Hôm nay,  

Kháng Thuốc Trụ Sinh Càng Ngày Càng Mạnh

01/11/200300:00:00(Xem: 7007)
Kết Quả Mới Nghiên Cứu:
Tuần vừa qua, Bs Roberto M. Mesa vừa trình bày trong Buổi Họp Hàng Năm (2003) về Bệnh Nhiễm Trùng tại Hoa Kỳ cho biê't vấn đề quen thuốc trụ sinh càng ngày càng tăng trưởng mạnh.
Đây là cuộc nghiên cứu ke'o dài từ năm 1992 tới năm 1996 cho thấy kháng trụ sinh macrolides trong bệnh viêm sưng phổi do vi trùng streptococcus tăng cao từ 5% lên 24% trong năm 1992. Vấn đề kháng sinh còn trầm trọng hơn đối với trẻ em, lên tới 35%.
Trong một nghiên cứu khác tại Đại Học Y Khoa Houston Texas cho thấy tới 60 trẻ em phải nằm nhà thương vì sưng phổi do vi trùng Staphylococcus Aureus. Tỉ lệ kháng trụ sinh methicilline tăng cao tới 45%.
Trong một nghiên cứu khác nữa tại Đại Học Y Khoa Davis, California, cho thấy kháng thuốc trụ sinh methicilline lên tới 20.5% cho vi trùng S. aureus. Trong 176 môi trường cấy co' tới 58.5% vi trùng S. aureus kháng trụ sinh Methicilline.
Bởi vậy theo Bs Dera thì việc quan trọng nhất là phải dùng liều lượng trụ sinh cho đúng cách tốt hơn việc hạn chê' dùng trụ sinh.
Nếu đà này cứ tăng mãi thì chỉ trong vòng 5 năm nữa thì hầu hết trẻ em bị viêm sưng phổi sẽ tử vong, vì sợ rằng tới lúc đo' không còn thuốc hữu hiệu mà điều trị bệnh viêm sưng phổi cho nhi khoa nữa.
Tránh Dùng Trụ Sinh Bừa Bãi
Trụ sinh là thuốc sản xuất từ một vi khuẩn, dùng để giết vi khuẩn khác. Trụ sinh giết vi trùng theo nhiều cách khác nhau. Trụ sinh chui vào vi trùng, giết vi trùng (bactericidal). Trụ sinh cũng có thể tìm kiếm vi trùng, chặn không cho vi trùng sinh sản (bacteriostatic), giúp cơ thể chống vi trùng, chống nhiễm trùng.
Nếu dùng trụ sinh bưà bãi, vi trùng sẽ quen thuốc.
. Bốn chục năm về trước, lần đầu tiên, người ta khám phá vi trùng quen thuốc trụ sinh trong nhà thương.
. Năm 1960, vi trùng bệnh lậu gonorrhrea (Neisseria gonorrhea) và vi trùng bệnh tiêu chảy ra máu (Shigella) được phát hiện là có quen trụ sinh.
. Gần đây, có hai loại vi trùng đã quen trụ sinh, đến nỗi không thể dùng thuốc để chưã bệnh được nưã. Loại thứ nhất là vi trùng lao (MDR-TB), kiếm thấy trong thành phố New York, đã quen nhiều thứ thuốc. Phần lớn những người mắc bệnh lao ở đây là những bệnh nhân HIV, tù nhân, và một số người vô gia cư. Loại thứ hai tên là Enterocccus, cũng đã quen thuốc Vancomycine. Trong quá khứ vancomycine là thuốc tốt nhất để chưã bệnh do vi trùng Enteroccocus ( Pharmacy today, December 1999).
. Vi trùng Streptoccocus Pneumoniae cũng đã quen trụ sinh là một báo hiệu khẩn cấp cho chúng ta. Tại Hoa Kỳ, S. Pneumoniae đứng hàng đầu gây bệnh viêm sưng phổi. Mỗi năm có 500,000 bênh nhân bị bệnh viêm phổi. Và cũng mỗi năm, có 50,000 bệnh nhân bị vi trùng S. Pneumoniae tấn công vào máu, 7 triệu trường hợp bị nhiễm trùng tai, và 3,000 bệnh bị viêm màng óc. Cho tới bây giờ đã có 35 phần trăm vi trùng S. Pneumoniae quen thuốc Penicilline, và gần phân nửa quen thuốc Cephalosporins. Có nghiã là tiêu chuẩn chữa trị đã không đạt được mức bình thường, và một ngày nào đó sẽ xuất hiên loại vi trùng S. Pneumonia quen thuốc trụ sinh.(Contemporary Pediatrics, December 1999).
Nguyên nhân vi trùng quen thuốc
Có ba nguyên nhân làm vi trùng quen trụ sinh:
1) Nguyên nhân thứ nhất là do đột biến gen (gen mutations),
2) Nguyên nhân thứ hai là sự trao đổi thông tin gen (exchange of genetic information) giữa các vi trùng,
3) Và, nguyên nhân thứ ba là cách thay đổi, chọn lựa trụ sinh chữa bệnh trong nhà thương.
.Dùng trụ sinh qúa lố, hay không đúng cách trong nhà thương, trong y viện, hay trong cộng đồng, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng đã từng quen thuốc, nảy nở.
.Trong một tường trình khác cho thấy có 80 phần trăm trụ sinh dùng cho ngoại chẩn, và phòng mạch. Chỉ có 20 phần trăm trụ sinh dùng trong nhà thương. Bởi vậy, nên để ý đến cách dùng trụ sinh chữa bệnh ở ngọại chẩn, hay phòng mạch, thí dụ dùng trụ sinh trị nhiễm trùng cuống phổi, sưng phổi, viêm xoang, viêm cuống họng, hay viêm tai, v...v...

.Trong lúc còn đi học hay thực tập, bác sĩ thường dùng trụ sinh kéo dài 10 (mười) ngày, cho mỗi liều thuốc. Nhưng bây giờ bác sĩ lại được khuyên:
. Phải dùng trụ sinh mạnh, tác dụng nhanh.
. Phải dùng lượng thuốc cao, giảm thời gian cho ngắn.
. Phải tránh dùng trụ sinh có nồng độ thấp, vì sợ không đủ sức ngăn chặn vi trùng.
Theo Tiến sĩ dược khoa G.G.Zhannel thì chính vì cách dùng trụ sinh kiểu đó có thể làm vi trùng quen thuốc. Chẳng hạn như đang chưã một bênh nhiễm trùng quen thuốc Ampicilline, nhưng phải thay đổi, dùng một thể loại Penicillines khác. Cũng theo Tiến sĩ Zhannel, quan niệm không phải chỉ giản dị như vậy, mà phải thận trọng thay đổi theo hoàn cảnh, tuỳ theo từng thứ bệnh nhiễm trùng, từng loại vi trùng và từng bệnh nhân (Pharmacy today, December 1999).
Những nguyên nhân khác làm vi trùng quen thuốc
1) Dùng trụ sinh trong Nông lâm mục:
. Tiến sĩ Dược khoa Steven C. Ebert ghi nhận rằng ít ra có tới 50 phần trăm trụ sinh được dùng trong các nông trại. Dùng trụ sinh để giúp xúc vật lớn mạnh, sinh sản tốt, và giảm nhiễm trùng trứng. Dùng trụ sinh quá nhiều trong nông trại đã làm vi trùng càng ngày càng quen thuốc.
. Ở những nước đang mở mang , tình trạng dùng trụ sinh càng tệ hơn. Thí dụ tại Ấn Độ, thuốc trụ sinh dùng cho nông trại nhiều hơn dùng cho bệnh nhân gấp trăm ngàn lần. Nguy hiểm nhất là tính chất quen trụ sinh của vi trùng trong gen (genes), đã truyền từ vi trùng này qua vi trùng khác, trong xúc vật, trong phân phế thải.
. Năm 1998, tại Đan Mạch, vụ trúng độc do vi trùng Salmonella enterica, huyết thanh loại DT 104, đã giết hại nhiều người, cũng là bởi đã dùng quá nhiều trụ sinh quinolones cho xúc vật. Và, vì vậy Salmonella đã quen Quinolones. 2) Dùng trụ sinh không toa.
Ở nhiều nước khác trên thế giới, kể cả ở Việt Nam, dùng trụ sinh không cần toa bác sĩ. Vi trùng cũng sẽ bị quen thuốc. Phương tiện giao thông dễ dàng trên thế giới ngày nay sẽ giúp vi trùng quen thuốc di chuyển đi khắp nơi, từ chỗ này qua chỗ khác, từ nước này qua nước khác. Trong một cuộc thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: vi trùng đã rõ ràng quen nhiều thuốc trụ sinh, khi so sánh, thử nghiệm nước tiểu cho bệnh nhân trong phòng cấp cứu, phòng ngoại chẩn, hay cho hoc sinh trung học và bệnh nhân lớn tuổi.
Nói tóm lại, chúng ta đã nhìn thấy sự nguy hiểm khi dùng thuốc trụ sinh bưà bãi. Vi trùng sẽ từ từ quen thuốc. Sẽ không còn công hiệu khi dùng trụ sinh trị bệnh hiểm nghèo cho chúng ta, cho cộng đồng, và cho cả nhân loại.
Dùng thuốc trụ sinh cho an toàn:
. dùng trụ sinh theo toa bác sĩ. Giúp chọn lựa trụ sinh chính xác diệt trừ mỗi loại vi trùng. Dùng đúng liều lượng, theo tuổi tác, cân lượng.
. Nếu bệnh do siêu vi trùng, hay dị ứng, không cần trụ sinh, thì không nên xin bác sĩ thêm trụ sinh.
. Không cần trụ sinh, mà vẫn cứ dùng, sẽ làm vi trùng quen thuốc.
. Không nên tự mình chữa trụ sinh. Vì có nhiều trường hợp nếu nhiễm trùng do siêu vi trùng, thì không cần trụ sinh. Thuốc trụ sinh giết vi trùng, nhưng không giết được siêu vi trùng.
. Mỗi trụ sinh có tác dụng khác nhau, chữa nhiễm trùng khác nhau.
. Không nên chia sẻ trụ sinh, uống chung thuốc với khác. Thuốc do bác sĩ cho toa, có thể phù hợp với mình, nhưng không phù hợp với người khác.
. Uống đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định. Không nên tự ngưng thuốc, mặc dầu thấy bệnh thuyên giảm. Không nên uống trụ sinh nửa chừng, để dành lần sau uống tiếp. Vì rất có thể sẽ làm vi trùng quen thuốc.
Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: Tran.Ngo@verizon.net; Điện Thoại: (714) 547-3915; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
Vào mùa cảm cúm, nhiều người sẽ ‘khư khư’ một vũ khí phòng thủ quen thuộc: Vitamin C – dạng viên, dạng bột và tất cả các dạng phổ biến khác. Chất dinh dưỡng này là một trong nhiều loại supplements, từ vitamin A đến kẽm, thường được sử dụng bởi những người muốn tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nhưng vitamin C cũng có thể là một trong những chất dinh dưỡng bị lạm dụng nhiều nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.