Hôm nay,  

Nghề Gốm Bàu Trúc

18/07/201200:00:00(Xem: 7635)
Bạn thân,
Gốm Việt Nam trước giờ nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng. Có lẽ một yếu tố làm cho gốm Bát Tràng được biết nhiều là nhờ vị trí điạ lý thuận lợi, nằm ngay ở Gia Lâm, Hà Nội – nghĩa là bên bờ thủ đô, và do vậy được các phóng viên báo chí viết nhiều. Nhưng như thế không có nghĩa là gốm Việt Nam mình chỉ duy có gốm Bát Tràng.

Bởi vì nói ở Miền Bắc, vẫn được nhiều người biết là gốm Chu Đậu. Thiệt thòi của làng gốm này là nằm ở tỉnh Hải Dương, kể như khá xa các trung tâm báo chí, do vậy năm thì mười họa mới thấy bài viết về gốm Chu Đậu. Nhưng tuổi làng gốm Chu Đậu lão làng hơn: ước tính là đã hình thành từ thế kỷ 13, trong khi gốm Bát Tràng có thể chỉ khai sinh sau đó, có thể là thế kỷ 14.

Nhưng miệt phương Nam không thể không nói tới làng gốm Bình Dương, với hàng trăm lò gốm đa số là người Việt gốc Hoa. Xưa cổ tất nhiên không thể bằng các làng gốm phương Bắc, nhưng tính nghệ thuật vẫn có những nét riêng.

Thiệt thòi nhất về mặt tiếng tăm là làng gốm Bàu Trúc. Lý do vì nơi này xa các đô hội. Trong khi làng gốm Bát Tràng nằm ngay ngoaị thành Hà Nội, làng gốm Chu Đậu nằm ở tỉnh Hiả Dương, cũng là gần thủ đô, và làng gốm Bình Dương nằm gần Sài Gòn, thủ đô kinh tế tài chánh cuả VN... thì làng gốm Bàu Trúc nằm tận huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Xa ơi là xa, cho nên, lâu lâu mới thấy một bài trên báo về làng gốm này. Nhưng độc đáo là, gốm này mang đặc chất văn hóa của người Chăm, một sắc tộc mà sử Việt thường gọi là người Chiêm Thành.

Bây giờ, gốm Bàu Trúc đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia, theo bản tin báo Người Lao Động hôm Thứ Hai 16/07/2012.

Bản tin này viết:

“Ngày 16-7, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) lập thủ tục về nghề làm gốm của người Chăm ở thôn Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) gửi bộ chủ quản trình UNESCO xét duyệt, đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại”.

Tiến sĩ Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, cho biết nghề làm gốm Bàu Trúc vừa được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục 12 di sản phi vật thể quốc gia.

Bàu Trúc là làng gốm Chăm truyền thống cổ xưa nhất Đông Nam Á với hơn 100 năm tồn tại và lưu truyền. Những nghệ nhân ở đây chế tác gốm theo phương pháp thủ công, mang đậm nét văn hóa cổ nhưng thể hiện tính nghệ thuật cao. Gốm Bàu Trúc có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và đã xuất sang Nhật, Pháp, Đức…”

Chúng ta rồi không biết làng gốm thủ công này có thể sống thọ nổi trong thời toàn cầu hóa, khi phảỉ cạnh tranh với gốm toàn cầu hay không. Chúng ta cũng không thể biết gốm Bàu Trúc có thể đương cự nổi khuynh hướng tiêu thụ mới khi phải cạnh tranh với hàng nhựa siêu thị hay không.

Hay là chỉ có thể tập trung riêng vào tính nghệ thuật Chăm, và sẽ chào thua các mặt hàng gốm gia dụng...

Và sẽ rất là bùi ngùi nếu có một mảng văn hóa nào của nhân loại biến mất. Huống gì, đây là nghệ thuật của một sắc tộc mà dân tộc Kinh đã từng mang nợ rất nhiều, kể cả nợ tình khi nàng Huyền Trân Công Chúa xuôi Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.