Hôm nay,  

Thuốc Hóa Chất Độc Hại

17/09/200900:00:00(Xem: 3199)

Thuốc Hóa Chất Độc Hại

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, toàn miền Tây Nam phần có khoảng 20 ngàn đại lý, cửa hàng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bọ, hầu hết đều nằm ngay giữa phố chợ, khu dân cư đông đúc mặc dù theo quy định điểm kinh doanh vật tư nông nghiệp phải cách xa khu dân cư, sông rạch. Chỉ riêng thuốc bảo vệ thực vật mỗi cơ sở thường lưu chứa số lượng từ vài tấn đến cả chục tấn. Các chuyên viên báo động   thuốc  bảo vệ thực vật phần lớn có chất hóa học. Hóa chất nào cũng có tính độc hại. Nếu không "bảo quản" đúng cách chúng sẽ phát tán ra môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khỏe con người". Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiểm họa này như sau.
Theo nhiều bác sĩ, quá trình vận chuyển, tiếp xúc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm con người bị phơi nhiễm hóa chất. Tùy theo loại thuốc, sự phơi nhiễm trong thời gian dài có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như gây tổn hại đến hệ di truyền, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn làm suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn hệ thần kinh, khiếm khuyết về sinh sản và có thể gây ung thư. "Quy định thuốc bảo vệ thực vật phải chứa trong kho đúng quy cách, không để phát tán hóa chất ra ngoài. Người sử dụng cần trang bị áo quần, dụng cụ bảo hộ như đeo bao tay, đi ủng và phải tuân thủ theo hướng dẫn. Tuy nhiên trong thực tế những điều đó chẳng mấy ai làm" - ông Võ Huy Danh, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng An Giang, nói như thế.


Với 1.6 triệu  hécta đất canh tác, miền Tây Nam phần mỗi năm cần 1,6 triệu tấn phân bón hóa học và hàng chục ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại. Cũng có nghĩa là mỗi năm đồng ruộng tại đây hứng ít nhất chừng ấy hóa chất. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức, nông dân thường bón phân, phun thuốc với lượng cao gấp 2-3 lần. Ngoài ra họ còn pha cùng lúc vài ba loại thuốc với hi vọng tăng hiệu quả phòng trừ dịch bệnh nên lượng hóa chất sử dụng thực tế cao hơn rất nhiều. Một  kỹ sư khuyến nông nói: "Người dân vẫn có thói quen sử dụng theo kinh nghiệm, truyền miệng với nhau mà không theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chẳng hạn để diệt rầy thường phối trộn nhiều loại thuốc. Điều đó không chỉ tăng chi phí mà còn làm nhiễm độc đồng ruộng."
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ,các chuyên viên báo động rằng trong điều kiện đất thường xuyên bị ngập nước sẽ phát sinh polytinol. Chất này có tác dụng kìm giữ dinh dưỡng trong đất lại, không cho cây lúa hấp thu nên cần phải bón lượng phân nhiều hơn gấp bội.  Bón phân nhiều càng kích thích sâu bệnh phát triển, lại phải dùng thuốc bảo vệ thực vật nhiều hơn. Dùng thuốc bảo vệ thực vật thì sâu rầy càng sinh sôi, nông dân càng dùng thuốc nhiều hơn nữa, cứ thế mà tác hại kéo dài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.