Trung Quốc Đứng Ngoài Lề Trong Ngoại Giao Quốc Tế Về Vấn Đề Ukraine

22/03/202221:16:00(Xem: 885)

Putin & Tap Can Binh
Bất chấp sức mạnh kinh tế và quân sự cùng mối quan hệ ‘thắm thiết’ với Nga, Trung Quốc ‘bó tay’ không làm gì.

HOA KỲ – Theo bài phân tích của Steven Lee Myers và Chris Buckley được đăng trên tạp chí NYTimes hôm nay, bất chấp sức mạnh kinh tế và quân sự cùng mối quan hệ ‘thắm thiết’ với Nga, Trung Quốc cũng ‘bó tay’ không ngăn cản được Vladimir Putin ngừng gieo rắc chiến tranh.

Ờ thì Trung Quốc cũng có đôi lần lên tiếng kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine. Nhưng họ chẳng mấy tích cực trong việc thúc ép Nga đàm phán để chấm dứt cuộc giao tranh. Thay vì đóng vai trò chủ động hơn, Trung Quốc đã cố gắng giữ khoảng cách: cũng hô hào kêu gọi hòa bình đó, nhưng không ra sức hòa giải hoặc tổ chức các cuộc đàm phán.

Theo các viên chức Bắc Kinh, việc can thiệp mạnh tay hơn sẽ mang tới những rủi ro chính trị và kinh tế mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình không sẵn lòng đón nhận. Thay vào đó, họ đã thận trọng tìm cách đánh 1 vòng ngoài rìa giữa “phản đối chiến tranh” và “ủng hộ đối tác.” Kết quả là, về mặt ngoại giao, Trung Quốc ở bên lề cuộc xung đột, không thể hoặc không sẵn sàng tạo ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của họ.

John Delury, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Trường Yonsei ở Seoul, cho biết: “Nếu mà ông Tập thật lòng muốn chiến tranh kết thúc, thì kiểu phản ứng nửa vời vừa qua cho thấy sự hèn nhược của Trung Quốc trong chính trường thế giới, bất chấp nhiều thập niên họ lặn lội vươn lên vị thế cường quốc.”

Các viên chức Bắc Kinh bày tỏ họ muốn cuộc tàn sát ở Ukraine kết thúc. Trong cuộc họp trực tuyến online với Tổng thống Biden hôm thứ Sáu tuần trước, ông Tập đã tán thành cách tiếp cận gồm hai phần - ngừng bắn, tiếp theo là viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, không rõ liệu ông Tập có thông báo điều đó với Tổng thống Nga, Vladimir V. Putin hay không. Hai vị đã nói chuyện một ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Và cho tới nay, ông Tập vẫn chưa nói với lãnh đạo của Ukraine, Volodymyr Zelensky, một câu nào.

Khi chiến sự kéo dài cùng với bất hạnh và khổ đau, các viên chức ngoại giao của Trung Quốc ngày càng phải căng thẳng trong việc ‘bảo vệ lập trường’ của Bắc Kinh.

Họ đã hô hào sẽ viện trợ nhân đạo cho Ukraine nhưng từ chối chỉ trích chính quyền Putin vì đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo. Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, Fan Xianrong, nói với các viên chức ở Lviv rằng Trung Quốc sẽ là “một nguồn viện trợ” và ca ngợi sự đoàn kết của Ukraine khi đối mặt với cuộc chiến (mà các viên chức ở Bắc Kinh sẽ không coi là một cuộc xâm lược).

Việc Trung Quốc tránh đưa ra bất kỳ lời chỉ trích nào đối với Nga sẽ khó mà thuyết phục rằng họ là một bên trung lập.

“Đừng ngây thơ vậy chứ,” đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Qin Gang, trả lời trong chương trình “Face the Nation” của CBS khi bị hỏi tại sao Trung Quốc không chịu lên tiếng chỉ trích cuộc xâm lược của Nga. “Lên án cũng đâu giải quyết được vấn đề.”

Chính sách của Trung Quốc bị ràng buộc bởi mối quan hệ cá nhân, thậm chí sâu sắc, mà ông Tập đã tạo dựng với nhà lãnh đạo Nga. Dù chiến tranh rất căng thẳng nhưng nó vẫn chưa đủ để phá vỡ những ràng buộc đó.

Các viên chức Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm của Putin về Hoa Kỳ, cáo buộc Washington đã thổi bùng ngọn lửa châm ngòi chiến tranh bằng cách mở rộng NATO. Họ cũng chỉ trích việc Hoa Kỳ áp các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Nga. Khi nghĩ sâu xa, việc thúc ép Nga nhượng bộ sẽ củng cố hiệu quả vị thế của Hoa Kỳ và các đồng minh. Đồng thời, Trung Quốc cũng không có khả năng cắt đứt quan hệ với họ.

Bilahari Kausikan, cựu đại sứ Singapore tại Nga và Liên Hợp Quốc, cho biết: “Với Trung Quốc, Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất. Và đó là điểm mấu chốt. Họ sẽ không làm bất cứ điều gì gây nguy hiểm tới mối quan hệ với Nga hoặc làm suy yếu quyền hạn của Putin.”

Tại Washington, các viên chức coi quan điểm của ông Tập là ‘tiêu chuẩn kép’ khi so sánh với việc Trung Quốc giải quyết ngoại giao xung quanh chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong trường hợp đó, họ đã kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân, đồng thời vẫn cung cấp năng lượng và các sản phẩm khác để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Ở một số khía cạnh, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một dấu ấn đậm nét cho chính sách ngoại giao quốc tế của Trung Quốc. Họ đóng vai trò chủ nhà của một số vòng đàm phán, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào năm 2005 về việc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí để đổi lấy viện trợ kinh tế và đảm bảo an ninh. Ấy vậy mà một năm sau, thỏa thuận tan vỡ và nhà lãnh đạo của đất nước vào thời điểm đó, Kim Jong-il, đã cho tiến hành một vụ thử hạt nhân.

Kể từ đó, vai trò của Trung Quốc trong ngoại giao quốc tế bị hạn chế.

Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nơi Trung Quốc là 1 trong 5 cường quốc thường trực, có quyền phủ quyết, họ thường đóng vai trò hỗ trợ nhiều hơn là lãnh đạo. Trong nhiều trường hợp, điều đó có nghĩa là họ về phe Nga. Tuy nhiên, khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc là 1 trong 15 thành viên bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết lên án cuộc xâm lược. (Nga dĩ nhiên đã phủ quyết)

Điều đó làm dấy lên một số kỳ vọng rằng một vết nứt đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng không, kể từ đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục ‘yểm trợ’ ngoại giao cho Nga.

Tuần trước, Xue Hanqin, thẩm phán của Trung Quốc tại Tòa Án Công lý Quốc Tế, cơ quan tư pháp hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, đã cùng với một thẩm phán Nga lên tiếng bất đồng quan điểm với phán quyết kêu gọi Nga dừng chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thẩm phán Xue viết rằng phán quyết tạm thời về tuyên bố của Ukraine về một cuộc diệt chủng đang diễn ra sẽ “không góp phần vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.” Trên các diễn đàn quốc tế khác, Trung Quốc không hề khuyến khích các nỗ lực hòa bình đa phương.

Trung Quốc có thể nhận thấy vị thế của mình ngày càng lung lay khi thiệt hại về người và kinh tế gia tăng ở Ukraine, và hơn thế nữa. Trưởng đoàn ngoại giao của Liên minh châu Âu và Ngoại trưởng Singapore đã kêu gọi Trung Quốc có nhiều hành động hơn nữa.

Ngay cả ở Trung Quốc, cũng có những tiếng nói thúc giục chính phủ Trung Quốc, cho rằng một quốc gia khao khát dẫn đầu toàn cầu thì cần phải có những nỗ lực táo bạo hơn.

Wang Huiyao, chủ tịch Center for China and Globalization in Beijing, đã kêu gọi Trung Quốc làm trung gian để đưa cho Putin bậc thang leo xuống. Ông nói: “Chúng ta cần gắn kết mọi người với nhau, gắn kết một cách thực sự. Đó là thứ đang thiếu.”

Mặt khác, cũng có những người khác coi cuộc chiến ở Ukraine là cơ hội cho Trung Quốc, nếu được giải quyết cẩn thận.

Trong một cuộc họp của các học giả về chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc ở Bắc Kinh để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, một số người đã kết luận rằng “không cần phải vội vàng chấm dứt chiến tranh.” Thực tế, Trung Quốc cũng không dạn dày kinh nghiệm trong việc dẫn dắt các cuộc đàm phán toàn cầu. Bản tóm tắt cuộc họp có viết: “Chiến tranh đang tước đi sức mạnh của các cường quốc già cỗi như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nga. Trung Quốc cần phải đứng ngoài cuộc chiến, để có thể tọa sơn quan hổ đấu.” Bản tóm tắt đã bị xóa sau đó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Vài năm sau này, cụm từ lỗi thằng đánh máy, xem chừng, thưa hẳn trên những trang báo của nước CHXHCNVN. Hỏi thăm mới biết rằng (với thời gian, cùng tuổi đời) mấy chả đều đã lần lượt chuyển qua từ trần ráo nạo...
Khi Putin xua quân xâm lăng Ukraine, quân đội Nga ra sức cướp bốc, bắn giết dân chúng Ukraine, hãm hiếp phụ nữ ở những thành phố ngoại ô Kiev như Irpin, Boutcha, Hostomel. Đây là những tội phạm chiến tranh được LHQ cho điều tra và lập hồ sơ để truy tố Putin ra Tòa án Quốc tế Đặc biệt. Nhưng về mặt chiến thuật, những hành động tàn bạo này có phải do chủ trương và được Putin vận dụng như một thứ vũ khí chiến tranh hay không?
Xác suất cựu Tổng Thống Donald Trump bị truy tố (indicted) và buộc tội (convicted) ngày càng rõ và càng lên cao trong thời gian gần đây...
US.IC: Các hoạt động của Nga ở Ukraine, có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, cuộc xung đột giữa Nga và phương Tây. * US.IC: Ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng ngày càng nhiều lực lượng không quân, hải quân, bảo vệ biển đảo- đe dọa các bên chống yêu sách của Trung Quốc về quyền kiểm soát đối với các khu vực tranh chấp. * US.IC: Sự thống trị của Trung Quốc trong khai thác và chế biến một số vật liệu chiến lược, bao gồm cả yếu tố đất hiếm, thể hiện một lỗ hổng lớn đối với Hoa Kỳ - sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong sản xuất dân sự và quốc phòng ở Hoa Kỳ và phương Tây.
Mấy nay thiên hạ lùm xùm um cả lên, người trong đạo kẻ ngoài đời không tiếc lời tranh cãi, mạ lị, ngụy biện… Con thấy rất buồn cười nhưng không tiện xía vào và cũng chẳng biết bày tỏ tâm sự với ai. Nay con mượn chút chữ nghĩa bộc bạch nỗi lòng cùng với đức Phật, trước hết con xin lỗi đức Phật vì những chuyện vô minh xảy ra trong đạo pháp, thứ nữa con cũng xin lỗi cho những hý luận của người đời...
Hành tinh của chúng ta đang chứa rất nhiều rác. Kể từ cuộc Cách Mạng Công Nghiệp, nhân loại đã sản xuất ra 30 ngàn tỷ tấn hàng hóa – từ những tòa nhà chọc trời và những cây cầu đến quần áo và bao ni-lông. Phần lớn chúng vẫn còn đó, dưới dạng rác thải. Trên thế giới, mỗi ngày có thêm 350 triệu tấn rác được ‘bổ sung’ vào con số trên. Tệ hơn nữa, phần lớn rác thải đều không được kiểm soát đàng hoàng – chúng bị đổ đầy trên đất liền, trên nước và tại các bãi rác lộ thiên ở các thành phố và thị trấn. Điều này không chỉ khiến mọi người gặp rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, mà còn gây hại cho thực vật, đất đai, và cả đại dương. Suy nghĩ về mớ rác mà con người chúng ta đang tạo ra có thể khiến quý vị bị choáng.
Bạn thường không mong đợi nhìn thấy một con búp bê voodoo trong tiệm làm móng. Nhưng nó đang nằm ở đây, xung quanh là những lọ sơn móng tay trong một cửa hàng phía tây nam Kiev – với một thuật ngữ xúc phạm dành cho “người Nga” được viết tay trên một mảnh vải trắng được khâu vào motanka, con búp bê bằng vải vụn truyền thống của Ukraine.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.