Hôm nay,  

Nhạc “não Tình”

5/2/200400:00:00(View: 5800)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, cách nay khoảng 15 năm, các chương trình ca nhạc, từ sân khấu tụ điểm, nhà văn hóa đến các đoàn hát, truyền thanh, truyền hình... bỗng nhiên xôm tụ với sự xuất hiện nhiều sáng tác mới của một dàn các nhạc sĩ mới, kéo theo sự xuất hiện của một dàn nghệ sĩ mới, dần dần, trên thị trường âm nhạc có quá nhiều ca khúc tình yêu mà báo quốc nội cho rằng đó là nhạc não tình, nội dung luôn rên rỉ. Sự lan tràn của loại nhạc não tình tới mức trẻ em cũng bị buộc phải hát những câu ca yêu đương mộng mị, mà nhiều trường học, các bậc phụ huynh, báo chí, đã phải lên tiếng . Báo SGGP viết như sau.
Nỗi lo càng ngày càng tăng thành nỗi buồn vì nhạc não tình phổ biến là các bản nhạc ngoại hoặc sao chép giai điệu nhạc ngoại lai như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan... Lúc đầu là nhạc ngoại, lời Việt, sau đó là bài hát ghi tên tác giả Việt Nam. Các nhạc sĩ não tình cho rằng, đã yêu thì phải buồn, cho nên nhạc não tình chẳng có tội tình gì. Xa hơn nữa một số nhạc sĩ, ca sĩ còn cho rằng, cùng với sự thông thoáng của thời mở cửa hội nhập, hơn bất cứ loại hình VHNT nào, âm nhạc có điều kiện hòa nhịp nhanh nhất, mạnh nhất hiệu quả nhất. "Tình yêu không biên giới và tình khúc không biên giới", với quan niệm đó, nhạc não tình Việt Nam cứ thả sức tung hoành, nếu không nói là tác oai tác quái không có biện pháp ngăn chặn và không Nam hiện nay.Và, cái gì đến đã đến ngăn chặn được.

Sau một thời gian, người ta đã phát hiện ra rằng, trong sự lạm phát của nhạc não tình, một số tên tuổi nhạc sĩ nổi lên với vài bài hát, thì có nhiều bài là nhạc copy của các nhạc sĩ nước ngoài. "Tình yêu không biên giới, tình khúc không biên giới" là như vậy chăng. Khi anh không yêu bằng trái tim mình mà phải vay mượn, trộm cắp nhịp tim yêu của người khác, đó đâu phải là tình yêu. Lừa dối được bản thân mình, anh sẽ lừa dối người khác. Lừa dối một lần, sẽ lừa dối nhiều lần. Một người lừa dối được, nhiều người sẽ bắt chước lừa dối.
Bạn,
Cũng theo SGGP, sau vụ việc về sự quá giống nhau giữa bài hát "Frontier" của nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui và bài hát "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn, hàng loạt bài hát, nhất là loại nhạc não tình của rất nhiều người là những bản photocopy bài hát nước ngoài ở nhiều cấp độ được phát giác. Báo SGGP viết: "Dư luận và công luận khẳng định: những cảnh báo trước đây về quản lý hoạt động biểu diễn ca múa nhạc trong đó có sự lạm phát của nhạc não tình là điều không nên bỏ qua. Hội chứng nhạc não tình sẽ còn dai dẳng".

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.