Hôm nay,  

Nhân Quyền Thế Giới: Csvn Đàn Áp Phật Giáo, Pghh

12/12/199900:00:00(View: 6506)
WASHINGTON (VB) - Dưới đây là phần thứ nhì về Việt Nam của Bản Tường Trình Nhân Quyền 2000, do tổ chức Quan Sát Nhân Quyền phổ biến. Trích dịch như sau.

Cũng ác nghiệt tương đương là một sắc lệnh mới, gọi là 89/ND-CP, cho thiết lập các trung tâm tạm giam và giam giữ tiền xử án trên khắp nước VN. Ký bởi Thủ Tướng Phan Văn Khải tháng 11.1998, lệnh này cho các đơn vị công an từ cấp quận huyện trở lên và các đơn vị quân sự cấp sư đoàn trở lên được điều hành các trại tạm giam tạm thời của riêng họ, và cho họ quyền bắt giam nguời trong tình trạng giam tạm hay giam tiền xử án. Không có thông tin nào về những loại tội hình sự có thể thúc đẩy ra các vụ bắt giam theo luật 89/ND-CP, cũng không có thông tin gì về các quyết định thời hạn tạm giam này.

Đảng CSVN đã làm nhiều màn thanh trừng trong đảng, ngoài việc trục xuất Trần Độ. Hồi tháng Hai, ủy ban trung ương Đảng ra một nghị quyết ủng hộ tự do ý thức hệ trong khi cùng lúc lại bảo rằng đảng sẽ trừng phạt các cán bộ bày tỏ ý kiến hay phát tán tài liệu chống đảng. Hồi tháng Năm, Thư Ký Thường Trực Chính Trị Bộ Phạm Thế Duyệt kể ra hơn một tá hoạt động ngăn cấm các đảng viên liên hệ, kể cả việc chỉ trích chính sách đảng, và tổ chức hay kích động dân chúng nộp đơn khiếu kiện hay biểu tình.

Một bản tường trình của Abdelfattah Amor, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Về Bất Khoan Dung Tôn Giáo, phổ biến hồi tháng Ba, nhấn mạnh nhu cầu cho VN thực hiện các cải tổ để bảo đảm các quyền tôn giáo. Tuy nhiên, chính phủ tiếp tục đòi hỏi rằng tất cả các hoạt động tôn giáo phải đăng ký với nhà nước và áp dụng việc hạn chế đi lại đối với các lãnh tụ tôn giáo và [hạn chế] về nội dung các bài giảng hay diễn văn của họ.

Hồi tháng Tư, nhà nước ra một sắc lệnh về tôn giáo, Số 26/1999/ND-CP. Trong khi bảo đảm tự do tôn giáo, luật này nói là tất cả các tổ chức tôn giáo được sử dụng chống nhà nước, cũng như các “hoạt động mê tín dị đoan” không được chỉ ra cụ thể, sẽ bị trừng phạt theo luật. Luật cũng cấm các tổ chức tôn giáo tổ chức các hoạt động trái nghịch với “các cơ cấu đã được Thủ Tướng cho phép.”

Các lãnh tụ tôn giáo của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất bị cấm đoán vẫn liên tục bị trấn áp trong năm 1999. Hồi tháng 9, một năm sau khi được thả ra khỏi nhà tù năm 1998, ba nhà sư GHPGVNTN - HT Quảng Độ, TT Không Tánh, TT Tuệ Sỹ - một lần nữa lại bị dọa bắt giam. Tháng 3.1999, HT Quảng Độ bị triệu lên chất vấn và bị buộc trở về Sài Gòn sau khi Ngài đi tới Miền Trung viếng thăm Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang (người cũng đang bị giam trong một ngôi chùa trong 16 năm). Ngày 6.8, công an Sài Gòn gọi HT Quảng Độ lên chất vấn nhiều giờ và tìm cách buộc Ngài ký một bản tự thú rằng Ngài đã hành động bất hợp pháp sau khi Ngài viết một lá thư cho các đại sứ Liên Âu tại Hà Nội kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo. Ngày 13.8, một đoàn công an tới chùa Ngài sau nửa đêm và đòi gặp Ngài, đe dọa phá cửa trước khi họ rời chỗ này. Tháng 9, HT Quảng Độ bị triệu hồi lần nữa để chất vấn bởi công an, cũng như vậy là TT Không Tánh và TT Tuệ Sỹ. Họ bảo các vị sư này là việc bắt giam họ trở lại đã sẵn sàng, với các lệnh bắt giam đã để sẵn vì “các hoạt động lật đổ” đang chờ điều tra thêm.

Các thành viên Phật Giáo Hòa Hảo cũng bị công an theo dõi và ít nhất một thành viên được suy đoán là đang bị tạm giam. PGHH được cho tình trạng hoạt động chính thức hồi tháng 5, mặc dù các chức sắc do nhà nước bổ nhiệm chiếm trọn Ủy Ban Đại Diện PGHH 11 người được dựng lên vào lúc đó. Hồi tháng 7, trong một vụ tập họp công khai lớn lao lần đầu tiên của PGHH kể từ 1975, hàng ngàn các tín đồ PGHH đã tưởng niệm việc khai sáng nền đạo tại tỉnh An Giang. (LTS: Con số tín đồ dự lễ Khai Sáng Nền Đạo PGHH lúc đó do nhà nước ước tính là 3 triệu người.)

Kỳ Sau: Tường Trình Nhân Quyền 2000 viết gì về việc đàn áp Tin Lành và Thiên Chúa Giáo"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Taliban hôm Thứ Ba, 7 tháng 9 năm 2021, đã công bố chính phủ lâm thời cho Afghanistan toàn là đàn ông gồm các cựu chiến binh của chế độ cai trị hà khắc của họ từ thập niên 1990s và cuộc chiến 20 năm chống lại liên minh do Mỹ dẫn đầu, một hành động dường như không phải để giành lấy sự ủng hộ quốc tế đối với những nhà lãnh đạo mới đang cần một cách tuyệt vọng để tránh sự sụp đổ kinh tế, theo Hãng Tin Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba. Được bổ nhiệm vào chức vụ chính của bộ nội vụ là Sirajuddin Haqqani, là người nằm trong danh sách truy tìm số một của FBI với tiền thưởng 5 triệu đô la cho cái đầu của ông ấy và được tin là vẫn còn đang giam giữ ít nhất một con tin Mỹ. Ông này lãnh đạo hệ thống Haqqani đáng sợ mà bị đổ tội cho nhiều vụ tấn công chết người và bắt cóc.
Nasaria nói Taliban đang “săn lùng những người Mỹ” khi mà sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi đất nước này. “Tôi nghĩ về chính mình, ‘Có phải tôi phải xem đây là nhà của mình không? Có phải tôi sẽ kết thúc cuộc sống của mình ở đây không? Có phải tôi sẽ chết ở đây không? Điều gì sẽ xảy ra?’,” theo bà nói với Đài Voice of America trong một cuộc phỏng vấn. “Rõ ràng họ [Taliban] sẽ gõ cửa từng nhà… cố tìm xem có bất cứ ai có hộ chiếu màu xanh không.”
“Cùng với nhóm đồng nghiệp của chúng tôi, chúng tôi đã muốn đi đến gần văn phòng của chính phủ cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới đó, Taliban đã tấn công các phụ nữ bằng súng điện, và họ xịt hơi cay vào các phụ nữ. Họ cũng đánh vào đầu các phụ nữ bằng bảng súng, và các phụ nữ đã bị chảy máu. Không có ai hỏi tại sao,” theo Soraya, một nhân viên của chính quyền cũ có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình hôm Thứ Bảy, nói với Reuters. Một video cho thấy nhà hoạt động Afghan Narjis Sadat bị chảy máu đầu đã được chia xẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội, cho rằng bà đã bị đánh bởi các tay súng dân quân tại cuộc biểu tình.
Thủ Tướng Nhật Yoshihide Suga hôm Thứ Sáu, 3 tháng 9 năm 2021, đã tuyên bố rằng ông sẽ từ chức trong khi các đánh giá về sự ủng hộ ông tiếp tục sút giảm vì việc ông giải quyết đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin của Báo The Hill tường thuật hôm Thứ Sáu. Suga, 72 tuổi, nói rằng ông sẽ không tranh cử trong cuộc đua giành chức lãnh đạo đảng trong vài tuần, trước cuộc tổng tuyển cử tháng 11, theo nhiều báo cáo cho biết. Ông đã nói với các đồng nghiệp trong cuộc họp đảng rằng ông đúng ra nên tập trung vào các nỗ lực chống vi khuẩn corona hơn là tranh giành tái đắc cử, theo Báo The Washington Post cho biết.
Ứng cử viên Thủ tướng Liên bang Armin Laschet (CDU) đi cùng một nhóm chuyên gia trong đợt tổng kết cuối cùng trước cuộc bầu cử Quốc hội liên bang. Ông Laschet tại trụ sở CDU ở Berlin cho biết 23 ngày trước cuộc bầu cử, bây giờ là về nội dung. " Bây giờ mang những ý tưởng sáng tạo đến "trọng điểm", đó là những gì chúng tôi đặt ra để làm." Nhóm của ông bao gồm "các chuyên gia nam nữ làm một cái gì đó khác hơn là những thí nghiệm đơn giản có tính chất ý thức hệ ".
Tướng Lục Quân Hoa Kỳ Mark Milley, chủ tịch hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, hôm Thứ Tư, 1 tháng 9 năm 2021, nói rằng “có thể” Hoa Kỳ sẽ tìm cách hợp tác với Taliban trong các cuộc không kích khủng bố tại Afghanistan chống lại các dân quân Nhà Nước Hồi Giáo và những nhóm khác, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Tư.
Trung Cộng luôn luôn tìm mọi cách để chiếm lấy Biển Đông, mà mới và cụ thể nhất là việc nước này yêu cầu tàu ngoại quốc “phải khai báo tên tàu, tín hiệu gọi tàu, hàng hóa độc hại và nguy hiểm trên tàu” khi đi vào khu vực mà họ gọi là “lãnh hải” của TC trên Biển Đông, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 31 tháng 8 năm 2021.
Hoa Kỳ đã hoàn tất việc rút quân ra khỏi Afghanistan vào cuối ngày Thứ Hai, 30 tháng 8 năm 2021, chấm dứt cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ và đóng lại một chương lịch sử quân đội mà có thể sẽ được nhớ tới vì sự thất bại to lớn, không làm đúng lời cam kết và cuối cùng bỏ chạy khiến cho hơn 180 người Afghans và 13 binh sĩ Hoa Kỳ chết, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai.
Sullivan nói rằng Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch để tòa đại sứ tiếp tục hiện diện sau ngày Mỹ rút quân cuối cùng. Nhưng ông cam kết Hoa Kỳ “sẽ bảo đảm có sự ra đi an toàn cho bất cứ công dân Mỹ nào, bất cứ thường trú nhân Mỹ hợp lệ nào,” sau Thứ Ba, cũng như đối với “những người Afghans đã giúp chúng ta.” Nhưng vô số người Afghans dễ bị hại, sợ sự trở lại tàn bạo của chế độ Taliban trước năm 2001, có khả năng bị bỏ lại đằng sau. Blinken nói rằng Hoa Kỳ đang làm việc với các nước khác trong khu vực để giữ phi trường Kabul tiếp tục mở cửa sau Thứ Ba hay tái mở cửa “một cách kịp thời.”
Lực lượng Taliban đã phong tỏa phi trường Kabul hôm Thứ Bảy, 28 tháng 8 năm 2021, đối với hầu hết người Afghans hy vọng di tản, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh của mình bị thương tổn do cuộc không vận hỗn loạn mà sẽ chấm dứt 2 thập niên các binh sĩ của họ hiện diện tại Afghanistan, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Các nhà lãnh đạo Tây Phương thừa nhận rằng sự rút đi của họ có nghĩa là bỏ lại một số công dân của họ và nhiều dân địa phương là những người đã giúp họ trong nhiều năm qua, và họ hứa cố gắng tiếp tục làm việc với Taliban để cho phép các đồng minh địa phương ra đi sau thời hạn chót vào Thứ Ba của Tổng Thống Joe Biden để rút khỏi đất nước này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.