Hôm nay,  

Văn Hóa Dân Tộc...

7/19/201200:00:00(View: 7841)
Bạn thân,
Trong thời toàn cầu hóa, không chỉ kinh tế bị tác động lớn, cả lợi và hại, mà văn hóa cũng thế. Do vậy, bản sắc dân tộc cũng sẽ chuyển biến qua từng thế hệ, có nơi nhạt hơn một chút, và có nơi đậm hơn một chút -- và đôi khi, như ở các thành phố lớn, như tại Sài Gòn, văn hóa trở thành một tổng hợp chuyển biến, tác động lẫn nhau.

Rõ nhất tất nhiên là kinh tế: rất nhiều dân Sài Gòn đang mang giày, mặc áo, cầm túi xách, đi xe gắn máy... sản xuất từ nươc khác. Thậm chí, nhiều tiệm phở bò tại Hà Nội lại đang quảng cáo là thịt bò kobe của Nhật, thịt bò angus của Mỹ... Đúng sai không dễ kiểm tra.

Nhưng kỹ thuật thời đại và văn hóa đa sắc là cái rõ nhất: máy vi tính Nhật, trò chơi điện tử Hàn Quốc, phim Mỹ, nhạc Hồng Kông...

Thế là tuy Sài Gòn là nơi tiếp nhận dễ dãi, nhưng cải lương phải lùi về đồng lúa Nam Bộ và ca chèo phải lùi về các tỉnh ven sông Hồng. Nghệ sĩ dân gian không sống nổi, và luật thị trường đã đưa họ về nơi tận nguồn, và co cụm dần.

Nhà phân tích Xuân Bách trên báo Petrotimes nói thực ra không nên trách giới trẻ trước hiện tượng như thế.

Bài viết tựa đề “Hững hờ với văn hóa dân tộc: Sao lại trách giới trẻ?” trên báo này, ghi nhận:

“Am tường nhạc Tây hơn nhạc Việt, nhớ ngày kỷ niệm của quốc tế hơn những ngày lễ cổ truyền, chủ động tìm tòi văn hóa nước ngoài nhưng lại ngại tiếp xúc văn hóa truyền thống… Xem ra, thanh thiếu niên hiện nay đang ngày càng xa rời bản sắc dân tộc. Thở dài trách giới trẻ “mất gốc”, nhưng lỗi là hoàn toàn do bản thân họ?

“Bảo em phân biệt rap với rock còn dễ, chứ bảo nhận ra được đâu là chèo, đâu là ca trù thì… em chịu thôi”, Nguyễn Đình Sơn, sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội thú thật. Không chỉ Sơn mà rất nhiều bạn trẻ đồng trang lứa cũng có những suy nghĩ như vậy. Đoàn Ngọc Anh, 21 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại là một ví dụ khác. Từ đam mê truyện tranh, cô nhanh chóng trở thành một tín đồ các điệu múa truyền thống Nhật Bản (cosplay). Mặc áo Kimono, vẽ chuông gió, hào hứng dõi theo các điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản… Ngọc Anh đã bị thu hút bởi văn hóa xứ hoa anh đào. Đừng trách giới trẻ lạ lẫm với văn hóa cổ truyền, bởi lẽ vây quanh cuộc sống hằng ngày hằng giờ là những nhạc pop, hiphop, phim Hàn, phim Mỹ chứ không phải chèo, tuồng… vốn là những thể loại âm nhạc đậm đà bản sắc dân tộc.

Thử mở một kênh truyền hình, sẽ không khó nhận ra những gương mặt quen thuộc của diễn viên Hàn Quốc, Trung Quốc chứ không dễ gì gặp sao Việt...

Bật tivi, thấy phim Hàn, phim Trung, mở Internet thấy toàn game online như “Võ Lâm truyền kỳ”, “Lưu tinh hồ điệp kiếm”… đặc sệt Trung Hoa. Ra hiệu sách, thấy toàn truyện tranh Nhật Bản. Ở ngoài đường cũng chẳng khó để tìm ra những nhóm nhảy hiphop, chơi skateboard, khiêu vũ…”

Thế đấy... có phải các cấp chính quyền muốn toàn cầu hóa tuổi trẻ Việt? Hay chỉ thuần túy là kinh doanh, hay là đã bị tình báo TQ mua chuộc, khi các đài truyền hình chấp nhận Hán hóa đa số thời lượng phát sóng?

Dĩ nhiên, không thể cấm toàn cầu hóa... Nhưng vẫn cần điều hợp mức độ và có chiến lược giữ gìn văn hóa quê nhà.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.