Hôm nay,  

Mò Trùn Kiếm Sống

03/04/200900:00:00(Xem: 3858)
MÒ TRÙN KIẾM SỐNG
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Nam, tỉnh Tây Ninh có khá nhiều dòng sông, kênh, rạch bị ô nhiễm. Và  từ đáy bùn của những dòng kênh ô nhiễm chất hữu cơ, loại trùn sinh trưởng nhanh. Hàng ngày, giữa dòng nước rạch đen ngòm, bị khuấy đục ngầu bốc mùi tanh tưởi, có những dân nghèo  người lặn hụp. Họ là những người vớt trùn chỉ, kiếm sống trên những đoạn sông rạch như thế. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về cuộc mưu sinh này qua đoạn ký sự như sau.
Sáng sớm, một nhóm đàn ông tụ tập ở quán cà phê cóc ven đường, gần bến xe Tây Ninh ở ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ngày trước chỉ có vài người, nay ở ấp Bình Hòa đội quân này có hơn 20 người chuyên làm nghề bắt trùn chỉ.Vớt hết khúc rạch này chuyển qua đoạn khác, đội quân vớt trùn phải thay đổi địa điểm liên tục, gần nhất là sông Tây Ninh, rồi tới Cầu Ịôi, kênh Cầu Da, rạch Cây Sung, Hảo Đước. Nơi nào trùn chỉ nhiều thì biết chắc nơi đó càng ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm quá trùn chỉ cũng chết.

Cư dân Nguyễn Văn Bá, một thợ bắt trùn, cho biết: "Có khi nước của nhà máy mì thải ra quá đậm đặc, trùn chỉ chịu hết xiết phải ngoi lên mặt nước, đóng thành từng mảng". Gặp được lúc này là coi như  "trời cho", chỉ cần đứng trên bờ vớt trùn cho vào bao, mang về bán.Anh Bá tâm sự: "Tôi làm nghề vớt trùn chỉ đã tám năm. Ngày trước tôi làm công nhân cạo mủ cao su cho đồn điền tư nhân, tranh thủ thời gian nuôi thêm cá. Tiết kiệm chi phí, tự mình đi bắt trùn về cho cá giống ăn, bắt được nhiều thì bán lại cho người nuôi cá. Sau này tôi không đi cạo mủ và không nuôi cá nữa! Nhưng nhận thấy việc vớt trùn chỉ thu nhập cũng tốt nên tôi chuyển sang bắt trùn chỉ luôn! Anh em tôi làm nghề này kiếm sống, có thu nhập nhưng cực khổ vô cùng, lại luôn tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có khi ngâm nước bẩn cả ngày. Dù biết dòng nước kia ô nhiễm nhưng vì mưu sinh cũng phải làm".
Quá trưa, khi bao trùn đã kha khá, khuôn mặt anh Bá cũng tím tái, chân tay nhăn nheo và người sực mùi hôi của bùn và của cả dòng nước ô nhiễm. Bá trầm tư: "Người ta đi ngang con kênh, con sông không chịu nổi mùi huống chi dầm mình xuống dòng nước ấy. Cái mùi này dính vô người, chỉ có vợ con và anh em làm nghề với nhau mới chịu được thôi".
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi ngày hai buổi,cư dân Nguyễn Văn Bá vớt được khoảng 14 ký trùn. Mỗi ký trùn chỉ được thương lái mua từ 11 ngàn - 12 ngàn đồng mà thôi. Ở xóm trùn chỉ,  gia đình  cư dân  Nguyễn Văn Bá có nhiều người sống bằng nghề bắt trùn chỉ: năm anh em trai thì hết bốn người làm nghề bắt trùn. Anh Bá nói cũng mong có nhiều trùn để bắt kiếm tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đó cũng là chủ trương của Pol Pot bên Cam Bốt, trước đó còn là thời đôt sách Miền Bắc sau 1954, khi ông Hồ và Đảng CSVN chiếm trọn Miền Bắc VN.
Chuyện tưởng lạ, mà không lạ. Vì nước mình, không có thời gian. Nghĩa là, nhà nước ta vẫn nhìn mọi thứ như là vĩnh cữu...
Khi trẻ em vào góc rừng, rủ nhau rượt bắt, chơi các trò chơi để tập cách sống nhanh nhẹn với thiên nhiên... cũng là khi an ninh dòm ngó, theo dõi, ngờ vực.
“Có nên cấm sử dụng họ tên, bút danh của người nổi tiếng hay không đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi khi góp ý sửa đổi các quyền nhân thân trong BLDS.
Việt Nam có thể, và nên, chuyển tiếp sang dân chủ theo mô hình nào? Quốc gia nào đã chuyển hóa từ độc đoán sang dân chủ êm ái nhất?
Khi quan chức biểu diễn kiến thức, lúc đó thường là có vấn đề.
Bạn làm chủ một sạp hàng trong chợ... bạn làm chủ một tiệm tạp hóa ở góc phố... bạn bày bàn ghế ra bán cà phê dưới gốc cây đầu hẽm..
Câu trả lời của nhà thơ Inrasara là có 5 dòng thơ chính gần đây. Chi tiết hơn, Inrasara nói có 7 dòng thơ hiện nay.
“Nhiều tỉnh, thành ĐBSCL rầm rộ tuyển chọn cử nhân, tiến sĩ đưa ra nước ngoài đào tạo theo Chương trình Mekong 1.000 nhưng sau đó nhiều người bỏ đi nơi khác làm việc.
Bác Hồ đa mang nhiều “khối tình”... không còn giấu được ai. Một thời của những giai nhân Tàu, Tây, Nga, Việt... một thời từ xứ người, cho tới tận khu an toàn với cô Phương Mai,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.