Hôm nay,  

Chợ Bò Miền Tây

30/05/200700:00:00(Xem: 3112)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, có chợ bò Hiếu Phụng hình thành cách đây hơn 20 năm. Chợ ra đời bắt nguồn từ 2 gia đình nông dân địa phương  với năm, ba cái chuồng bò để bán cho các đám cưới, đám hỏi hay các lễ hội.  Hiện nay, chợ có hơn 20 cơ sở nằm dọc dài 5km, và lúc nào cũng nhộn nhịp bởi tiếng xe hàng, xe tải, xe gắn máy của các lái thương  mua bán sỉ và lẻ từ các nơi đổ dồn về đây để mua hàng. Cũng từ chợ bò này, xuất hiện của các ngành nghề phụ khác, cụ thể như chở bò, cắt cỏ cho bò ăn, chăm sóc cho bò, giúp nông dân  nghèo địa phương kiếm sống qua ngày. Tòan cảnh chợ bò này được Bình Dương ghi nhận như sau.

Tại Vũng Liêm, trước khi có chợ bò, người ta không mua bò bằng ký mà mua bán bò bằng mắt, theo phương pháp nhìn dáng bò rồi định giá, chớ không có kỳ kèo mặc cả. Các thương lái có kinh nghiệm, nhìn bò đoán trúng ký là chuyện rất đơn giản vì đã quen, cũng có vài bận, thương lái chở bò đi dọc đường, do tai nạnnên bò bị thương, nếu đem bán nguyên con theo kiểu nhìn mặt định ký sẽ thua thiệt. Do vậy, họ bàn nhau đem bò xẻ thịt bán lẻ và cách này không ngờ lại thắng lớn.

Tìm hiểu chủ cơ sở có cửa hàng bán bò nguyên con và bò thịt, phóng viên được biết tất cả các bộ phận của con bò đều được bán từ da, lông, cho đến... phân. Da bò được bán cho các cơ sở thuộc da. Trung bìnhmột con bò có tấm da nặng chí ít 10kg, mỗi kg da giá cỡ trên 26 ngàn đồng. Riêng về lông bò được mua vì chúng được dùng làm phân rất tốt. Cứ một bao (khoảng 2 giạ phân) là 4 ngàn đồng tính tới. Về thịt, tùy phần mà giá dao động mỗi kg khoảng từ 50 ngàn-80 ngàn đồng. Còn dạ dày được dân nhậu rất thích, nên giá khoảng 40 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, không phải ai có cơ sở bò đều phất lên đâu. Vào nghề bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn mới khả dĩ trụ vững được, có vốn để dự trữ rơm cho bò ăn phòng khi bò bị dội hàng, cũng như để nuôi bò lại dài hạn khi bị tụt giá. Giá cắt 1 sàog rơm khoảng 40 ngàn đồng. Rồi còn tiền mướn công nhân chăm sóc bò, cắt cỏ bò ăn, tắm rửa bò...

Bạn,

Cũng theo báo Bình Dương, trong những lúc bò thiếu bán, các thương lái cứ cách ngày là họ đến vùng Núi Sam, Bảy Núi, Tri Tôn, vùng biên giới để mua bò. Thời cực thịnh nhất của chợ bò là vào các năm 1999- 2000- 2001, thời đó, mỗi cơ sở xuất xưởng cả chục con bò mỗi ngày. Cứ vào khoảng 1-2 giờ sáng, chợ bò bắt đầu chộn rộn bởi tiếng người mua bán í ới gọi nhau cùng tiếng đậu xe xình xịch của cánh thương lái bò. Rồi ánh đèn từ các lò giết mổ bò cùng với ánh đèn  xe tỏa ra làm sáng rực cả một vùng rộng lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.