Hôm nay,  

Chuyện Gì Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Ta Bỏ Hút Thuốc?

05/01/202400:00:00(Xem: 1589)

bo thuoc

Cho dù đã hút thuốc lá lâu năm, cơ thể quý vị vẫn sẽ có những thay đổi đáng kể nếu quý vị cai thuốc lá. (Nguồn: pixabay.com)

 
Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có nửa triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến hút thuốc, trong khi ước tính có khoảng 16 triệu người đang sống với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc lá, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư. Những rủi ro của việc hút thuốc thì chắc ai cũng đã biết rõ, nhưng cai thuốc vẫn là một việc rất khó khăn, khiến nhiều người bỏ cuộc giữa chừng; họ cho rằng dù gì thì sức khỏe cũng đã tổn thương rồi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, cai thuốc luôn có nhiều lợi ích.
 
Sau đây là những gì sẽ xảy ra trong cơ thể quý vị sau khi bỏ hút thuốc được vài giờ, ngày, tuần, tháng và năm.
 
Cải thiện nhịp tim và hô hấp
 
Những người bỏ hút thuốc có thể cảm thấy nhịp tim và hô hấp của mình được cải thiện.
 
Theo Humberto Choi, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Cleveland Clinic, sự thay đổi đầu tiên là giảm nhịp tim. Nó có thể xảy ra chỉ vài giờ sau khi bỏ hút thuốc. Mức độ carbon monoxide trong máu của người hút thuốc thường cao hơn khoảng ba lần so với bình thường, nhưng sẽ sớm trở về mức bình thường sau vài ngày cai thuốc.
 
Những thay đổi khác bắt đầu xuất hiện sau vài tuần. Một trong những thay đổi quan trọng là chức năng phổi cải thiện và giảm ho, có thể giúp cải thiện khả năng tập thể dục. Những thay đổi này giúp chúng ta hít thở dễ dàng hơn, dễ duy trì thói quen tập thể dục hơn. Nhiều người cũng cho biết khướu giác và vị giác của họ tốt hơn sau khi bỏ hút thuốc từ vài tuần đến vài tháng.
 
Giảm mạnh nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ
 
Khi bỏ hút thuốc được vài năm, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim hoặc đột quỵ sẽ giảm mạnh. Nguy cơ này tiếp tục giảm theo thời gian quý vị ngừng hút thuốc. Sau khi bỏ hút thuốc được 10 năm, nguy cơ chết vì bệnh tim mạch giảm 63% so với người đang hút thuốc. Và sau 20 đến 30 năm, nguy cơ này giảm xuống cùng mức với người chưa từng hút thuốc.
 
Nguy cơ ung thư giảm sau một thập niên
 
Theo thời gian, nguy cơ mắc một số loại ung thư cũng giảm đi sau khi quý vị bỏ hút thuốc. Và nó sẽ giảm đáng kể sau cột mốc 10 năm.
 
“Sau 10 năm, nguy cơ chết vì ung thư phổi giảm chỉ còn một nửa so với người đang hút thuốc,” Farhad Islami, giám đốc khoa học cấp cao của Hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết. Tương tự, nguy cơ cũng giảm đối với các loại ung thư khác liên quan đến hút thuốc, như ung thư đầu, cổ họng hoặc thực quản.
 
Trong một bài báo gần đây mà Islami là đồng tác giả, nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện rằng sau 20 đến 29 năm sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ chết vì ung thư giảm khoảng 90%. Đối với những người đã cai thuốc trước tuổi 35, nguy cơ giảm mạnh hơn nữa, đến mức sau một khoảng thời gian hai đến ba thập niên, nguy cơ chết vì các bệnh ung thư liên quan đến hút thuốc của họ xuống mức gần như tương đương với người chưa từng hút thuốc.
 
Tiến triển của các bệnh liên quan đến hút thuốc chậm lại
 
Đối với những người đang sống cung với các bệnh mãn tính liên quan đến hút thuốc, như ung thư, bệnh tim mạch, hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), thì việc bỏ hút có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh, đồng thời tăng cơ hội sống sót.
 
“Cơ hội tái phát sau khi mắc ung thư sẽ thấp hơn nếu quý vị bỏ hút thuốc,” Choi nói.
 
Đối với những người đã từng bị lên cơn đau tim, bỏ hút thuốc có thể giảm nguy cơ mắc cơn đau tim thứ hai và giảm nguy cơ tình trạng COPD trở nên nặng hơn.
 
Nghiện ngập luôn là một vấn đề phức tạp
 
Hút thuốc có thể là một trong những loại nghiện khó bỏ dứt điểm nhất, do nhiều yếu tố khác nhau.
 
Luba Yammine, một nhà nghiên cứu tại UTHealth Houston, cho biết: “Nicotine là chất gây nghiện mạnh nhất. Nghiện thì rất dễ mà cai thì lại rất khó.” Những khó khăn trong việc bỏ hút thuốc là do các yếu tố vật lý kết hợp với hành vi.
 
Thách thức đầu tiên là do cơ thể phụ thuộc vào nicotine, có thể gây ra cảm giác thèm và các triệu chứng withdrawal symptoms (những triệu chứng mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần khi phải bỏ một thứ gì mình đã quá phụ thuộc vào) sau khi ngừng hút.
 
“Sự kết hợp giữa cảm giác thèm và các triệu chứng withdrawal symptoms khá khó chịu,” Yammine nói. Nhiều người cho biết họ cảm thấy thèm nhai quá mức sau khi bỏ thuốc, cùng với cảm giác khó chịu chung chung. Để giúp giảm bớt các triệu chứng này, có nhiều cách như sử dụng miếng dán nicotine và kẹo cao su, hoặc các loại thuốc như bupropion.
 
Yếu tố quan trọng thứ hai khiến việc bỏ thuốc trở nên khó khăn là yếu tố hành vi.
 
“Thuốc lá đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của quý vị,” Yammine giải thích. Đối với người hút thuốc lâu năm, một ngày của họ thường được xoay quanh việc hút thuốc, nhâm nhi một điếu kèm với ly cà phê buổi sáng, rít vài hơi trong lúc nghỉ ngơi, hoặc vừa hút vừa suy nghĩ một số chuyện quan trọng. Những hành vi này có thể ăn sâu đến mức rất khó để từ bỏ thói quen, ngay cả khi các triệu chứng withdrawal symptoms đã được kiểm soát tốt.
 
Thường thì việc bỏ hút thuốc sẽ cần rất nhiều nỗ lực
 
Do những khó khăn liên quan đến chứng nghiện nicotine, nhiều người hút thuốc cho biết họ đã phải trải qua nhiều lần và nỗ lực để cai thuốc mới có thể tìm ra chiến lược thành công; và cuối cùng là mỗi người sẽ có cách bỏ thuốc phù hợp khác nhau, không phải ai cũng giống ai.
 
Việc bỏ hút thuốc bất ngờ có thể sẽ có hiệu quả đối với một số người, nhưng một số khác sẽ cần sự trợ giúp để kiềm chế cơn thèm thuốc. Một số người phải thay đổi hoàn toàn thói quen hàng ngày để bỏ hút thuốc, trong khi một số khác có thể thành công chỉ với những thay đổi nhỏ. Một số người sẽ bỏ được chỉ trong vài lần thử; còn một số khác có thể cần nhiều nỗ lực hơn. Nhưng mỗi một lần thử sẽ là bài học cho lần sau tốt hơn, cho tới khi ta dứt được hoàn toàn.
 
Nguồn: “Here's what happens to your body when you quit smoking” được đăng trên trang nationalgeographic.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
Cách đâu 30-40 năm, lúc người tỵ nạn Việt mới định cư ở Mỹ và bắt đầu làm quen với các tập tục kể những tập quán về y tế ở Mỹ, trong y giới Mỹ cũng như các nước tây phương khác đang tranh cãi rất nhiều về chỉ định có nên cắt bao quy đầu theo thông lệ (routine circumcision) cho trẻ em sơ sinh hay không. Thuật ngữ “circumcision”, gốc latinh “circumcisio”. Từ "cắt bao quy đầu" xuất phát từ các từ Latin circum và caedo (circum: “xung quanh”; caedo: “tôi cắt”), có nghĩa đen là "cắt xung quanh". Từ epitome trong tiếng Hy Lạp cũng có nguồn gốc từ gốc có nghĩa là "cắt" hoặc "vết mổ". Trong tiếng Hebrew (Do Thái), phép cắt bao quy đầu được gọi là “peritomy”, xuất phát từ tiếng Hy Lạp peritomy.
Người ta vẫn thường nói “You are what you eat” (Những gì bạn ăn thể hiện bạn là ai). Nhưng có lẽ sẽ đúng hơn khi nói rằng những gì chúng ta ăn sẽ khiến chúng ta có những cảm xúc gì, bởi vì những tiến bộ trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học cho thấy chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của chúng ta.
Đặng Đình Bách: Tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết cộng đồng và câu chuyện đau buồn về sự bất công cần phải khắc phục tại Việt Nam...
Việc thuốc trị béo phì Zepbound mới được thông qua đã bổ sung thêm lựa chọn cho các loại thuốc giúp giảm cân, nhưng nó cũng đi kèm với những thách thức về chi phí và khả năng tiếp cận, giống như các loại thuốc giảm cân khác trong cùng nhóm. Các loại thuốc trong nhóm này gồm chất chủ vận (agonists), hay chất bắt chước các hormone tự nhiên trong ruột có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể và tín hiệu đói phát ra từ não. Nhưng các loại thuốc đã được chuẩn thuận, các phiên bản tổng hợp của các hormone này, là những phân tử có kích thước lớn nên quá trình sản xuất khá tốn kém và mất thời gian. Điều này khiến cho thuốc có giá cả đắt đỏ và ngày càng khan hiếm
Bên cạnh việc đi du lịch, thời gian quây quần bên gia đình và những lễ hội tưng bừng, mùa lễ cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bịnh tim, đột quỵ và nhịp tim không đều. Theo một nghiên cứu được trình bày tại British Cardiovascular Society đầu năm nay, kỳ nghỉ lễ năm nay có thể còn nguy hiểm hơn bình thường vì Giáng sinh rơi vào thứ Hai. Nghiên cứu mới phát hiện rằng nguy cơ lên cơn đau tim vào thứ Hai cao hơn so với các ngày khác trong tuần.
Ngày 8 tháng 12, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 đầu tiên trên thế giới. Phương pháp điều trị này được gọi là Casgevy, nhắm vào bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (sickle cell), giúp cơ thể bệnh nhân tạo ra huyết sắc tố khỏe mạnh. Ở những người mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, huyết sắc tố bất thường khiến cho các tế bào hồng cầu trở nên cứng và có hình lưỡi liềm, có thể gây tắc nghẽn mạch máu. Đến tháng 3 năm 2024, FDA sẽ ra quyết định liệu liệu pháp tương tự có thể được sử dụng để điều trị bệnh beta-thalassemia, một chứng rối loạn làm giảm sản xuất huyết sắc tố, hay không.
Mấy tháng nay chúng ta nghe nói nhiều đến bệnh phổi, “hội chứng phổi trắng” (White Lung Syndrome” và dịch sưng phổi hay “pneumonia” ở trẻ em bên Trung Quốc và ở Mỹ với tin đồn rằng có con vi khuẩn hay siêu vi mới gây ra bệnh này.
Số ca nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng, bệnh cúm đang lây lan rộng rãi và số lượng bệnh nhân phải vào bệnh viện cấp cứu ngày càng tăng. Tốt nhất là nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân, khách khứa và gia đình quý vị. Theo một cuộc khảo sát của tổ chức vô vụ lợi KFF (trước đây gọi là Kaiser Family Foundation), một nửa người dân Hoa Kỳ dự định thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa lễ này. Một số lo lắng về nguy cơ mắc bệnh của chính mình; những người khác muốn bảo vệ người thân vì các loại bệnh hô hấp rất dễ lây truyền.
11 năm trước, các khoa học gia Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier lần đầu tiên mô tả một phương pháp mới để chỉnh sửa gen, được gọi là CRISPR, trong một bài báo khoa học. Phát hiện mới rất quan trọng và đã giúp cho hai khoa học gia đoạt giải Nobel Hóa học năm 2020: nó có thể thay đổi cách điều trị các căn bệnh di truyền. Vào ngày 8 tháng 12 năm 2023, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức chuẩn thuận phương pháp điều trị đầu tiên dựa trên công nghệ này ở Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.