Hôm nay,  

Một Số Bệnh Của Thú Vật Lây Sang Cho Người

18/04/201400:00:00(Xem: 7644)

Từ thuở khai thiên lập địa, thú và người đã có một mối liên hệ rất mật thiết với nhau.

Thú giúp chúng ta trong việc đồng áng cũng như trong việc chuyển vận được dễ dàng. Sữa, trứng và thịt đã nuôi sống con người. Da và len giúp chúng ta có những bộ quần áo để che nắng che sương.

Thú cũng được sử dụng trong lãnh vực y khoa để tìm ra những dược phẩm mới cũng như để sản xuất ra những bộ phận ghép dùng cho con người. Một vài loài súc vật như chó, mèo và ngựa còn được xem như những bạn đồng hành rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày.

Trong bối cảnh này, một số mầm bệnh từ thú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho chúng ta. Khoa học gọi những bệnh này bằng một cái tên chung là zoonoses.

Video1: What are food-borne zoonotic pathogens?
http://www.youtube.com/watch?v=RV-IxADqsTY

Video 2: Dr. Ron DeHaven, AVMA CEO, explains zoonotic disease
http://www.youtube.com/watch?v=IU_HM2Y_wbU

Có tất cả bao nhiêu zoonoses trên thế giới?

Theo tài liệu thì có vào khoảng 200 zoonoses. Đa số đều là bệnh nhẹ, nhưng cũng có một số bệnh rất nguy hiểm có thể làm chết người.

Còn nhớ vào năm 1918, cả thế giới đã kinh hoàng trước sự bộc phát nhanh chóng và khốc liệt của dịch cúm Tây Ban Nha (grippe espagnole) do một sous type H1N1 gậy ra. Dịch bệnh xuất phát từ loài heo và đã gieo chết chóc cho khắp cả thế giới. Có lối trên 20 triệu người đã bỏ mạng vào thời đó.

Gần đây hơn một số zoonoses rất nguy hiểm cũng đã trở thành đề tài thời sự của báo chí, chẳng hạn như các bệnh Bò điên BSE, các bệnh sốt xuất huyết Ebola và Marburg virus, truyền lây từ việc ăn thịt khỉ bên Phi châu và bệnh liệt kháng (AIDS, Sida) từ hơn 30 năm nay đã giết hại hằng triệu người trên thế giới. Có giả thuyết nói rằng mầm bệnh liệt kháng do một loại retrovirus gây ra và (từ một loài khỉ Phi Châu) ngẩu biến và vượt hàng rào chủng loại để lây nhiễm cho người?

Năm 1994, Hendra virus đã xuất hiện bên Úc châu. Virus này từ dơi lây nhiễm cho ngựa rồi từ đó gây bệnh cho người. Triệu chứng tương tợ như bệnh cảm cúm. Đã có vài ca tử vong bên Úc.

Đến năm 1999, một loại virus mới, đó là Nipah virus cũng xuất phát từ một loài dơi, lây cho heo và từ đây truyền sang cho người. Bệnh do Nipah virus cũng bắt đầu bằng triệu chứng cảm cúm như đau nhức mình mẩy, sốt cao và nặng hơn thì gây biến chứng viêm não. Bệnh đã làm thiệt mạng 105 người tại Malaysia năm 1999.

Cũng có những bệnh mà trước kia chỉ có ở các xứ nóng, nay thì bắt đầu thấy xuất hiện ở Bắc Mỹ, như bệnh West Nile virus lần đầu tiên được phát hiện tại New York vào năm 1999. Đây là bệnh của một số loài chim, đặc biệt là loài quạ và được muỗi làm trung gian lây truyền cho người. Bệnh thường xuất hiện mỗi năm vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian có nhiều muỗi tại Bắc Mỹ. Bệnh West Nile virus có triệu chứng như cảm cúm, ít khi gây thiệt hại về nhân mạng nhưng nó cũng làm bận rộn không ít giới y tế công cộng Hoa Kỳ và Canada. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ở các người già cả lớn tuổi. Vùng New York, New England ở miền đông bắc Hoa Kỳ cũng như một số vùng Ontario và Quebec Canada thường được cảnh báo về sự xuất hiện của bệnh West Nile virus vào mỗi năm.

Tháng 3/2003, bệnh viêm phổi cấp tính và trầm trọng (Severe acute respiratory syndrome -SARS) xuất phát từ lục địa Trung Quốc đã làm thiệt mạng gần 800 người trên thế giới, nặng nhất là Trung Quốc có khoảng 350 nạn nhân, kế đến là Hồng Kông, Đài Loan và một số quốc gia vùng Đông nam Á trong đó có Việt Nam. Riêng tại Toronto, Canada tính đến tháng 7 năm 2003 cũng đã có 44 tử vong vì bệnh SARS. Tác nhân của bệnh SARS là một loại Corona virus ngẩu biến đặc biệt. Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết, có lẽ bệnh có nguồn gốc từ một loại thú rừng nào đó, hình như là từ con cầy hương (civet cat) mà người Trung Quốc rất hẩu xực? Dịch bệnh này đã làm cả thế giới rất lo ngại và nó cũng đã gây thiệt hại một cách đáng kể cho kỹ nghệ du lịch của rất nhiều quốc gia.

Năm 2012,các nhà khoa học tuyên bố bệnh SARS tái xuất hiện trở lại ở Trung đông và u châu. Họ nghĩ rằng bệnh do một chủng Coronavirus mới có tên là Middle East respiratory syndrome Coronavirus( MERS-CoV). Tại Saudi Arabia, đã có 63 tử vong tính đến ngày 14 tháng 3, 2014.

Coronavirus cũ (2003) bị nghi ngờ xuất phát từ cầy hương (civet cat) và loại MERS CoV (2012) có lẽ từ loài dơi.

Analysis of the virus's genome showed that it is related to coronaviruses found in bats. Coronaviruses can infect a wide range of mammals and birds, and are considered to have what is called "zoonotic potential," which means they can be transmitted to people.( SECRETS OF NEW SARS-LIKE VIRUS UNCOVERED)

Vào đầu năm 2004, bệnh dịch cúm gia cầm do virus Influenza H5N1 đã bộc phát ra một cách nhanh chóng tại Á Châu.

Tháng 8/2005, dịch cúm gà đã xâm nhập u châu và sau đó vào lục địa Phi Châu. Tháng 11, 2007 có báo cáo cho biết virus Influenza H5N1 đã thấy xuất hiện tại một trại chăn nuôi gà Tây ở Suffok Anh Quốc.

Dịch cúm vẫn còn gây rối tại Đông Nam Á. Nói chung sau một thời gian lắng dịu. Từ tháng 12/2006 bệnh cúm gà đã bắt đầu bộc phát trở lại tại một số nơi ở Việt Nam...

H5N1 là chủng virus rất độc hại (hautement pathogène) và nguy hiểm nhất trong tất cả chủng Influenza virus, vì nó giết hại nhanh chóng hầu như 100% gia cầm và cũng có thể lây nhiễm cho cả những người nào có tiếp xúc chặt chẽ với gà bệnh...

Thủy cầm (waterfowl) như vịt trời là ổ chứa (réservoir) mầm bệnh cúm gia cầm để đi lây nhiễm khắp nơi. Tính đến tháng 10 năm 2005 đã có 117 người bị nhiễm bệnh cúm gà trong số này có 66 người chết mà hơn phân nửa là người Việt Nam…

Được biết từ năm 2005 đến tháng giữa tháng 11 năm 2007, riêng Indonesia có 113 người bị nhiễm cúm gà và có 91 tử vong. Gần đây đã có một vài trường hợp mà các nhà khoa học nghĩ rằng virus H5N1 đã lây nhiễm trực tiếp từ người này sang cho người khác. Đây là điều lo sợ nhất của mọi người vì đó có thể là dấu hiệu báo hiệu cho một đại dịch toàn cầu (pandémie) trong một thời gian không xa.


Cúm gà vẫn còn đó, và biến chuyển không ngừng.

Tháng 4/2013 dịch cúm gia cầm H7N9 đã giết hại 36 bệnh nhân Trung Quốc (tính đến 27/5/2013). Cơ Quan Y Tế Thế giới cho biết chưa thấy có dấu hiệu người lây cho người.

Tính đến đầu năm 2014, nhà cầm quyền Hoa Lục báo cáo đã có 150 tử vong vì cúm H7N9

China Reports Another H7N9 Bird Flu Death, Bringing Total Death Count To 150

By Susan Scutti | Jan 10, 2014 10:25 AM EDT

Trung Quốc cho biết, bồ câu cũng có mang virus cúm gia cầm H7N9.

Một khảo cứu đăng trong tập chí Science cho biết virus cúm gà H7N9 có thể truyền sang từ loài hữu nhũ mammals với nhau. Trong bài viết họ đề cập đến loài ferret (một loại chồn). Vậy thì người cũng là loài hữu nhũ nên nguy cơ lây truyền H7N9 vẫn có thể xảy ra từ người nầy lây sang người khác

Working with ferrets, an animal that is often studied to gain insight into flu transmissibility in people, scientists in China, Canada and the U.S. found that H7N9 could spread from one ferret to another -- suggesting that it could also pass between humans. "Under appropriate conditions human-to-human transmission of the H7N9 virus may be possible.

Virus cúm đột biến không ngừng (mutation) nên H7N9 có thể lây nhiễm cho loài heo. Và chính loài vật nầy được ví như một ổ trung gian hay thuyền pha trộn (mixing vessel) của cúm gà và cúm người. Hai loại virus trên có thể trao đổi cấu trúc di thể để cho ra một loại virus mới để có thể truyền lây từ người nầy sang người khác.

Flu viruses evolve constantly and scientists say such changes have made H7N9 more capable of infecting pigs. Pigs are a particular concern because bird and human flu viruses can mingle there, potentially producing a bird virus with heightened ability to spread between humans, said Dr William Schaffner, a flu expert at the Vanderbilt University School of Medicine. This happened in 2009 with swine flu.

Dịch cúm heo H1N1 làm cả thế giới lo sợ

Tháng 4, 2009 dịch cúm heo do virus H1N1 xuất phát từ Mexico đã làm cả thế giới phải điên đảo và e sợ con heo. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã ban bố tình trạng đại dịch toàn cầu (pandemy) vào ngày 11/6/2009. Đã có 40.000 người chánh thức mắc bệnh và 167 người chết trên thế giới. Giới y tế khuyến cáo mọi người nên đi chủng ngừa để khỏi chết oan uổng mạng.

Tất cả những bệnh vừa kể đều có nguồn gốc từ thú vật

Zoonoses gây bệnh bằng cách nào?

Máu, nước bọt, phân, nước tiểu, tiết vật, da, lông, thịt, sữa và trứng của súc vật đều có thể là nguồn lây nhiễm cho con người. Thời tiết, khí hậu và điều kiện thiên nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự xuất hiện của một zoonose...

Có những bệnh chỉ tác hại ở các vùng nhiệt đới nóng và ẩm, nhưng cũng có bệnh chỉ thấy xảy ra ở vùng ôn đới mà thôi. Sâu bọ côn trùng, ruồi, muỗi, ve, bọ chét và chim chóc đều có thể là trung gian (vecteur) đem mầm bệnh từ thú sang lây nhiễm cho người.

Mật độ thú quá cao trong một vùng nhất định nào đó, việc khai phá rừng bừa bãi và sự lưu thông chuyển vận quá dễ dàng đều là những yếu tố thuận lợi để một zoonose có thể xuất hiện nhanh chóng.

Cuối cùng là cách sinh sống của con người, chẳng hạn như sống chung chạ với gia súc, tập quán ăn uống, như ăn thịt sống, gỏi cá sống, thịt tái, bò tái chanh, uống máu rắn, tiết canh, óc khỉ, nem và saucisse khô, v.v… cũng có thể dự phần không nhỏ vào sự xuất hiện của bệnh tật.

Kết luận

Cũng may là đa số bệnh của thú vật ít khi lây nhiễm đến chúng ta. Tuy vậy, gần đây một số virus đặc thù của các bệnh ở thú đã làm cho các nhà khoa học hết sức lo ngại bởi lẽ chúng rất khó bị tiêu diệt được cũng như chúng có khả năng ngẫu biến (mutation) và thích nghi dễ dàng vào môi trường mới và từ đó sẽ vượt hàng rào chủng loại (barrière d'espèce) để lây nhiễm sang cho người.

Zoonoses càng ngày càng gây nhiều lo sợ cho cộng đồng nhân loại!.

Phương pháp chăn nuôi công nghiệp, rất thâm canh với quá nhiều súc vật trên những diện tích nhỏ hẹp đã tạo nên điều kiện cho bệnh tật dễ phát triển ra.

Sự khai phá rừng một cách quy mô và bừa bãi đã làm cho thú vật mất môi trường sống, bắt buộc chúng phải lân la về những nơi đông dân cư để tìm thức ăn và đồng thời cũng truyền lây bệnh cho con người.

Ngoài ra, ngày nay sự phát triển và bành trướng quá nhanh của ngành giao thông vận tải đã giúp việc chuyển vận người và vật được dễ dàng hơn và nhờ đó mà mầm bệnh có thể theo du khách và hàng hóa đi chu du khắp thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng…

Phải chăng việc toàn cầu hóa mậu dịch (trade and globalisation ) cũng đồng nghĩa với toàn cầu hóa bệnh tật.

Người ta tự hỏi có phải sự bộc phát của zoonoses là cái giá mà con người phải trả cho các tiến bộ khoa học mà chúng ta đang thụ hưởng hay không?

Đọc thêm

- WHO- Scientists embrace the "One World" approach
http://www.who.int/bulletin/volumes/89/12/11-031211/en/index.html

Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh

- Căn bệnh thế kỷ:Tai họa SIDA/AIDS
http://nguoivietboston.com/?p=22994

- Virus Ebola có tìm năng thành vũ khí khủng bố sinh học
http://vietbao.com/p112a220162/virus-ebola-co-tiem-nang-thanh-vu-khi-khung-bo-sinh-hoc

- Bệnh chó dại
http://khoahocnet.com/2012/06/29/nguyen-thuong-chanh-dvm-benh-cho-dai/

- Bệnh ngứa của người bơi lội
http://vietbao.com/a106306/benh-ngua-cua-nguoi-boi-loi

- Lao bò có thể lây cho người
http://vietbao.com/a212152/benh-lao-bo-lay-nhiem-den-nguoi-van-de-y-te-cong-cong

- Bị mèo cào mèo cắn
http://vietbao.com/a192371/bi-meo-can-meo-cao

- Chuyện thịt tại quê nhà
http://vietbao.com/a182175/chuyen-thit-tai-que-nha

- Tâm thư của heo gởi cho người
http://www.advite.com/TamThuCuaHeoGoiChoNguoi.htm

- Chuột và Hanta virus
http://vietbao.com/a193352/chuot-va-hantavirus-p1

- Virus cúm heo đột biến như thế nào?
http://www.advite.com/VirusCumHeoDotBienNhuTheNao.htm

Montreal, tháng 4 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.