Hôm nay,  

Cố Bám Vào Thị Thành

04/12/200200:00:00(Xem: 4405)
Bạn,
Theo báo Giáo Dục & Thời Đại, sau bốn năm học tập, cuộc sống sôi động ở các đô thị lớn đã làm cho nhiều sinh viên trong nước bị hụt hẫng khi trở về hoà nhập với cuộc sống quê nhà. Tâm lý chung của đại đa số sinh viên ra trường không muốn về quê hương làm việc, họ chấp nhận tất cả những khó khăn, thiếu thốn để ở lại thị thành. Báo quốc nội ghi lại một số trường hợp như sau..
Tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nữ sinh viên Ngọc Lan nói: "Lớp mình có 100 người thì có đến 90 người quyết định ở lại cho dù không kiếm được việc. các bạn ấy chấp nhận làm đủ mọi nghề như gia sư, làm bảo hiểm nhân thọ, tiếp thị... để chờ cơ hội". Có những người đã về quê rồi, làm việc được một, hai năm chán quá lại lội ngược ra Hà Nội vất vưởng tìm việc.
Không chỉ từ phía ước muốn được ở lại thành phố mà ngay từ ngành nghề được đào tạo trong trường đã khiến cho SV có tâm lý chỉ ở thành phố lớn mới phát triển được. N.M.Hiền - khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Thương Mại HN cho biết: "Hầu như các bạn cùng quê với em đều không muốn về quê làm việc khi ra trường, như nghề của em về quê thì làm sao mà phát triển được. ở lại có thất nghiệp thì đi tiếp thị, làm gia sư vẫn sống được." Hay như các ngành chế tạo máy, Đông phương học, Quốc tế học... nếu chấp nhận về quê thì làm trái ngành.

Quyết định bám trụ lại thị thành có nghĩa là SV ra trường phải đối mặt với rủi ro không xin được việc, ở nhà trọ, hàng trăm những thứ chi tiêu cho cuộc sống mà nguồn viện trợ từ phía gia đình hầu như không có. Nhưng những nỗi lo ấy luôn bị lấp chìm đi với hy vọng có vô số cơ hội để dấn thân trong cơ chế thị trường.
Đã có không ít SV ra trường chấp nhận ở lại, "nằm" chờ công việc tử tế cho dù về quê có thể xin được việc ngay với mức lương đủ sống. Hoàng Mai, nữ sinh viên Đại học Sư phạm HN, đã ra trường 2 năm mà chưa xin được việc, tối đi làm gia sư, ngày đi bán hàng trong phố, với mức thu nhập chỉ đủ chi tiêu tằn tiện trong khi ở quê lại thiếu giáo viên trẻ như cô. Họ luôn biện minh rằng: ở lại tạm thời chưa có việc nhưng nếu chịu khó một chút sẽ làm nên nghiệp lớn.
N.T.K, Đại học Khoa học Xã hội-Nhân văn HN đã tốt nghiệp 3 năm nay, khi ra trường được tỉnh mời về làm việc, anh đã từ chối để ở lại tìm cơ hội tốt hơn, mấy năm rồi mà anh vẫn lận đận trên con đường tìm kiếm của mình. Bây giờ quay về thì cũng dở, ở lại cũng lông bông.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Thành phố "đất chật, người đông" nếu SV nào khi ra trường cũng quyết "sống mãi với thị thành sẽ càng làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Trước những khó khăn nơi đất khách quê người có phải ai cũng đứng vững được để chờ đợi một cơ hội xin việc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.