Hôm nay,  

Đòi hỏi từ SPD: CSU nên ra khỏi chính phủ

12/09/201612:45:00(Xem: 2624)

Tin chính trị ngắn từ Đức Quốc

* Đòi hỏi từ SPD: CSU nên ra khỏi chính phủ
 (dpa, 09 tháng chín năm 2016)

.
SPD đánh giá những đòi hỏi của CSU đến một sự quyết liệt hơn nữa về chính sách tị nạn như là một dấu hiệu làm mất dần quyền của Thủ tướng Angela Merkel (CDU). Merkel "rõ ràng là không còn sức lực để thống nhất trong Liên minh," phó chủ tịch đảng SPD, Ralf Stegner cho báo "Stuttgarter Zeitung" và "Stuttgarter Nachrichten" biết. Tổng thư ký Natascha Kohnen (Bavaria SPD ) kêu gọi CSU nên rời khỏi chính phủ liên bang. Các đề xuất của CSU là trái ngược với chính sách của chính phủ, bà ấy đã nói với báo "Muenchner Merkur".

 

- CSU muốn thắt chặt chính sách nhập cư

 

Ban lãnh đạo CSU họp với nhau ngày 09.09.2016  tại Schwarzenfeld / Oberpfalz. Cho đến thứ bảy 10.9, lãnh đạo đảng sẽ quyết định một số văn kiện. CSU đòi hỏi, trong số đó là sự thắt chặt chính sách tị nạn và nhập cư một cách rõ ràng hơn. "Trong tương lai, phải áp dụng: ưu tiên cho những người nhập cư từ các nền văn hóa Kitô giáo phương Tây của chúng ta", ghi trong tài liệu.

 

Tổng trưởng Bộ Nội vụ Bayern (Bavaria), Joachim Herrmann (CSU) yêu cầu trục xuất người bị từ chối tị nạn cần phải được đẩy mạnh và tăng cường. "Trục xuất cũng có thể phải được ở các khu vực xung đột, chẳng hạn như ở phía bắc A Phú Hãn, nơi chúng ta trong nhiều năm qua tham gia với quân đội cho hòa bình và tự do," ông nói qua báo «Bild»-Zeitung.

 

Hồ sơ CSU có chứa một danh sách các yêu cầu đã biết và mới, trong số đó có ghi mức tối đa theo luật định là 200.000 người tị nạn mỗi năm, khu quá cảnh tại biên giới, cho việc bãi bỏ hai quốc tịch, một lệnh cấm Burka (burqa) và cho một " Đạo luật Giới hạn Nhập cư".

 

- Điểm tranh chấp : mức giới hạn tối đa

 

Merkel dứt khoát bác bỏ đòi hỏi một mức giới hạn tối đa. "Quan điểm của tôi về vấn đề này cũng được biết,"  nhà lãnh đạo CDU cho báo của Funke Mediengruppe biết. Trước những cáo buộc của các chính trị gia hàng đầu của CSU, rằng bà ta với "đường lối chính trị trung dung" đã mở đường cho cánh hữu dân túy aFD, bà Merkel nói: "CDU là và vẫn là Đảng Nhân dân trung lập (tạm dịch từ Mitte) ở Đức, với một đề nghị cho tất cả".

 

Nhà lãnh đạo khối dân biểu CDU tại nghị viện Baden-Wuerttemberg, Wolfgang Reinhart cảnh báo về một sự tan rã của Liên đảng vì chính sách tị nạn. "Nếu chúng ta tiếp tục tranh chấp thêm một năm, sự liên kết giữ hai đảng chị em sẽ bị phá vỡ hoàn toàn", Reinhart nói với Deutsche Presse-Agentur ở Stuttgart. CDU và CSU cần phải đi đến một quan điểm chung và chính sách về đề tài này (ý nói chính sách tị nạn). "Nó không thể xảy ra, rằng CDU và CSU từ một năm qua chỉ trích nhau. Đây không phải là một cách mang tính xây dựng chính trị !.

 

* CDU lực lượng mạnh nhất trong cuộc bầu cử địa phương ở Niedersachsen mặc dù sút giảm

 
AFP ngày 12 Tháng Chín 2016: Trong cuộc bầu cử địa phương ở tiểu bang Niedersachsen, CDU dù sút giảm lần nữa trở thành lực lượng mạnh nhất. Kết quả, như lãnh đạo bầu cử tiểu bang ở Hanover công bố hôm 12.09.16 thì đảng Dân chủ Thiên chúa giáo ở các quận, xã, huyện và thành thị chiếm 34,4 phần trăm phiếu, mất gần 3% so với năm 2011. SPD cũng sút giảm và được 31,2% trước Xanh (10,9%), AFD (7,8 %), FDP (4,8%) và Tả khuynh ( Linke, 3,3%).


Tại tiểu bang Niedersachsen, gần 6,5 triệu người đã được kêu gọi đi bầu vào ngày chủ nhật 11.9 để quyết định về thành phần đại diện của hơn 2.000 địa phương như thành phố, làng xã cũng như các nghị viên hội đồng khu vực hoặc thị trưởng ở 37 thành phố. Số người đi bầu cao hơn so với năm 2011. Cử tri đi bầu theo báo cáo trong cuộc bầu cử cấp vùng là 55.5% (năm 2011: 52,5%) và tại các địa phương làng xã là 56,3 phần trăm (năm 2011: 53,3 %).


AFD lần đầu tiên tham gia trong một cuộc bầu cử thành phố ở tiểu bang Niedersachsen. Các chính trị gia hàng đầu của AFD như Frauke Petry, Alexander Gauland hoặc Bjoern Hoecke tích cực tham gia và phát biểu trong chiến dịch tranh cử cuối cùng. Đảng dân túy cánh hữu AfD một lần nữa "ghi điểm" với chính sách chủ đề người tị nạn. Bầu cử đã diễn ra một tuần sau cuộc bầu cử tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern, nơi mà AFD hơn phiếu CDU, đạt vị trí thứ hai sau SPD.

 

Thay lời kết:

 

- Thống đốc CSU, Seehofer là người lên tiếng đòi hỏi bà Merkel phải thay đổ chính sách tỵ nạn sau thất bại thê thảm của CDU, tụt xuống hạng ba kém hơn AfD tại tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern hôm 04.09.16  nhưng bà Merkel vẫn khư khư bám chặt đường lối theo kiểu "chúng ta làm được điều đó", bất chấp sự phê bình, chỉ trích từ đảng chị em và thành viên của CDU.

 

- Chủ tịch đảng SPD, Gabriel gần đây tuy không mạnh mẽ bằng CSU cũng đã chỉ trích chính sách tỵ nạn của bà Merkel nhưng mặt khác, phó chủ tịch đảng SPD lại đòi hỏi CSU phải rời liên minh chính phủ theo tôi mục đích không khác gì hơn là tạo mâu thuẩn giữa CDU và CSU. Nếu CDU và CSU tranh cãi quyết liệt hơn thì SPD sẽ được lợi, cử tri Đức quay sang ủng hộ SPD !.

 

- Chính người viết không hiểu rõ bà Merkel muốn gì ?. Qua kết quả bầu cử tại tiểu bang Mecklenburg-Vorpommern, tỉnh bộ CDU, cái nôi của bà Merkel mà CDU thua thê thảm, kém AfD là đảng lần đầu ra tranh cử và theo giới chuyên gia phân tích, công bố rõ ràng ngay trong đêm bầu cử 04.09.2016 thì nguyên nhân chính đưa đến sự thành công cho AfD là chính sách tỵ nạn thì trên nguyên tắc bà Merkel và CDU không được coi thường " ý dân". Rất tiếc là bà Merkel cho đến nay vẫn "khư khư ôm chặt" đường lối chính trị tỵ nạn do chính bà đưa ra mặc dầu giới chuyên gia chính trị Đức đã phân tích và chỉ trích rõ ràng là "sai lầm".

 

- Sau Mecklenburg-Vorpommern, lần đầu tiên AfD cũng ra tranh cử khu vực, thành phố, làng xã tại tiểu bang Niedersachsen mà chủ đề chính để vận động tranh cử là "chính sách tỵ nạn". Khách quan mà nói, AfD là lực lượng mạnh thứ tư tại Niedersachsen, hơn xa Tả khuynh (Linke, hậu thân đảng cộng sản) và hơn luôn cà đảng kỳ cựu FDP đã từng liên minh nắm quyền tại đây đến 3 điểm phần trăm.

 

Chừng đó cũng chưa đủ để CDU hay bà Merkel nên xét lại đường lối chính trị - nhất là "chính sách tỵ nạn mở ngỏ, không giới hạn" -, hay sao ??.

 

  • ©       Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, 12. September 2016)

                   Nguồn: AFP,  DPA, Yahoo News




.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Tân Hoa Xã, TQ: Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra cách thức phù hợp nhằm hòa hợp với nhau - chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. ✱ Al Jazeera, Qatar: Chính quyền Biden cho biết Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh duy nhất của Hoa Kỳ “với mục đích định hình lại trật tự quốc tế và ngày càng có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để thúc đẩy mục tiêu đó” ✱ Kyodo News, Jp: Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế khả năng Trung Quốc tiếp cận một số chip cao cấp được Bắc Kinh sử dụng để sản xuất các hệ thống quân sự tiên tiến. ✱ Global Times, CN: Cuộc chiến chip ngày càng leo thang của Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra sự bất ổn to lớn cho ngành công nghiệp chip thế giới và đặt các nhà sản xuất chip hàng đầu vào tình thế cực kỳ khó khăn có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng. ✱ Asia Nikkei, Jp: Những hạn chế sẽ khiến Bắc Kinh khó khăn hơn nhiều trong việc mua hoặc chế tạo chất bán dẫn tiên tiến cho một quân đội...
✱ Declassified Uk.: Các hồ sơ giải mật cho thấy, Vương quốc Anh đã dự đoán về một "cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Nga và Ukraine" từ năm 1992. ✱ The Grayzone: Bài thuyết trình vào tháng 4 năm 2022 dành cho các sĩ quan tình báo cao cấp của Anh, vạch ra một kế hoạch phức tạp để làm nổ tung Cầu Kerch ở Crimea. ✱ TASS Ru.: Các nhân viên thuộc các cơ quan tình báo của Mỹ và Anh trực tiếp tham gia vào các hoạt động bí mật với Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và đào tạo nhân viên để thực hiện công tác ✱ Yahoo News: CIA đã bí mật đào tạo các lực lượng Ukraine tại vùng tiền tuyến phía đông của Ukraine - CIA huấn luyện các đối tác Ukraine về các kỹ thuật bắn tỉa, cách vận hành tên lửa chống tăng Javelin và các thiết bị khác...
Trước khi ngưng đọc vì cho rằng chúng ta đã nói rất nhiều về những điều tương tự trong nhiều tháng qua, xin hãy để tôi nói rõ: Tôi không nói về Nga. Không, đây là một vấn đề lớn hơn. Nó mang tên Trung Quốc...
Sáng thứ Hai 10/10/22 vùa qua, phải chăng Putin đã thay đổi bản chất cuộc chiến ở Ukraine khi phóng 83 hỏa tiễn nhằm thẳng 11 cơ sở vật chất dân sự và nhà cửa dân chúng? Putin đã áp dụng đúng lý thuyết chiến tranh của cộng sản là tiêu diệt sự sống xã hội của quốc gia địch khi mục tiêu không đạt được. Nhưng có người cho rằng oanh tạc Ukraine hôm thứ Hai thực chất không phải Putin thay đổi chiến thuật mà đó chỉ để vớt vát thể diện trước dân chúng Nga và thế giới sau nhiều thất bại liên tiếp ở Ukraine và, đau đớn hơn nữa, « cầu Putin » (Kertch) bị đặc công Ukraine phá hỏng...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Trong thời đại kinh tế toàn cầu hoá dựa vào tri thức và thông tin, thì kiến thức trở thành sức mạnh và Internet là phương tiện kết nối. Các kiến thức mới đang được phổ biến tự do trên khắp thế giới và mọi người có thể truy cập được dễ dàng hơn. Trước các chuyển biến dông bão này, tình hình cạnh tranh giữa các cường quốc không chỉ còn nằm trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh mà còn canh tân kỹ thuật và nhiều quốc gia cảm thấy đang bị đe dọa bởi sự tụt hậu về kiến thức và trang bị kỹ thuật số...
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.