nhũng của cán bộ, thiệt thòi và bức xúc của nhân dân.


10 năm thực hiện luật đất đai 2003 cho thấy: Những công trình mà người dân mất đất chịu nhiều thiệt thòi nhất lại thường là những công trình do nhà nước đứng ra thu hồi đất. Có thực tế, đất đai mặc dù ở cùng một khu vực nhưng có thể được các địa phương định giá đền bù quá chênh lệch.

Bên cạnh đó, người dân trong cùng một địa phương, nhưng nếu nhà nước thu hồi đất thì giá đền bù có thể thấp hơn nhiều so với việc được chủ đầu tư tự thỏa thuận. Thậm chí trong cùng một dự án, ở cùng một địa phương, nhưng vẫn lại có thể có sự chênh lệch về giá đền bù khác nhau do sự khác biệt về thời điểm thu hồi đất và cách vận dụng văn bản quy phạm pháp luật” – Đài Truyền hình Việt Nam cho biết.

Trong vòng 10 năm bắt đầu phát triển, cán bộ đảng viên đã gây oan ức, đau khổ cho 500.000 gia đình nông dân, nếu tính mỗi gia đình nông dân có 4 người, thì có 2 triệu con người bị cán bộ, đảng viên đưa vào vòng oan ức, khiến cho 2 triệu con người đau khổ triền miên vì tài sản lớn duy nhất của mình bị tước đoạt bất chính là cả một tội ác.

10 năm tới con số sẽ là bao nhiêu triệu gia đình nông dân bị oan khuất...” (Toàn văn bài phân tích này ở http://boxitvn.blogspot.com)

Hãy suy nghĩ thế này: Nông dân mất ruộng, thế rồi đất nước về đâu? Rồi thế hệ con cháu của nông dân ra sao?

Hãy nghĩ kỹ, có phải chính sách này đã phá hoại dân tộc?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.