Hôm nay,  

Đại Học Berkeley Cạn Tiền, Các Giáo Sư Giỏi Bỏ Chạy

7/21/200300:00:00(View: 4833)
BERKELEY (KL) – Một nhà khoa học về vật lý đứng hàng đầu đang làm việc trong phòng thí nghiệm ở từng hầm basement ngập nước, điện thì khi có khi không, nguyên tòa nhà thuờng có những chấn động nhỏ, những điều kiện này đang làm hỏng nguyên cả chương trình thíi nghiệm lâu dài của nhà khoa học này.
Trước sức phát triển khoa học và kỹ thuật như vũ bão ngày nay nằm trong nền kinh tế cạnh tranh trên thế giới, có hai thứ mà nhiều quốc gia tiền tiến trên thế giới hiện nay đang phải vật lộn với chất xám cũng như lập các phương tiện cho các công tác nghiên cứu về khoa học.
Đó là giáo dục và đào luyện (Education and Formation), mục tiêu cao nhất của nền học vấn của bất cứ quốc gia nào.
Giáo dục là công việc hình thành tri thức (intellectual) và vận dụng các tri thức, tài trợ các nhà khoa học trong lãnh vực nghiên cứu khoa học để tìm hiểu vũ trụ và thế giới mà con người đang sống (Know to know).
Đào luyện là công việc dạy nghề hay truyền thụ các kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý khoa học, thành lập tức tốc các đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và chuyên viên ra nỗ lực đóng góp phần mình cho nền kinh tế của quốc gia.
Cũng chính vì những lý do trên, người ta đang lo lắng việc đang mất dần đi các nhân tài của phân khoa vật lý tại trường đại học Berkely của California vì thiếu các điều kiện cũng như phương tiện trong việc phát triển khoa học vật lý.
Theo ông J.C. Seamus Davis, một vật lý gia 42 tuổi, chuyên biệt về khoa vật lý nhiệt độ cực thấp, “Cơ sở của đại học U.C. Berkeley đang bị thiếu thốn, càng ngày càng tệ.”
Một cái đố kỵ về trình độ bách khoa của đại học Berkeley hiện nay đang gặp phải,ø hội đồng duyệt xét khách quan mới cho biết rằng cái tính chất cao cả của trường đại học này đang đi xuống. Mặc dầu vẫn còn là truờng sản sinh ra nhân tài, nhưng phân khoa vật lý của trường này trong bốn năm qua đã mất đi sáu trong 50 giáo sư của riêng nhà trường. Sáu vị giáo sư này đều thuộc loại ngôi sao đã sáng hay đang sáng, các vị này hầu hết đã chạy sang các trường đại học tư nhân loại cao cả nhất, như Harvard, Cornell và Caltech.
Phân khoa trưởng về vật lý của đại học Berkley là Christopher F. McKee, ông này đã phải thốt ta lời đạo đức của đời thường :
“Chính chúng tôi đã giúp họ từ khi bắt đầu sự nghiệp, nhưng năm năm sau họ đã bỏ chúng tôi để ra đi.”
Cái quan trọng nhất trong việc các giáo sư chuyển hướng là việc trường đại học Berkeley có truyền thống dẫn đầu về khoa học vật lý trên nửa thế kỷ nay. Trường có bẩy giáo sư đoạt giải Nobel từ năm 1930 cho tới năm 1960. Trường từng là nhà của các vật lý gia như Ernest O. Lawrence, nổi tiếng với tên “Atom Smasher” (tay cừ về nguyên tử), đã phát minh ra máy cyclotron (máy tăng tốc tiền tố nguyên tử); hai vật lý gia Owen Chamberlain và Emilio Segre đã khám phá ra “antiproton” (kháng trung hòa tử) và vật lý gia J. Robert Oppenheimer, người có công tạo ra đuợc trái bom nguyên tử đầu tiên.
Cái khó khăn của trường Berkeley là sự mất mặt cho các truờng đại học công không cạnh tranh lại với các học viện tư nhân có các giáo sư nổi danh, Để kéo các thiên tài, các truờng tư nhân đã dùng cơ sở có đầy đủ phương tiện và trả lương hậu, ngoài tiền lương ra, các danh tài này còn được hưởng các quyền lợi khác và nếu cần phương tiện gì cho cuộc nghiên cứu thì được cung ứng ngay.
Các chuyên gia giaó dục cao cấp đang lo ngại sự chênh lệch này không những chỉ xẩy ra tại California mà còn xẩy ra ở các tiểu bang khác vì vấn đề tài chánh. Sự chênh lệch xa này kéo dài, có thêm nhiều đại học công khác sẽ mất đi các nhân tài thiên phú.
Đại học Berkeley tiếp tục xuống cấp, không những các sinh viên mất đi cơ hội học hỏi với các giáo sư có danh tài, trường còn bị mất đi số sinh viên theo học phân khoa vật lý này.
Vật lý và toán học bao giờ cũng đi đôi với nhau. Có thể nói toán học là một ngôn ngữ riêng trong khoa học vật lý để trình bầy một cách rõ ràng, vững trãi, các ngành kỹ thuật có thể dùng các ông thức toán học của vật lý để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các tiến trình khoa học và kỹ thuật đều cần phải có khoa học vật lý.

Berkeley được coi như một trong những trường đại học bách khoa của Hoa kỳ, phân khoa vật lý của trường này đã từ lâu lôi kéo các sinh viên và giáo sư của giới đại học loại Ivy League. Việc phát triển phân khoa vật lý của trường này gần đây đã chịu nhiều áp lực cạnh tranh hiện nay đang lên.
Hồi tháng ba, một hội đồng khách quan do truờng này mướn đã cánh cáo số giao sư trẻ ra đi ồ ạt, cơ sở của phân khoa xuống cấp cùng với những vấn đề khác đang làm cho truờng này bị lu mờ.
Viện truởng Robert M. Berdahl của đại học Berkeley đã hứa cho bỏ ra từ 12 triệu cho tới 14 triệu Mỹ kim để canh cải cơ sở nhà trường theo các chương trình giáo dục. Dự án này hiên nay chưa khởi sự, số tiền vẫn còn quanh quẩn nằm ngoài, mặc dầu có những manh mối để bán trái phiếu và các công tác gây quỹ.
Có sự thoả thuận hay không thoả thuận trên cơ sở về phòng thí nghiệm của nhà truờng, cơ sở này quá tốn kém để cho canh cải lại, vả lại khó mà có thể dồn ép trong một khuôn viên đại học đã không còn có đất để xây cất.
Theo sinh viên cao học Colin McCormick, chuyên về ngành quang học cho biết;
“Trường này khó có thể có cơ sở mới được. Cơ sở mới phải đi vào những nơi có thể thực hiện được các công tác nghiên cứu, nơi không phải lo về vấn đề điện rập rờn, bụi bậm, nhiễu âm và không gian bị giới hạn.”
Để che chở cho các thiết bị của phòng thí nghiệm, McCormick đã phải bịt các lỗ dẫn không khí trên trần bằng plastic để ngăn ngừa bụi làm hại tới công tác nghiên cứu khoa học khi dùng các tấm gương phản chiếu hay các ống kính đòi hỏi sự cực kỳ tinh vi và thực chính xác.
Các sinh viên và các giáo sư của đại học này đã từng thấy giáo sư danh dự hồi ưu Eugene Commins đã phải làm cuộc thí nghiệm của mình đòi hỏi một sư thực chính xác vào giữa đêm khuya để tránh sự rung động của cầu thang máy lên xuống ban ngày hay chấn động do xe lửa Bart khi cho rồ máy có thể làm sai lệch việc đo đạc.
Các tòa nhà mới nhất của đại Berkeley cũng đã gần bốn chục tuổi. Dại học này cũng đã đầu tư rất nhiều vào khoa học và các trương trình giáo dục như tế bào sinh học (cell biology) mới phát sinh ra gần đây. Nếu như so sánh, phân khoa vật lý thấy vẫn còn bị lạc hậu.
Vật lý gia Luis Alvarez của Berkeley từng đoạt giải Nobel và Douglas D. Osheroff đã chọn dạy tại đại học Stanford vì lý do riêng, chứ không phải vì vấn đề trường sở. Ngày nay Osheroff là viện truởng của phân khoa vật lý của Stanford, trong khi đó các giáo sư của phân khoa vật lý tại Berkeley, người thì về hưu, người thì bỏ trường để đi làm việc nơi khác.
Các chuyên gia giáo dục cấp cao cho biết, các tư thục nổi tiếng đều tìm cách mồi trài các giáo sư danh tiếng và các sinh viên thiên phú của Berkeley, vì truờng đại học này khá lớn và có uy tín từ lâu nên giáo sư và sinh viên rời trường đểu đuợc hoan nghênh để các tư thục này tiếp đón.
Berkeley là truờng đại học có nhiều sinh viên xuất sắc nhất tại California, cũng là trường tiếp đón đủ các thành phần sinh viên thuộc các giai tầng xã hội và kinh tế khác nhau. Trên thực tế các đại học công của California gần đây đã mất đi một số khoa học gia đứng hàng đầu.
Đại học Davis mất hai nhân tài : Nhà toán học William Thurston bỏ đi để sang đại học Cornell trong mùa thu này, còn nhà di chuyển học Dennis Hedgecock sẽ nhổ neo để sang đại học USC.
Đại học UCLA năm nay bị mất hoá học gia James R. Heath, Heath bỏ đi để sang đại học Caltec và Steven Kivelson , vật lý gia hàng đầu về học thuyết, bỏ để làm công trình nghiên cứu cho đại học Stanford.
Phó viện truởng Roberto D. Pecci của UCLA và một người nằm trong thành phần của hội đồng duyệt xét vế vật lý đang là làng là UCLA mất đi hai nhà khoa học gia hàng đầu, hai người chắc chắn sẽ nằm trong hàng Khoa học Hàn lâm Hoa kỳ nổi tiếng.
Ông Pecci cho biết “Hiên nay hầu hết đạihọc của các tiểu bang đều bị kẹt tiểu bang làm cho kẹt tiền. Các đại học tư thục lớn lại rỉa các thiên tài bằng cả đống bạc, thứ cần thíết để đưa ra làm cho các học giả của các đại học công lập phải chú ý tới.”
Đối với các khoa học gia tiền bạc không phải là vấn đề cốt yếu, cái chính yếu của các khoa học gia là các phương tiện và tài chánh để thực hiện các cuộc thử nghiệm hay trong công tác truy cứu các căn do của các sự kiện theo khoa học hay học thuyết đã tìm ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.