Hôm nay,  

Trung Quốc: Lo Chế Biến Than Đá Thành Dầu Lửa

08/06/200800:00:00(Xem: 3233)

Với giá dầu ở mức cao lịch sử, Trung Quốc đang lấy toàn bộ máy hơi nước để chuyển lượng dự trữ than đá to lớn thành các thùng dầu.  Được biết như là từ than đáđến chất lỏng (CTL), tiến trình bị công kích bởi những nhà môi trường, nói rằng nó tạo ra khí nhà kính nhiều quá mức.

Khả năng đạt được việc chế biến từ than sang dầu và tự cung cấp dầu đang lôi cuốn nhiều nước giàu nguồn than tìm sự an toàn cho nhu cầu năng lượng của họ trong kỷ nguyên tranh cãi gia tăng về việc bao lâu trữ lượng dầu hỏa có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu.

Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ là trong số các nước đang tìm kiếm kỹ thuật CTL nhưng bị giới hạn bởi những quan tâm về môi trường cộng với tiến trình sa thải số lượng lớn khí carbon vào bầu khí quyển và các số lượng lớn người tiêu thụ nước. 

Nhưng Trung Quốc, nước thiếu vắng những nhà vận động môi trường quyền lực có thể ngăn chận bất cứ sự khởi đầu rộng lớn ở bất cứ nơi nào, đang xây dựng một khu cơ sở đồ sộ trên vùng đồng cỏ ở Nội Mông.

Tại Erdos, Nội Mông, có khoảng 10,000 công nhân đang thực hiện bước sau cùng cho một cơ sở chế biến than thành chất lỏng mà sẽ được hoạt động bởi nhóm Shenhua Group do nhà nước làm chủ, mỏ than lớn nhất của Trung Quốc.

Cơ sở đó sẽ là cơ sở lớn nhất bên ngoài khu vực Nam Phi Châu, mô phỏng theo kỹ thuật CTL, đối tượng phong tỏa dầu hỏa của quốc tế trong những năm kỳ thị chủng tộc.  Cơ sở sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay và được dự đoán là để chế biến 3.5 triệu tấn than mỗi năm thành 1 triệu tấn các sản phẩm dầu hỏa như dầu cặn cho xe hơi.  Nó tương đương với khoảng 20,000 thùng mỗi ngày.

Nếu mọi việc tiến triển tốt đẹp, thì Nội Mông sẽ đẩy mạnh kế hoạch mong muốn chế biến một nửa số lượng than thành nhiên liệu lỏng hay hóa chất vào năm 2010.  Kế hoạch này sẽ có được khoảng 135 triệu tấn hay chừng 40% số lượng than tung ra bên ngoài Úc hằng năm.

Khu vực, lớn như Pháp, Đức và Anh cộng chung lại, hy vọng rằng CTL sẽ thúc đẩy phát triển song hành với việc cung cấp của chương trình của Bắc Kinh về CTL có khả năng chế biến 50 triệu tấn vào năm 2020.  Nó sẽ là khoảng 286,000 thùng mỗi ngày, hay chừng 4% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc dựa trên mức tiêu thụ hiện nay.

CTL cũng đang được quan tâm bởi một số quốc gia giàu than đá như Hoa Kỳ, nước có trữ lượng than đá lớn nhất thế giới.  Kỹ thuật đang được xem xét tại các cơ sở cung ứng cơ hội cho Hoa Kỳ để giảm thiểu sự lệ thuộc đối với các nước cung cấp dầu hỏa và một kỹ nghệ CTL Mỹ nhỏ đang tập trung lại.

Các kế hoạch phát kiến nhiên liệu DRKW bắt đầu xây dựng trên một cơ sở tại Wyoming vào năm tới nằm trong mối liên kết với Arch Coal và các kỹ thuật được cấp giấy phép hoạt động bởi công ty General Electric và Exxon Mobil.

Bộ Quốc Phòng đang thực nhiệm CTL trong một nỗ lực cắt giảm việc lệ thuộc vào dầu hỏa từ các nước không thân thiện đối với Mỹ.

Nhưng CTL là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.  Các nhà chuyên môn nói rằng toàn bộ vòng chế biến sa thải gấp đôi lượng khí carbon dioxide, loại khí nhà kính thông thường nhất, như nhiên liệu dưới mỏ.

Dù kỹ thuật CTL đã được phát triển từ 100 năm qua, nó ít được sử dụng, ngoại trừ trong thời kỳ Đức Quốc Xã và kỳ thị chủng tộc Nam Phi.

Tờ báo The Oil and Gas Journal xuất bản vào tháng 4 đã cho biết rằng phí tổn để sản xuất một thùng nhiên liệu CTL là từ $67 tới $82 đô la, dựa trên kinh nghiệm của công ty Sansol của Nam Phi.  Giá chính xác sẽ tùy thuộc vào các nhân tố bao gồm giá than đá và nước và dĩ nhiên cũng thật đắc đỏ để xây dựng các khu cơ sở CTL.

Hiện đang thiếu hụt nước tại miền Tây Bắc của Trung Quốc và mực nước đang xuống thấp dần mỗi năm. 

"Không nghi ngờ gì với giá dầu hỏa vượt hơn $100"thùng, CTL thì rất là kinh tế.  Tuy nhiên, giới hạn chính là vấn đề nguồn nước," Michael Komesarroff của cơ quan đầu tư Urandaline Investments đã nói.

Các nhà môi trường nói rằng đúng ra nên đầu tư vào một phương thức không bao giờ có vấn đề gì đối với môi sinh, Trung Quốc và các nước khác thay vì nên chạy bằng xe điện thì lại dùng nhiên liệu lỏng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.