Bạn,
Theo báo Thanh Niên, tại Sài Gòn, nếu như ngành báo chí chỉ có 2 trường đào tạo là trường đại học Khoa học xã hội nhân văn, và Phân viện báo chí Sài Gòn thì ngành du lịch đã có đã có đến 10 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo. Ngành du lịch VN tuy đang phát triển và cần nhiều nhân lực, thế nhưng với một số lượng hướng dẫn viên ồ ạt ra trường mỗi năm thì họ khó tìm được việc làm khi thực tế chỉ có một số công ty du lịch như Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, V.Y.C, Fidi Tourist, Hoàn Mỹ hoạt động có hiệu quả.
Cũng theo báo TN, hiện nay, nhu cầu hướng dẫn viên của các công ty du lịch có uy tín ở VN đã bảo hòa, nếu không muốn nói là quá thừa. Một số công ty chỉ nhận nam mà thôi. Chẳng những bị phân biệt giới tính, các nữ hướng dẫn viên còn chịu một hạn chế khá tế nhị khác là tuổi tác. Nếu yêu nghề nhưng hơi lớn tuổi thì cơ may xin việc rất là mong manh. Báo TN ghi lại vài trường hợp như sau:
Trần A.T, cựu sinh viên trường Nghiệp vụ du lịch-khách sạn thành phố Sài Gòn ấm ức nói: “Năm nay tôi 27 tuổi. Có thể gọi là quá già không sao mà đi đâu người ta cũng từ chối " Có nơi còn bảo: tuổi này ở nhà lấy chồng đi, làm hướng dẫn viên làm gì "” Nguyễn B.C bảo: Em đi xin việc ở công ty B.T, chưa ra khỏi cửa đã nghe tiếng huýt háy sau lưng: con gái mà làm hướng dẫn viên du lịch làm chi " Trước thực tế phủ phàng như thế, một số hướng dẫn viên đành làm những công việc cũng gần với nghề được đào tạo như: tiếp tân khách sạn, trực điện thoại nhà hàng, sale tour... nhưng số này cũng rất ít. Huỳnh Thị T. L, học viên Trung học Kinh tế Sài Gòn nói: Thông qua công ty Tân Hoàng Anh, em được giới thiệu đến một khách sạn mini trên đường Nguyễn Thái Bình xin làm tiếp tân, người phỏng vấn từ chối thẳng vì em không có bằng cấp gì về công việc được tuyển. Thời gian gần đây, nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên năm cuối tiếp xúc với các doanh nghiệp để hiểu rõ hơn những yêu cầu, đòi hỏi của nhà tuyển dụng, cũng như có thêm kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều trường đại học đã tổ chức ngày hội việc làm. Còn các trường đào tạo nhân viên cho ngành du lịch của thành phố Sài Gòn đến nay vẫn chưa tổ chức được những ngày hội như vậy. Hội chợ tự giới thiệu của các trường trung học dạy nghề vừa qua được tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên chỉ duy nhất có trường Đào tạo nghiệp vụ du lịch Sài Gòn tham gia. Thực tế, đến hôm nay, chỉ có trường này là còn chăm sóc đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp. Một mùa tuyển sinh mới cho các trường trung học dạy nghề sắp đến. Quy định mới đây của Tổng cục Du lịch nêu rõ: để được cấp thẻ, hướng dẫn viên du lịch phải có bằng tốt nghiệp đại học cấp cử nhân, hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ do các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch cấp. Điều này càng khiến cho các học viên tốt nghiệp từ các trung học dạy nghề khó chen chân.
Bạn,
Cũng theo báo TN, thời gian qua, các trường ở VN đã đào tạo rất nhiều hướng dẫn viên, trường nào cũng có khoa du lịch. Thêm vào đó, kiến thức học trong trường và thực tế hoàn toàn khác xa dẫn đến việc nhiều hướng dẫn viên không hề có khả năng hành nghề. Nhiều người trẻ mơ làm hướng dẫn viên du lịch, đã thi tuyển đậu vào các trường nghiệp vụ du lịch, thế nhưng khi ra trường có khi đã phải làm nghề tiếp thị, tiếp viên khách sạn, nhà hàng.
Theo báo Thanh Niên, tại Sài Gòn, nếu như ngành báo chí chỉ có 2 trường đào tạo là trường đại học Khoa học xã hội nhân văn, và Phân viện báo chí Sài Gòn thì ngành du lịch đã có đã có đến 10 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo. Ngành du lịch VN tuy đang phát triển và cần nhiều nhân lực, thế nhưng với một số lượng hướng dẫn viên ồ ạt ra trường mỗi năm thì họ khó tìm được việc làm khi thực tế chỉ có một số công ty du lịch như Saigon Tourist, Bến Thành Tourist, V.Y.C, Fidi Tourist, Hoàn Mỹ hoạt động có hiệu quả.
Cũng theo báo TN, hiện nay, nhu cầu hướng dẫn viên của các công ty du lịch có uy tín ở VN đã bảo hòa, nếu không muốn nói là quá thừa. Một số công ty chỉ nhận nam mà thôi. Chẳng những bị phân biệt giới tính, các nữ hướng dẫn viên còn chịu một hạn chế khá tế nhị khác là tuổi tác. Nếu yêu nghề nhưng hơi lớn tuổi thì cơ may xin việc rất là mong manh. Báo TN ghi lại vài trường hợp như sau:
Trần A.T, cựu sinh viên trường Nghiệp vụ du lịch-khách sạn thành phố Sài Gòn ấm ức nói: “Năm nay tôi 27 tuổi. Có thể gọi là quá già không sao mà đi đâu người ta cũng từ chối " Có nơi còn bảo: tuổi này ở nhà lấy chồng đi, làm hướng dẫn viên làm gì "” Nguyễn B.C bảo: Em đi xin việc ở công ty B.T, chưa ra khỏi cửa đã nghe tiếng huýt háy sau lưng: con gái mà làm hướng dẫn viên du lịch làm chi " Trước thực tế phủ phàng như thế, một số hướng dẫn viên đành làm những công việc cũng gần với nghề được đào tạo như: tiếp tân khách sạn, trực điện thoại nhà hàng, sale tour... nhưng số này cũng rất ít. Huỳnh Thị T. L, học viên Trung học Kinh tế Sài Gòn nói: Thông qua công ty Tân Hoàng Anh, em được giới thiệu đến một khách sạn mini trên đường Nguyễn Thái Bình xin làm tiếp tân, người phỏng vấn từ chối thẳng vì em không có bằng cấp gì về công việc được tuyển. Thời gian gần đây, nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên năm cuối tiếp xúc với các doanh nghiệp để hiểu rõ hơn những yêu cầu, đòi hỏi của nhà tuyển dụng, cũng như có thêm kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc, nhiều trường đại học đã tổ chức ngày hội việc làm. Còn các trường đào tạo nhân viên cho ngành du lịch của thành phố Sài Gòn đến nay vẫn chưa tổ chức được những ngày hội như vậy. Hội chợ tự giới thiệu của các trường trung học dạy nghề vừa qua được tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên chỉ duy nhất có trường Đào tạo nghiệp vụ du lịch Sài Gòn tham gia. Thực tế, đến hôm nay, chỉ có trường này là còn chăm sóc đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp. Một mùa tuyển sinh mới cho các trường trung học dạy nghề sắp đến. Quy định mới đây của Tổng cục Du lịch nêu rõ: để được cấp thẻ, hướng dẫn viên du lịch phải có bằng tốt nghiệp đại học cấp cử nhân, hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ do các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch cấp. Điều này càng khiến cho các học viên tốt nghiệp từ các trung học dạy nghề khó chen chân.
Bạn,
Cũng theo báo TN, thời gian qua, các trường ở VN đã đào tạo rất nhiều hướng dẫn viên, trường nào cũng có khoa du lịch. Thêm vào đó, kiến thức học trong trường và thực tế hoàn toàn khác xa dẫn đến việc nhiều hướng dẫn viên không hề có khả năng hành nghề. Nhiều người trẻ mơ làm hướng dẫn viên du lịch, đã thi tuyển đậu vào các trường nghiệp vụ du lịch, thế nhưng khi ra trường có khi đã phải làm nghề tiếp thị, tiếp viên khách sạn, nhà hàng.
Gửi ý kiến của bạn