Hôm nay,  

Nhạc “não Tình”

5/2/200400:00:00(View: 5802)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cách nay khoảng 15 năm, các chương trình ca nhạc, từ sân khấu tụ điểm, nhà văn hóa đến các đoàn hát, truyền thanh, truyền hình... bỗng nhiên xôm tụ với sự xuất hiện nhiều sáng tác mới của một dàn các nhạc sĩ mới, kéo theo sự xuất hiện của một dàn nghệ sĩ mới, dần dần, trên thị trường âm nhạc có quá nhiều ca khúc tình yêu mà báo quốc nội cho rằng đó là nhạc não tình, nội dung luôn rên rỉ. Sự lan tràn của loại nhạc não tình tới mức trẻ em cũng bị buộc phải hát những câu ca yêu đương mộng mị, mà nhiều trường học, các bậc phụ huynh, báo chí, đã phải lên tiếng . Báo SGGP viết như sau.
Nỗi lo càng ngày càng tăng thành nỗi buồn vì nhạc não tình phổ biến là các bản nhạc ngoại hoặc sao chép giai điệu nhạc ngoại lai như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan... Lúc đầu là nhạc ngoại, lời Việt, sau đó là bài hát ghi tên tác giả Việt Nam. Các nhạc sĩ não tình cho rằng, đã yêu thì phải buồn, cho nên nhạc não tình chẳng có tội tình gì. Xa hơn nữa một số nhạc sĩ, ca sĩ còn cho rằng, cùng với sự thông thoáng của thời mở cửa hội nhập, hơn bất cứ loại hình VHNT nào, âm nhạc có điều kiện hòa nhịp nhanh nhất, mạnh nhất hiệu quả nhất. "Tình yêu không biên giới và tình khúc không biên giới", với quan niệm đó, nhạc não tình Việt Nam cứ thả sức tung hoành, nếu không nói là tác oai tác quái không có biện pháp ngăn chặn và không Nam hiện nay.Và, cái gì đến đã đến ngăn chặn được.

Sau một thời gian, người ta đã phát hiện ra rằng, trong sự lạm phát của nhạc não tình, một số tên tuổi nhạc sĩ nổi lên với vài bài hát, thì có nhiều bài là nhạc copy của các nhạc sĩ nước ngoài. "Tình yêu không biên giới, tình khúc không biên giới" là như vậy chăng. Khi anh không yêu bằng trái tim mình mà phải vay mượn, trộm cắp nhịp tim yêu của người khác, đó đâu phải là tình yêu. Lừa dối được bản thân mình, anh sẽ lừa dối người khác. Lừa dối một lần, sẽ lừa dối nhiều lần. Một người lừa dối được, nhiều người sẽ bắt chước lừa dối.
Bạn,
Cũng theo SGGP, sau vụ việc về sự quá giống nhau giữa bài hát "Frontier" của nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui và bài hát "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn, hàng loạt bài hát, nhất là loại nhạc não tình của rất nhiều người là những bản photocopy bài hát nước ngoài ở nhiều cấp độ được phát giác. Báo SGGP viết: "Dư luận và công luận khẳng định: những cảnh báo trước đây về quản lý hoạt động biểu diễn ca múa nhạc trong đó có sự lạm phát của nhạc não tình là điều không nên bỏ qua. Hội chứng nhạc não tình sẽ còn dai dẳng".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.