Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

4/3/200900:00:00(View: 3870)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghe chuyện người giết người hẳn là chuyện bình thường, vì nhà nước này được xây dựng trên bạo lực. Nhưng chế độ cộng hòa xã hô chủ nghĩa VN có hồ sơ nào về người ăn thịt người hay không?
Nói chuyện phân thân là nói chuyện Tề Thiên... khi một người hóa ra nhiều người, ở nhiều nơi, quậy nhiều chuyện. Có lúc Tề Thiên hóa ra 500 con khỉ y hệt Tề thiên.
Thí dụ, xã đổ cho huyện, huyện đổ cho tỉnh với thành, tỉnh với thành đổ cho trung ương... và làm quy trình ngược lại, thế là cả nước trở thành dân oan.
Không, không phải. Cả thế giới đang ôm bụng cười tưng bừng, vì có tin là “Thái Lan sang Việt Nam học hỏi về an toàn giao thông...” Hóa ra là chuyện nghiêm chỉnh.
Cái sợ tự nhiên, thường khi có vẻ như bẩm sinh. Hay, có thể nỗi sợ là do đọc truyện võ hiệp năm xưa, nghe kể trận đồ rắn. Vậy mà hồi đó, thích tập thơ “Ngày Sinh Của Rắn” của thi sĩ Phạm Công Thiện.
Đơn giản vì thương lái Trung Quốc chiêu dụ nông dân Việt Nam trồng lúa gạo rẻ, tạp, và rồi đẩy cho VN mất dần các thị trường quôc tế... và sẽ chẳng bán được cho ai, kể cả thị trường TQ khi họ siết cổng.
Bất kỳ một người dân nào cũng cần được bảo vệ danh dự. Không ai có quyền chà đạp những gì làm cho cuộc đời từng người có ý nghĩa.
Tác giả Nguyễn Đình Ấm, trước kia viết trên tạp chí Hàng không Việt Nam, kể về hiện trạng nghề báo, xin trích vài đoạn:
“Liên tiếp trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ việc các nhà báo bị hành hung, đe dọa bất chấp luật pháp đã dấy lên nhiều lo ngại trong dư luận.
Các ngôi sao nghệ sĩ trong làng giải trí Việt Nam vẫn còn tử tế nhiều lắm, bất kể rằng nhiều nhà bình luận chỉ trích rằng “Sao Việt: Cứ bị chê là... chửi.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.