Hôm nay,  

Cố Bám Vào Thị Thành

12/4/200200:00:00(View: 4877)
Bạn,
Theo báo Giáo Dục & Thời Đại, sau bốn năm học tập, cuộc sống sôi động ở các đô thị lớn đã làm cho nhiều sinh viên trong nước bị hụt hẫng khi trở về hoà nhập với cuộc sống quê nhà. Tâm lý chung của đại đa số sinh viên ra trường không muốn về quê hương làm việc, họ chấp nhận tất cả những khó khăn, thiếu thốn để ở lại thị thành. Báo quốc nội ghi lại một số trường hợp như sau..
Tại trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nữ sinh viên Ngọc Lan nói: "Lớp mình có 100 người thì có đến 90 người quyết định ở lại cho dù không kiếm được việc. các bạn ấy chấp nhận làm đủ mọi nghề như gia sư, làm bảo hiểm nhân thọ, tiếp thị... để chờ cơ hội". Có những người đã về quê rồi, làm việc được một, hai năm chán quá lại lội ngược ra Hà Nội vất vưởng tìm việc.
Không chỉ từ phía ước muốn được ở lại thành phố mà ngay từ ngành nghề được đào tạo trong trường đã khiến cho SV có tâm lý chỉ ở thành phố lớn mới phát triển được. N.M.Hiền - khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Thương Mại HN cho biết: "Hầu như các bạn cùng quê với em đều không muốn về quê làm việc khi ra trường, như nghề của em về quê thì làm sao mà phát triển được. ở lại có thất nghiệp thì đi tiếp thị, làm gia sư vẫn sống được." Hay như các ngành chế tạo máy, Đông phương học, Quốc tế học... nếu chấp nhận về quê thì làm trái ngành.

Quyết định bám trụ lại thị thành có nghĩa là SV ra trường phải đối mặt với rủi ro không xin được việc, ở nhà trọ, hàng trăm những thứ chi tiêu cho cuộc sống mà nguồn viện trợ từ phía gia đình hầu như không có. Nhưng những nỗi lo ấy luôn bị lấp chìm đi với hy vọng có vô số cơ hội để dấn thân trong cơ chế thị trường.
Đã có không ít SV ra trường chấp nhận ở lại, "nằm" chờ công việc tử tế cho dù về quê có thể xin được việc ngay với mức lương đủ sống. Hoàng Mai, nữ sinh viên Đại học Sư phạm HN, đã ra trường 2 năm mà chưa xin được việc, tối đi làm gia sư, ngày đi bán hàng trong phố, với mức thu nhập chỉ đủ chi tiêu tằn tiện trong khi ở quê lại thiếu giáo viên trẻ như cô. Họ luôn biện minh rằng: ở lại tạm thời chưa có việc nhưng nếu chịu khó một chút sẽ làm nên nghiệp lớn.
N.T.K, Đại học Khoa học Xã hội-Nhân văn HN đã tốt nghiệp 3 năm nay, khi ra trường được tỉnh mời về làm việc, anh đã từ chối để ở lại tìm cơ hội tốt hơn, mấy năm rồi mà anh vẫn lận đận trên con đường tìm kiếm của mình. Bây giờ quay về thì cũng dở, ở lại cũng lông bông.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Thành phố "đất chật, người đông" nếu SV nào khi ra trường cũng quyết "sống mãi với thị thành sẽ càng làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng lên. Trước những khó khăn nơi đất khách quê người có phải ai cũng đứng vững được để chờ đợi một cơ hội xin việc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.