Hôm nay,  

Đổ Xô Lên Núi Tìm Vàng

20/10/200900:00:00(Xem: 3856)

Đổ Xô Lên Núi Tìm Vàng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại vùng núi thuộc địa giới  hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, trong cơn lũ vưà qua, sau khi   nước lũ đã xuống, hàng trăm dân nghèo kéo về thượng nguồn sông Dakrông, đoạn đi qua các xã Hồng Vân, Hồng Thủy (huyện A Lưới, Thừa Thiên), A Bung (huyện Dakrông, Quảng Trị) tìm vàng để  bán kiếm tiền mua lương thực. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận  về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Có mặt tại bãi sông thôn Ca Cú, xã Hồng Vân, huyện A Lưới từ suốt tuần nay cùng đám phu vàng, cụ Hồ A Pắc, 64 tuổi ở xã Hồng Vân chẳng tìm được một li vàng nào, trong lúc đó một số người khác đã kiếm được bạc triệu nhờ việc khai thác vàng trái phép ở đây. Cụ nói: "Trước kia ở khu vực này ít người biết là có vàng. Thế nhưng, từ sau cơn lũ quét hồi đầu tháng 10 đi qua, nhiều người tụ tập về đây để đãi vàng, có người may mắn một ngày cũng kiếm được cả chục triệu".
Nghe tin đồn ở Ca Cú, A Bung có vàng, nhiều người ở Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, và một số người từ miền Bắc vào lập trại, gia nhập đội phu vàng. Một số người còn bán cả trâu bò, ruộng nương để sắm phương tiện hành nghề. Theo "giới phu vàng" ở Ca Cú, nếu đến khu vực này mà chưa có ý kiến của "đại ca Tâm" là không được. Muốn vào tìm vàng ở đây phải được đại ca đồng ý, không thì rắc rối to, phải "cống nạp" vài bữa nhậu gọi là lễ ra mắt.


Hồ Văn Boong, ở xã A Bung, tỉnh Quảng Trị kể: "Không phải phu vàng nào đến đây cũng tìm được vàng, có nhiều phu vàng ở ngoài Bắc bán cả nhà cửa vô đây tìm may mắn, nhưng rồi cũng tay trắng trở về quê, cũng có người một ngày đã đổi đời nhờ vàng". Riêng bản thân Boong vì nhà cửa bị lũ quét cuốn trôi hết, nên đành dắt vợ và 3 đứa con đến đây để kiếm ít vàng đổi tiền mua gạo.
Từ xã A Bung, huyện Dakrông (Quảng Trị) đến khu vực sông đoạn qua Hồng Vân huyện A Lưới có gần 10 điểm khai thác vàng trái phép. Để tránh sự "nhòm ngó" của các ngành chức năng, các phu vàng ở đây chủ yếu sử dụng những chiếc mâm làng bằng thiếc rồi đãi cát, sỏi để tìm vàng, thời gian khai thác chủ yếu vào buổi chiều tối và rạng sáng. Việc khai thác tự phát, không được sự chấp thuận của  cơ quan chức năng, làm cho dòng sông Dakrông ô nhiễm ngày một trầm trọng.
Bạn,
Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, một viên chức  xã biên giới Hồng Thuỷ cho biết: từ đầu năm đến nay, lực lượng  địa phương đã  trục xuấtgần 50 người ra khỏi khu vực khai thác vàng ở xã Hồng Thuỷ, phá huỷ 30 chiếc mâm thiếc của các phu vàng, nhưng đâu rồi lại vào đó. Các phu vàng mới lại đến, tiếp tục len lỏi vào bãi vàng cày xới dòng sông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.