Hôm nay,  

Đại Hạn Tại Ninh Thuận

14/01/200500:00:00(Xem: 4778)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tháng chạp năm nay, tại phía Nam của miền Trung, nắng và gió vẫn đổ dài, rát bỏng trên nhiều vùng đất ở Ninh Thuận, địa phương được xác định như "tâm hạn" của cực Nam Trung phần.Và khi những ngày giáp Tết Nguyên đán đã cận kề, không chỉ chật vật cho miếng ăn, ngày ngày, người dân tỉnh này còn phải khốn khó lo cho cái uống vì sông suối, ao hồ và cả mạch nước ngầm cũng đã "biến" sâu xuống lòng đất từ nhiều tháng qua. Phóng viên báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Trên những nẻo đường khô hạn đi qua đâu đâu phóng viên cũng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ tay liềm, tay giỏ lầm lũi trên mỗi cánh đồng vắng, bờ ruộng khô, cố vớt vát đôi ngọn cỏ còn sót lại sau hàng trăm ngày dài bị thiêu cháy để dồn lại mang bán, kiếm năm, ba ngàn phụ giúp mẹ cha. Vụ đông - xuân tuy đã bắt đầu từ hơn nửa tháng qua nhưng hàng trăm ha ruộng lúa ở xã Phước Nam, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) vẫn hoang vắng, không một bóng người. Hồ Tân Giang ,công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh với dung tích hơn 13 triệu m3 nước, chuyên phục vụ cho vùng đất màu mỡ này, giờ không còn có được một dòng chảy. Riêng các hồ Thành Sơn, Ông Kinh (Ninh Hải) đã ở vào mực nước chết từ gần hai tháng qua... Trong khi đó, tại huyện miền núi Bác Ái, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ, hầu hết đất canh tác của địa phương này chủ yếu dựa vào "nước trời" là chính. Không mưa, những dòng suối nhỏ cạn kiệt, tất cả đành... vô phương cứu chữa. Như vậy, theo báo cáo của ngành nông nghiệp Ninh Thuận, toàn tỉnh ít nhất đến 40% số diện tích không thể gieo trồng trong vụ đông - xuân này và nếu nắng hạn tiếp tục kéo dài vài tháng nữa thì tình hình xem ra khó cải thiện được trong vụ hè - thu 2005.

Ruộng đồng xác xơ là thế, đàn gia súc có sừng cũng đang trong tình trạng vật vưỡng, thiếu ăn, thiếu uống. Trên cánh đồng lúa vừa gặt xong ở thôn Long Bình (An Hải - Ninh Phước), chúng tôi thấy đàn bò hàng trăm con ốm nhom giành nhau từng gốc rạ. Anh Vinh, một trong những chủ bò ở khu vực này, than thở: "9 - 10 tháng khô hạn, đồng lúa còn biến thành cỏ cháy thử hỏi cỏ cây làm sao sống nổi để bò ăn". Vậy là các chủ nuôi đành phải bấu víu vào rơm rạ. "Nhưng giờ rơm rạ cũng tăng giá như vàng. Trước đây, sau khi gặt, chủ ruộng thường thả lỏng cho bò ăn. Giờ thì 100 ngàn - 120 ngàn đồng/sào không hơn, không kém, lại phải tốn công thuê cắt. Còn nếu mua rơm thì giá trên trời 400 ngàn - 500 ngàn đồng/xe máy cày nhưng phải đặt tiền cọc cả tuần lễ mới có", Ông Nguyễn Hoa, chủ bò thuộc hàng kỳ cựu ở Xuân Hải (Ninh Hải) than như thế.

Bạn,
Cũng theo báo TT, các chủ trang trại tiên liệy rằng sắp tới ít nhất hàng chục ngàn con trâu, bò, dê, cừu chạy đồng sẽ "di tản" đến nơi khác mới mong kiếm được "cái nhai". Báo TT phân tích rằng Ninh Thuận đang đối mặt với tình hình khắc nghiệt khi đã hơn 200 ngày rồi nắng nóng vẫn tiếp tục hoành hành trên từng mảnh vườn, chân ruộng như thể đốt cháy hàng ngàn thân phận vốn đã khốn khó của người dân ở vùng đất khô cằn nhất Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.