Hôm nay,  

Nhân Quyền Thế Giới: Csvn Đàn Áp Phật Giáo, Pghh

12/12/199900:00:00(Xem: 6511)
WASHINGTON (VB) - Dưới đây là phần thứ nhì về Việt Nam của Bản Tường Trình Nhân Quyền 2000, do tổ chức Quan Sát Nhân Quyền phổ biến. Trích dịch như sau.

Cũng ác nghiệt tương đương là một sắc lệnh mới, gọi là 89/ND-CP, cho thiết lập các trung tâm tạm giam và giam giữ tiền xử án trên khắp nước VN. Ký bởi Thủ Tướng Phan Văn Khải tháng 11.1998, lệnh này cho các đơn vị công an từ cấp quận huyện trở lên và các đơn vị quân sự cấp sư đoàn trở lên được điều hành các trại tạm giam tạm thời của riêng họ, và cho họ quyền bắt giam nguời trong tình trạng giam tạm hay giam tiền xử án. Không có thông tin nào về những loại tội hình sự có thể thúc đẩy ra các vụ bắt giam theo luật 89/ND-CP, cũng không có thông tin gì về các quyết định thời hạn tạm giam này.

Đảng CSVN đã làm nhiều màn thanh trừng trong đảng, ngoài việc trục xuất Trần Độ. Hồi tháng Hai, ủy ban trung ương Đảng ra một nghị quyết ủng hộ tự do ý thức hệ trong khi cùng lúc lại bảo rằng đảng sẽ trừng phạt các cán bộ bày tỏ ý kiến hay phát tán tài liệu chống đảng. Hồi tháng Năm, Thư Ký Thường Trực Chính Trị Bộ Phạm Thế Duyệt kể ra hơn một tá hoạt động ngăn cấm các đảng viên liên hệ, kể cả việc chỉ trích chính sách đảng, và tổ chức hay kích động dân chúng nộp đơn khiếu kiện hay biểu tình.

Một bản tường trình của Abdelfattah Amor, Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Về Bất Khoan Dung Tôn Giáo, phổ biến hồi tháng Ba, nhấn mạnh nhu cầu cho VN thực hiện các cải tổ để bảo đảm các quyền tôn giáo. Tuy nhiên, chính phủ tiếp tục đòi hỏi rằng tất cả các hoạt động tôn giáo phải đăng ký với nhà nước và áp dụng việc hạn chế đi lại đối với các lãnh tụ tôn giáo và [hạn chế] về nội dung các bài giảng hay diễn văn của họ.

Hồi tháng Tư, nhà nước ra một sắc lệnh về tôn giáo, Số 26/1999/ND-CP. Trong khi bảo đảm tự do tôn giáo, luật này nói là tất cả các tổ chức tôn giáo được sử dụng chống nhà nước, cũng như các “hoạt động mê tín dị đoan” không được chỉ ra cụ thể, sẽ bị trừng phạt theo luật. Luật cũng cấm các tổ chức tôn giáo tổ chức các hoạt động trái nghịch với “các cơ cấu đã được Thủ Tướng cho phép.”

Các lãnh tụ tôn giáo của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất bị cấm đoán vẫn liên tục bị trấn áp trong năm 1999. Hồi tháng 9, một năm sau khi được thả ra khỏi nhà tù năm 1998, ba nhà sư GHPGVNTN - HT Quảng Độ, TT Không Tánh, TT Tuệ Sỹ - một lần nữa lại bị dọa bắt giam. Tháng 3.1999, HT Quảng Độ bị triệu lên chất vấn và bị buộc trở về Sài Gòn sau khi Ngài đi tới Miền Trung viếng thăm Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang (người cũng đang bị giam trong một ngôi chùa trong 16 năm). Ngày 6.8, công an Sài Gòn gọi HT Quảng Độ lên chất vấn nhiều giờ và tìm cách buộc Ngài ký một bản tự thú rằng Ngài đã hành động bất hợp pháp sau khi Ngài viết một lá thư cho các đại sứ Liên Âu tại Hà Nội kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo. Ngày 13.8, một đoàn công an tới chùa Ngài sau nửa đêm và đòi gặp Ngài, đe dọa phá cửa trước khi họ rời chỗ này. Tháng 9, HT Quảng Độ bị triệu hồi lần nữa để chất vấn bởi công an, cũng như vậy là TT Không Tánh và TT Tuệ Sỹ. Họ bảo các vị sư này là việc bắt giam họ trở lại đã sẵn sàng, với các lệnh bắt giam đã để sẵn vì “các hoạt động lật đổ” đang chờ điều tra thêm.

Các thành viên Phật Giáo Hòa Hảo cũng bị công an theo dõi và ít nhất một thành viên được suy đoán là đang bị tạm giam. PGHH được cho tình trạng hoạt động chính thức hồi tháng 5, mặc dù các chức sắc do nhà nước bổ nhiệm chiếm trọn Ủy Ban Đại Diện PGHH 11 người được dựng lên vào lúc đó. Hồi tháng 7, trong một vụ tập họp công khai lớn lao lần đầu tiên của PGHH kể từ 1975, hàng ngàn các tín đồ PGHH đã tưởng niệm việc khai sáng nền đạo tại tỉnh An Giang. (LTS: Con số tín đồ dự lễ Khai Sáng Nền Đạo PGHH lúc đó do nhà nước ước tính là 3 triệu người.)

Kỳ Sau: Tường Trình Nhân Quyền 2000 viết gì về việc đàn áp Tin Lành và Thiên Chúa Giáo"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các mối đe dọa tiềm ẩn của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) chống lại người Mỹ tại Afghanistan đang buộc quân đội Hoa Kỳ phát triển các phương cách mới để bốc người di tản tới phi trường tại Kabul, theo một viên chức cao cấp của Hoa Kỳ cho biết hôm Thứ Bảy, 21 tháng 8 năm 2021, thêm vào sự phức tạp mới trong các nỗ lực vốn đã hỗn loạn để di tản người ra khỏi nước này sau khi Taliban chiếm cả nước, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Sáu, 20 tháng 8 năm 2021, đã cam kết đem tất cả người Mỹ ở Afghanistan về nhà – và tất cả người Afghan đã giúp người Mỹ trong chiến tranh, nữa – trong khi các viên chức khẳng định rằng các trực thăng quân đội Hoa Kỳ đã bay vào vùng Taliban kiểm soát ở Kabul để bốc người sẽ được di tản, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu. Nhưng các cam kết của Biden, và những chiếc trực thăng hạn chế của Hoa Kỳ bay ra ngoài các hàng rào bê tông bao quanh phi trường Kabul, đến trong lúc hàng ngàn người Mỹ và các người khác đang tìm cách chạy thoát Taliban đã gặp khó khăn để vượt qua những đám đông, các trạm kiểm soát phi trường của Taliban và bộ máy quan liêu của Hoa Kỳ đôi khi không vượt qua nổi.
Thời gian đang cạn dần đối với Mohammad Khalid Wardak, một sĩ quan cao cấp của cảnh sát quốc gia Afghan người đã từng làm việc nhiều năm cùng với quân đội Mỹ. Bị săn lùng bởi Taliban, ông ấy đã ẩn trốn với gia đình tại Kabul, liên tục dời chỗ ở từ nơi này sang nơi khác như họ đã nỗ lực – và đã thất bại – nhiều lần tới điểm hẹn nơi họ có thể được giải cứu. Sau ít nhất 4 lần cố gắng trong nhiều ngày, cuối cùng gia đình đã được trực thăng bốc đi hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021 trong một cuộc giải cứu như trong phim – được gọi là Chiến Dịch Giữ Lời Hứa – đã được thực hiện bí mật vào ban đêm bởi quân đội Mỹ và các đồng minh
Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ bắt đầu chuyến công du Á Châu lần đầu tiên trong vai trò phó tổng thống Mỹ vào cuối tuần này để đến thăm Singapore và Việt Nam, theo bản tin của Bloomberg tường thuật hôm Thứ Năm, 19 tháng 8 năm 2021. Bà đã có lịch trình tổ chức họp báo chung với Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long vào Thứ Hai và tham dự hội nghị bàn tròn tập trung vào sự đẩy mạnh chuỗi cung cấp. Tại Hà Nội, bà sẽ trình làng văn phòng khu vực của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) tại Đông Nam Á.
Vào năm 2018, Taliban đã chiếm lấy kiểm soát phần lớn khu vực nông thôn của Afghanistan. Chính phủ Trump, lúc đó đang tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến dài nhất của Mỹ, thúc giục Pakistan thả Baradar vào năm đó và bắt đầu theo đuổi thương thuyết hòa bình với Taliban. Baradar đã lãnh đạo nhóm thương thuyết của Taliban tại Qatar trải qua nhiều vòng đàm phán đó, đỉnh điểm là hiệp ước hòa bình tháng 2 năm 2020 ra đời. Ông cũng đã gặp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lúc đó là Mike Pompeo.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021, đã gợi ý lần đầu tiên rằng ông muốn giữ quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan cho đến khi tất cả công dân Mỹ là những người muốn ra đi được rời khỏi đất nước này, nhưng đã ngưng cam kết đối với những người Afghan hợp tác với Hoa Kỳ, theo bản tin của CNN tường thuật hôm Thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài ABC News, Biden nói rằng người Mỹ nên dự kiến đối với tất cả công dân Hoa Kỳ tại Afghanistan sẽ được di tản vào ngày 31 tháng 8, là hạn chót mà chính phủ đã đặt ra để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đang ở tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), theo ngoại trưởng của nước này cho biết trong một tuyên bố hôm Thứ Tư, 18 tháng 8 năm 2021. Tin tức về nơi ở của ông đến nhiều ngày sau khi ông chạy trốn khỏi Kabul khi Taliban tấn công tới gần thành phố này. “Ngọi Trưởng của UAE và Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế có thể xác nhận rằng UAE đã chào đón Tổng Thống Ashraf Ghani và gia đình ông vào đất nước này theo diện nhân đạo,” theo bộ này cho hay.
Trong vài tuần trước, các tay súng Taliban, được trang bị với ít súng AK-47, đã xâm chiếm toàn bộ Afghanistan mà không có kháng cự nào đáng kể, theo bản tin của BBC tiếng Anh tường thuật hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021. Chương trình BBC Newsnight được kể cho biết rằng một trong những lý do tiềm ẩn bên sau của sự sụp đổ của Quân Đội Quốc Gia Afghan là số lượng thật sự của lực lượng chiến đấu chỉ là một phần nhỏ của con số chính thức. Tổng Thống Biden đã lập đi lập lại rằng con số quân đội Afghan là 300,000 binh sĩ đã nhận hàng trăm triệu đô la cho việc trang bị và huấn luyện.
Taliban đã đồng ý cho phép “hành lang an toàn” từ Afghanistan cho những người dân đang gặp khó khăn để tham gia cuộc không vận do Hoa Kỳ chỉ đạo từ thủ đô Kabul, theo cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Joe Biden cho biết hôm Thứ Ba, 17 tháng 8 năm 2021, dù thời hạn cho việc hoàn tất di tản của người Mỹ, các đồng minh Afghan và những người khác chưa được thông qua với các lãnh đạo mới của Afghanistan, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Ba.
“Đây là điều tôi tin vào cốt lõi của mình: Là sai lầm để ra lệnh cho binh sĩ Mỹ bước tới khi chính quân đội của Afghanistan thì không,” theo Biden phát biểu trong bài nói chuyện của ông trước quốc dân hôm Thứ Hai. “Còn bao nhiêu thế hệ của con gái và con trai nước Mỹ mà bạn muốn tôi gửi họ đi chiến đấu cho cuộc nội chiến của Afghanistan? Tôi sẽ không lập lại những sai lầm mà chúng ta đã làm trong quá khứ.”
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.