Hôm nay,  

Á Châu Lo Sợ Đụng Độ Giữa Mỹ Và Hoa Lục

4/5/200100:00:00(View: 4361)
TOKYO (AP) - Hòa hội giữa Nam và Bắc Hàn. Tranh chấp lãnh thổ ở Đông Nam Á. Hàng tỷ đô-la kinh doanh quốc tế và tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa.

Chính phủ Mỹ của Tổng Thống Bush đã cảnh cáo thế đối đầu về vụ phi cơ do thám Mỹ có thể gây hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, các nước Á châu đã tính trước cái giá họ phải trả nếu sự căng thẳng leo thang. Nhiều nước hô hào Washington và Bắc Kinh nên giải quyết vụ này mau lẹ trước khi xung đột vuợt ra ngoài tầm kiểm soát.

Phát ngôn nhân của Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori nói: “Chúng tôi không muốn có sự leo thang. Chúng tôi rất mong vụ này sẽ được giải quyết một cách thích hợp và...có thể chấp nhận được”.

Căng thẳng đã leo lên một nấc khi Tổng Thống Bush cảnh cáo Trung Quốc chớ gây hai đến quan hệ hai nước. Sáng thứ tư 4-4 Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức đòi Mỹ xin lỗi.

Chính quyền các nước trong khu vực đang theo dõi thế đôi co này. Họ có lý do: Á châu vốn là nơi có một loạt khá dài về tranh chấp lãnh thổ, những cuộc thương lượng có tầm quan trọng cao và là một mảng lớn của nền kinh tế thế giới.

Một sự đổ vỡ nghiêm trọng giữa Washington và Bắc Kinh sẽ làm lung lay vấn đề quan hệ rất tế nhị với Đài Loan, nơi Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh tiền tiêu của Hoa lục. Với tư cách là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, Trung Quốc cũng giữ vai trò then chốt trong cuộc vận động khuyến dụ Bình Nhưỡng từ bỏ thế cô lập kéo dài từ 50 năm qua.

Vùng Nam Hải, nơi chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ và một chiến đấu cơ Trung Quốc đụng vào nhau, là nơi có nhiều vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và từ hơn 10 năm nay các công ty lớn của Mỹ, Âu Châu và Nhật Bản đã bành trướng sự hiện diện của họ ở Trung Quốc.

Nhật Bản đặc biệt lo lắng, mong sớm giải quyết vụ đôi co. Nhật Bản có gần 50,000 quân Mỹ đóng trên lãnh thổ và sự tiếp tế xăng dầu cho Nhật Bản tùy thuộc ở những tuyến đường hàng hải băng qua Nam Hải.

Tại Thái Lan, nhật báo The Nation báo động trong bài Xã luận rằng an ninh trong khu vực sẽ lâm nguy nếu khủng hoảng kéo dài. Báo viết hôm thứ tư 4-4: “Các nước đồng minh của Mỹ, trong đó có Thái Lan, sẽ bị lôi cuốn vào cơn lốc nếu thế đôi co kéo dài”.

Nhưng các giới chức và các nhà phân tích trong khu vực ngày 4-4 nói vụ đôi co chưa gây chấn động - và có lẽ sẽ không có chấn động nếu không có sự leo thang căng thẳng lớn lao. Có lẽ thước đo căng thẳng chính xác nhất là tình hình quân sự ở eo biển Đài Loan. Trong quá khứ, mỗi lần có căng thẳng là chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện những phi xuất hăm dọa, vượt qua lằn biên “trung độ” tưởng tượng trên biển giữa Hoa Lục và Đài Loan. Nhưng cho đến thứ tư, tình hình có vẻ yên lặng. Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết không có vận động quân sự bất thường nào của Hoa Lục từ lúc xẩy ra vụ phi cơ do thám Mỹ phải hạ xuống Hải Nam.

Trên bán đảo Triều Tiên, người ta thấy rõ hơn sự rắc rối. Nhiều nước Á châu mong có tiến bộ mau lẹ trong tiến trình hòa giải giữa Công sản Bắc Hàn và Tư bản Nam Hàn, nay họ thấy cự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ làm cho tiến trình đó khó khăn thêm. Kim Sung-han, một nhà nghiên cứu của Viện Đối Ngoại và An ninh tại Seoul nói vụ đôi co có thể làm hư kế hoạch của Seoul về cuộc hòa đàm bốn chiều giữa Nam và Bắc Hàn, Trung Quốc và Mỹ. Kim nói: “Nếu tình hình Mỹ-Trung tồi tệ thêm, ngay cả việc xây dựng lại đường dây liên lạc để thảo luận hòa bình cũng khó”.

Trong khi đó giới kinh doanh Á châu đang phập phồng theo dõi các chỉ số chứng khoán để tiên liệu những chao đảo có thể xẩy ra theo tình thế. Vụ chứng khoán thụt dốc ở New York hôm thứ ba bị coi như một phần là do vụ phi cơ thám sát Mỹ. Bởi vậy sáng thứ tư chưa biết chứng khoán Á châu bị ảnh hưởng vì thị trường New York hay vì thế căng thẳng Mỹ-Trung.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
“Bao lâu còn có thể, quân đội Đức sẽ bốc càng nhiều người càng tốt ra khỏi Afghanistan và duy tri cầu không vận,” theo bà nói, cho biết thêm rằng điều này tùy thuộc vào ước muốn của Hoa Kỳ duy trì việc mở cửa phi trường. Không có chuyến bay di tản nào rời khỏi phi trường Kabul vào lúc này bởi vì những người tuyệt vọng cố chạy thoát khỏi nước đã vây kín phi đạo, theo một phát ngôn viên cho bộ ngoại giao Đức cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ của chính phủ hôm Thứ Hai.
Một người phụ nữ trẻ Trung Quốc nói rằng cô đã bị giam giữ 8 ngày tại một cơ sở giam giữ bí mật do TQ điều hành tại Dubai cùng với ít nhất 2 người Duy Ngô Nhĩ, trong cái mà là chứng cứ đầu tiên rằng TQ đang hoạt động cái được gọi là “nhà tù đen” bên ngoài biên giới của họ, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Hai, 16 tháng 8 năm 2021.
Tổng Thống Joe Biden và các viên chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ đã ngạc nhiên hôm Chủ Nhật, 15 tháng 8 năm 2021, bởi tốc độ của việc Taliban chiếm hoàn toàn Afghanistan, khi việc rút quân đội Mỹ theo kế hoạch khẩn cấp đã trở thành nhiệm vụ để bảo đảm một cuộc di tản an toàn, theo bản tin của AP tường thuật hôm Chủ Nhật. Tốc độ sụp đổ của chính quyền Afghanistan và những hỗn loạn tiếp theo nêu ra thử thách nghiêm trọng nhất của Biden trong tư cách tổng tư lệnh, và ông là đối tượng của sự chỉ trích từ Cộng Hòa là những người nói rằng ông đã thất bại.
Số người chết từ vụ động đất 7.2 độ tại Haiti đã tăng lên tới ít nhất 1,297 hôm Chủ Nhật, 15 tháng 8 năm 2021, trong khi những người cấp cứu đã chạy đua để tìm người sống sót giữa đống đổ nát trước nguy cơ một trận lụt lớn từ cơn bão đang tiến tới, theo Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Chủ Nhật.
Tổng Thống Joe Biden hôm Thứ Bảy, 14 tháng 8 năm 2021, đã ra lệnh đưa thêm 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ tới Afghanistan, nâng tổng số quân nhân Mỹ lên 5,000 người để bảo đảm điều mà Biden gọi là một cuộc rút quân đội Mỹ và đồng minh “trật tự và an toàn,” theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ giúp di tản những người Afghanistan đã làm việc với quân đội trong thời gian cuộc chiến gần hai thập niên.
Một trận động đất dữ dội 7.2 độ đã làm rung chuyển miền tây nam của Haiti hôm Thứ Bảy, 14 tháng 8 năm 2021, giết chết ít nhất 304 người và làm bị thương ít nhất 1,800 người khác khi các tòa nhà đổ nát thành đống gạch vụn, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Bảy. Thủ Tướng Haiti Ariel Henry nói rằng ông đã gấp rút trợ giúp các khu vực nơi những thị trấn bị phá hủy và các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân đến.
Tháng 7 là tháng nóng nhất thế giới từ trước tới nay, theo cơ quan khoa học và giám sát liên bang Hoa Kỳ đã phúc trình qua bản tin của BBC tiếng Anh hôm Thứ Sáu, 13 tháng 8 năm 2021. Tài liệu cho thấy rằng nhiệt độ kết hợp trên đất liền và mặt biển là 0.93 độ C (1.68 độ F) trên mức trung bình 15.8 độ C (60.4 độ F) của Thế Kỷ 20. Đó là nhiệt độ cao nhất kể từ khi ghi nhận đã bắt đầu cách nay 142 năm. Kỷ lục trước đó, được xác lập vào tháng 7 năm 2016, là tương đương nhiệt độ của năm 2019 và 2020.
Vào khoảng xế chiều Thứ Năm, Zahra, mẹ cô và 3 chị em của cô lúc đó đang trên đường đi ăn tối tại nhà một người chị em khác khi họ nhìn thấy nhiều người bỏ chạy và nghe nhiều tiếng súng nổ trên đường, theo bản tin của Hãng Thông Tấn Mỹ AP tường thuật hôm Thứ Sáu, 13 tháng 8 năm 2021. “Taliban tới đây rồi!” nhiều người la lên như thế. Chỉ trong vài phút, mọi thứ đã thay đổi đối với cư dân 26 tuổi sống tại tỉnh Herat, là thành phố lớn thứ ba của Afghanistan.
Tổng Thống Cộng Hòa Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier mô tả ngày 13 tháng 8 năm 1961, ngày bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin (ghi chú thêm: Người Việt Nam gọi là Bức Tường Ô Nhục Bá Linh), là "một ngày định mệnh cho người Đức chúng tôi và cho thế giới". Vào thời điểm đó, "sự phân chia thế giới trong Chiến tranh Lạnh đã được củng cố theo đúng nghĩa đen", ông nói hôm thứ Sáu 13.8.2021 tại lễ niệm xây dựng Bức tường Berlin.
Chỉ mấy tuần trước khi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến của họ tại Afghanistan theo lịch trình đã định, chính phủ Biden đã vội vã đưa 3,000 quân tới phi trường Kabul để giúp di tản một phần Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, theo bản tin của AP tường thuật hôm Thứ Năm, 12 tháng 8 năm 2021. Hành động này đánh dấu tốc độ kinh ngạc về sự xâm chiếm phần lớn đất nước của Taliban, gồm việc chiếm Kandahar hôm Thứ Năm, là thành phố lớn thứ hai và là nơi khai sinh ra phong trào Taliban.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.