Hôm nay,  

Khủng Hoảng Ukraine Xoá Bỏ Hy Vọng NATO Hòa Lại Với Nga

07/07/201500:00:00(Xem: 2739)

BRUSSELS - NATO đang chuẩn bị đối đầu lâu dài với Nga, miễn cưỡng chấp nhận hậu quả của khủng hoảng Ukraine làm chuyển biến về căn bản các điều kiện an ninh của châu Âu có thể buộc từ bỏ hy vọng về quan hệ xây dựng với Moscow – 1 số đồng minh NATO muốn tránh Chiến Tranh Lạnh mới hay bị lôi kéo vào cuộc chạy đuă vũ trang tốn kém hy vọng khủng hoảng do TT Putin gây ra sớm tan, tương tự cuộc chiến giữa Nga và Georgia năm 2008.

Nhưng, bộ chỉ huy NATO nhận biết rằng hy vọng ấy khó thành, các quan hệ với Nga đã bước vào 1thời kỳ băng giá kéo dài, có thể buộc khối NATO thay đổi chiến luợc – 2 bên leo thang khẩu chiến, NATO lên án Nga xâm lăng Ukraine và Moscow nhất mực chối cãi.

Tình thế căng thẳng đã đưa tới tranh luận về nhu cầu hoạch định lại chủ thuyết phòng thủ.

Thẩm định chiến luợc đuợc các nhà lãnh đạo NATO chấp nhận tại hội nghị thượng đỉnh Lisbon năm 2010 ghi nhận mối đe dọa tấn công quy ước là thấp.

Tuần qua, ĐS Douglas Lute, đại diện Hoa Kỳ tại NATO, nhận xét “1 phần trong tuyên bố của hội nghị Lisbon coi Nga như đối tác chiến luợc đã bị đặt thành vấn đề vì hành vi của Nga”. Ban tham mưu NATO đang soạn thảo kế hoạch ứng phó (mật) với các tình huống khác nhau.

Theo tuyên cáo thành lập NATO, 1 thành viên bị tấn công có nghĩa là cả liên minh bị tấn công. Ý kiến của bộ trưởng quốc phòng Lithuania Juozas Olekas là NATO phải chấp nhận điều kiện an ninh mới để tu chính tuyên cáo thành lập.

Bên lề 1 hội nghị NATO tại Brussels trong tháng qua, bộ trưởng Olekas nói rõ “Ngày nay, Nga là mối đe dọa của chúng ta”.


Lithuania trở thành độc lập sau ngày tan rã hệ thống Liên Xô, gia nhập NATO năm 2004, đặc biệt cảm thấy mối đe dọa từ Nga sau các diệu võ giương oai quân sự của chế độ Putin. Cũng như các nước vùng Baltic, Lithuania có 1 cộng đồng thiểu số là người Nga.

Viên chức ẩn danh NATO nhận xét: quan hệ đóng băng với Moscow kéo dài vì vai trò lãnh đạo của ông Putin gắn liền với khuynh hướng đối đầu thường trực.

Mặt khác, 1 thành phần trong NATO không muốn liên minh quá chú tâm vào các thách thức từ phương đông, coi nhẹ các mối đe dọa từ phương nam như “nhà nưóc Hồi Giáo – ISIS” đang chiếm 1 phần lãnh thổ của Syria và Iraq.

Sau cuộc chiến Afghanistan, NATO quay lại với nhiệm vụ phòng vệ châu Âu – với khủng hoảng Ukraine, NATO gia tăng các hoạt động không thám, điều động quân số luân lưu tại vùng Baltic, tăng tập trận và tổ chức lực luợng phản ứng nhanh.

Các hoạt động này bị Moscow mô tả là khiêu khích. Nhưng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã thực sự ngưng hợp tác với Nga, gồm bảo dưỡng trực thăng vũ trang cho Afghanistan, và chống hải tặc tại bên ngoài bờ biển Somalia. Từ Tháng 12-2014, Nga bắt đầu bị phương tây trừng phạt trên hồ sơ Ukraine.

Tại Nga, giám đốc Ruslan Pukhov của Center for Analysis of Srategies and Technologies tyên bố: Moscow sẽ phản ứng tiêu cực – trong khi đó, ký mục gia quốc phòng Alexander Golts của báo Nga cảm thấy bi quan về các quan hệ giữa NATO và Moscow, viết “Chúng ta đang di chuyển rất nhanh huớng tới Chiến Tranh Lạnh mới”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.