Hôm nay,  

Cơm Nhà Bàn Và Mì Gói Cantine

3/4/201607:30:00(View: 7535)
CƠM NHÀ BÀN VÀ MÌ GÓI CANTINE
 
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

Mì gói hay mì ăn liền du nhập vào Việt Nam từ những năm 60 và đã trở nên khá phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội miền Nam.

Mì gói còn được gọi là mì ăn liền, mì ramen, mì  hành, mì cua, mì hai tôm, Kung Fu, Vifon, v,v…có thể được xem như fast food kiểu VN ăn ở nhà.

Mì có nhiều dạng: gói, hộp, ly, tô.

Nó là vị cứu tinh của những kẻ độc thân, của sinh viên, học sinh nghèo, của người quá bận rộn,  của kẻ làm biếng nấu nướng mất công…và trong trường hợp vợ chồng bận gây lộn.

Trong thực tế, mì gói thường dùng như một món ăn chơi cho đỡ dạ (snack)


Video:                            

How Instant Noodles Are Made: Pilot Line At The Wheat Marketing Center

https://www.youtube.com/watch?v=iPRy7w6yarQ


                                                                     ***


Ăn thường xuyên mì gói phải coi chừng


Có điểm hơi bất lợi là mì gói chứa quá nhiều bột ngọt,chất béo bão hòa (xấu), chất béo trans. Nên coi chừng gói dầu, mỡ và gói muối trong bao. Gần đây có tin mì gói có chứa hóa chất độc nữa.

Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong những loại dầu bão hòa rẻ tiền chẳng hạn như dầu cọ (palm oil) và chất béo trans. Gói gia vị và gói muối chứa nhiều loại hóa chất, trong dó phải kể đến bột ngọt monosodium glutamate chứa nhiều sodium.

Những ai đang có vấn đề cao máu hypertension hoặc bạn nào đang uống thuốc trị trầm cảm antidepressant medication(MAO inhibitors), hay đang bị chứng suy tim ứ huyết congestive heart failure cần tránh thức ăn có nhiều muối sodium và bột ngọt vì nguy cơ huyết áp sẽ tăng.



blank

Chỉ nên sử dụng 1 tí xíu bột gia vị và 1/3 dầu trong bao mà thôi (photo NTC 2013)


The Dark Side of Instant Noodles: What Makes Them Harmful?

http://food.ndtv.com/food-drinks/the-dark-side-of-instant-noodles-what-makes-them-harmful-766902



Ai cũng biết rồi, nhưng ăn vẫn ăn: vấn đề hóa chất cấm


Tin sốc: Hầu hết mì ăn liền ở VN chứa chất độc phá hủy AND

http://phunutoday.vn/bao-ve-nguoi-tieu-dung/rat-nhieu-mi-goi-o-vn-chua-chat-doc-pha-huy-adn-4209.html


Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm…
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…”(ngưng trích Duyên Duyên Phunutoday.vn)


vb_mi_goi_saigon__2_-large-content

              Mì “Gấu Đỏ”, nhãn mì quảng cáo rầm rộ nhất trên TV và thường khuyến mãi, rút số…(Photo VB.com)


SAIGON (Tổng hợp) -- Cơn sốc vì thực phẩm có chứa hóa chất DEHP còn chưa qua thì gần đây người tiêu dùng ở Việt Nam lại thêm hoang mang vì phát hiện mì ăn liền (gọi tắt là mì gói) có chứa phẩm màu tartrazine (ký hiệu: E102) là nguy cơ gây nhiều chứng bệnh.
Theo bài “Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” (ngưng trích - Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại-Vietbao.com 31/7/2011)


Mì gói và tôi



blank

Mì gói đặc biệt ở nhà, vốn 1$ bảo đảm ngon hơn cái Bigmac 6$ (photoNTC  20/8/2014)


Dù ở trong nước hay dù ở ngoài nước, mì gói cũng đã chiếm một chổ đứng khiêm nhường trong tập tục ăn uống của đa số chúng ta.

Tiện một cái, là giữa đêm, lỡ có đói bụng bất tử thì xuống bếp lôi ra một gói mì, chế nước, bỏ vô thêm vài con tép, tôm khô, môt chút rau cải nếu có, xong đút vô lò vi ba microwave, nhấn 5 phút là sẽ có một tô mì nóng thơm phức. Cam đoan ngon hơn cái BigMac giá 5$.

Nếu có đầy đủ gia vị và nguyên liệu, như thịt xá xíu, tôm, tép, cua, hành ngò chúng ta có thể biến mì gói thành một món cao lương mỹ vị không bằng.

Mì gói là một món ăn quá bình dân và phổ thông của người mình từ hơn 50 năm nay.

Tại Canada, năm 2012 một thùng mì giá lối 14$. Gói nhỏ xíu, ăn không ngon bằng mì hành 20 năm về trước.

Không phải thưong hiệu nào mình cũng ăn được. Có loại ăn không ra hồn, nhưng cũng có loại thì “ăn được” (huề vốn!)

Giữa cái big Mac và tô mì gói, thì người gõ xin chọn mì gói, vì cái gu Á châu và nhứt là nó lúc nào cũng gần gũi với mình theo vận nước nổi trôi.

Nhớ lại ngày xa xưa, lúc đi thụ huấn quân sự khóa đặc biệt giáo chức 9 tuần tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng (Thất Sơn) năm1968 và Quang Trung (Hóc Môn) 1969, đôi khi người gõ cũng hay lết xuống cantine làm bậy một tô mì ăn liền nóng hổi, ngon ơi là ngon, hơn cả cơm nhà bàn nhiều… nhiều lắm.


blank

Khóa giáo chức 9 tuần- TTHL Chi Lăng (Thất Sơn) và Quang Trung (Hóc Môn) 1968 và 69

                                Cơm nhà bàn làm chuẩn và mì gói cantine cho dỡ thèm



Trong 3 năm (70-73) học thú y tại Chula Univ Bangkok, tối tối mình cũng thường hay ăn mì gói, hoặc hủ tiếu gói trước khi đi ngủ.

Trong 4 năm (81-85) lúc đi học lại thú y tại Université de Montréal, tác giả phải ở xa gia đình những ngày trong tuần. Mì gói hầu như là món ăn chánh của mình vào buổi ăn trưa.Tụi bạn bè da trắng có vẻ rất ngạc nhiên vì nó không thấy mình ăn gì khác hơn là “cơm hộp” (đựng trong hộp plactic) và mì Ramen- Encore du riz, toujours le riz et le Ramen.

Tối, thức khuya gạo bài, mình thường hay đói bụng bất tử nên không gì hơn là làm bậy một tô mì hành trước khi đi ngủ.

Thời gian còn đi làm việc, trong giờ nghỉ ăn trưa, tác giả cũng đã từng ăn mì gói liên tục và dễ dàng trong nhiều tuần lễ cho nó tiện, nhưng chịu thua nếu bị bắt buộc phải ăn McDo, pizza hoặc bánh mì sandwich mỗi ngày trong vòng một tuần. Trong tủ locker của tác giả tại cơ quan, lúc nào cũng thủ sẵn mì gói và bánh cracker Premium plus v,v…để cầm cự.

Ngày nay đi du lịch, không ít bà con mình cũng thường mang theo năm ba gói mì phòng khi “hữu sự”, khi  “kiến cắn bụng giữa khuya” tại những nơi xa lạ. Có nhiều loại mì, như Ricey và Mama có thể xé gói ra ăn liền như ăn chip, khỏi cần phải  nấu. Trong xe của mình, lúc nào cũng phải có chai nước lạnh mì gói, bánh cracker và chocolat để phòng hờ vì mình hay bị thiếu dường làm mệt mỏi và quạu quọ bất tử lắm.

Có người còn mách nếu ăn phở (ở nhà nấu) hay ăn mì gói mà bỏ thêm một chút cơm nguội vào tô lúc ăn thì nó ngon hơn?

Thậm chí trên chuyến bay của Cathay Pacific, giữa khuya, cô tiếp viên duyên dáng hỏi hành khách có muốn ăn một cái snack không thì mình xin cô em cho mình instant noodle please.


https://c1.staticflickr.com/3/2224/1970713729_4798dea065.jpg

Mì gói trên máy bay Cathay Pacific



http://graphics8.nytimes.com/images/2007/01/09/business/09ando.jpg

Momofuku Ando, cha đẻ của mì gói


Xin tri ân cha đẻ của mì gói Momofuku Ando, ân nhân của người nghèo, người độc thân, người đói bụng và người làm biếng…

Ông ta đã qua đời vì bệnh tim năm 2007 tại Nhật Bản và thọ được 96 tuổi./.


Xem thêm


-Trịnh Hội- Mì gói

http://www.voatiengviet.com/content/mi-goi-04-20-2010-91627239/917051.html


-How that bowl of noodles could send you to an early grave: Instant varieties AND ramen 'increase the risk of heart disease, stroke and diabetes'

http://www.dailymail.co.uk/health/article-2724000/Instant-noodles-increase-risk-heart-disease-stroke-diabetes-women-risk.html

.

Montreal  




.
.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người ta thường nói rằng tất cả chúng ta rồi sẽ trở nên mất trí nhớ - trừ khi chết vì ung thư hoặc bệnh tim mạch. Tất nhiên, có những người chết vì các bệnh khác, tai nạn hoặc tự tử. Nhưng chính chứng mất trí nhớ, ung thư và bệnh tim mạch lại chiếm ưu thế trong danh sách về nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tim mạch đã tiến bộ và tỷ lệ sống sót hiện nay cao hơn nhiều. Ung thư đã từ một bản án tử hình trở thành một căn bệnh có thể điều trị được - mặc dù vẫn có những biến thể mà tỷ lệ tử vong gần một trăm phần trăm.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lund, Thụy điển đã tìm ra một phương pháp để có thể phát hiện sớm các bệnh nghiêm trọng trong não, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bằng cách thử dịch tủy sống sau lưng. Và họ cho biết rằng dấu hiệu ban đầu của bệnh là giảm khứu giác, tin từ Đài truyền hình Thụy điển. Tại Phòng khám Trí nhớ ở thành phố Malmö, Thụy điển, các bác sĩ lấy dịch tủy sống từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu bằng một cây kim vào giữa hai đốt ở cột sống, qua thử nghiệm đó các nhà nghiên cứu biết người đó có khả năng mang chứng bịnh thể Lewy* không? Các chứng bịnh thể Lewy là thuật ngữ chung cho bệnh Parkinson và chứng mất trí nhớ thể Lewy, hay còn gọi là sa sút trí tuệ Lewy.
Theo tờ Smithsonianmag, trong một cuộc phẫu thuật thử nghiệm đột phá, các khoa học gia đã điều trị cho bốn bệnh nhân bị thương nặng ở một mắt bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ mắt còn lại. Ula Jurkunas, bác sĩ nhãn khoa tại Massachusetts Eye and Ear và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu mới, cho biết: “Báo cáo từng trường hợp cụ thể về bốn bệnh nhân cho thấy một số thông số đã có sự cải thiện, đồng thời cơn đau cũng như các triệu chứng khó chịu đều có giảm bớt.”
Các bác sĩ tại NYU Langone Health trong tuần qua cho biết ca ghép thận heo (đã biến đổi gen) cho một người đàn ông (đã chết não) thành công và thận vẫn tiếp tục hoạt động sau 32 ngày, tờ Washington Post đưa tin. Đây là một bước tiến lớn tới khả năng cấy ghép dị chủng. Theo báo cáo, trong vài phút đầu tiên sau khi được cấy ghép, trái thận không bị cơ thể người nhận đào thải – điều này thường là một vấn đề lớn trong cấy ghép dị chủng (sử dụng cơ quan từ loài khác để cấy ghép). Trái thận đã bắt đầu sản xuất nước tiểu và đảm nhận các chức năng của thận người như đào thải các chất độc.
Nếu thuở nhỏ quý vị từng bị rầy la vì vụ đọc sách, truyện trong bóng tối hoặc nếu có xài mắt kính chặn ánh sáng xanh khi làm việc trên máy tính, thì có thể quý vị chưa hiểu đúng về sức khỏe của mắt. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), ở Hoa Kỳ cứ 10 người trưởng thành thì có khoảng 4 người có nguy cơ cao bị suy giảm thị lực. Bác sĩ Joshua Ehrlich, giảng sư về nhãn khoa và khoa học thị giác tại Trường Michigan cho biết, có nhiều bịnh về mắt có thể điều trị hoặc phòng ngừa được. Và sau đây là một số niềm tin phổ biến của mọi người về thị lực và những nhận xét của các chuyên gia.
Gần đây các tin thời sự nói nhiều về vấn đề sinh sản. Những nước Á châu đang phát triển kinh tế tột bực như Nhật, Đài Loan và Đại Hàn đều gặp phải vấn đề mức sinh sản quá thấp. Phụ nữ các xứ này học càng ngày càng lâu, lập gia đình chậm hoặc từ chối lập gia đình, có con ít hoặc chọn lựa không sinh con cái để tiếp tục sự nghiệp cá nhân, nếp sống tự do không vướng bận con cái, hoặc lo ngại không đủ tiền của để giáo dục nuôi dưỡng một đứa trẻ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu vây quanh Keith Thomas, 45 tuổi, và nhìn chằm chằm vào bàn tay phải của ông. “Mở ra nào, mở ra nào, mở ra nào,” họ thúc giục, và reo hò khi những ngón tay của Thomas xòe ra và cuộn lại theo các hình ảnh trên màn hình máy tính. Vào tháng 7 năm 2020, bị tai nạn trong một chuyến đi lặn, Thomas bị liệt từ ngực trở xuống. Nhưng giờ đây, ông đã có thể cử động tay trở lại sau một thử nghiệm lâm sàng thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Feinstein Institutes for Medical Research của Northwell Health ở New York.
Mùa hè đang vẫy gọi với những chuyến du lịch sôi động, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi số ca nhiễm COVID-19 dần tăng trở lại. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ, số người phải vào bệnh viện do COVID-19 cũng đang tăng, đặc biệt là những người cao niên. Theo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bịnh (CDC), số người phải vào bệnh viện hàng tuần đã tăng nhẹ kể từ giữa tháng 6, từ khoảng 6,300 ca lên hơn 8,000 ca trong tuần kết thúc vào ngày 22 tháng 7. Kể từ khi kết thúc tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 vào tháng 5, CDC không còn báo cáo về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các sở y tế của tiểu bang không còn phải báo cáo dữ liệu này cho CDC.
Giác mạc (cornea) là một lớp mô cứng, trong suốt bao phủ phía trước mắt. Nó giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc (retina). Nếu giác mạc bị tổn thương do bệnh tật hoặc chấn thương, nó có thể gây ảnh hưởng đến thị lực. Trên toàn thế giới, gần 13 triệu người bị mù do các vấn đề về giác mạc.
Các phòng khám ‘lang băm’ hô hào có bán các liệu pháp tế bào gốc (stem cell therapies) mọc lên nhan nhản khắp mọi nơi. Trên thế giới, có hàng ngàn phòng khám, cơ sở tuyên bố có thể chữa được bách bệnh, từ bệnh tự kỷ cho đến bại não. Những nơi có nhiều ‘phòng khám trị liệu tế bào gốc’ nhất là ở Hoa Kỳ, Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc. Rất nhiều người đang đi khắp mọi nơi để tiếp cận những phương pháp điều trị này, dẫn đến một hiện tượng được gọi là du lịch tế bào gốc (stem cell tourism).
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.