Hôm nay,  

Chuột và Hantavirus

04/09/201200:00:00(Xem: 12246)
Từ khóa: Fièvre hémorragique avec syndrome rénal (FHSR), Fièvre hémorragique de Corée, Néphropathie épidémique, Hantavirus pulmonary syndrome (HPS)

Từ vài chục năm nay khoa học đã đề cập nhiều về một loại virus mới ở loài gặm nhấm đặc biệt là ở loài chuột: đó là Hantavirus.

Đây là loại virus ARN, thuộc họ Bunyaviridae. Hantavirus có rất nhiều chủng huyết thanh (serovars) trong đó có 5 chủng độc hại nhất vì đặc tính gây bệnh của chúng.

California officials confirm six cases of Yosemite hantavirus infection, August 31, 2012
http://www.cbsnews.com/8301-504763_162-57504514-10391704/california-officials-confirm-six-cases-of-yosemite-hantavirus-infection/

2 Video : 1-Hanta virus
http://animal.discovery.com/tv-shows/other/videos/killer-outbreaks-hantavirus.htm

2-How to survive a Hanta virus
http://www.youtube.com/watch?v=3kke7qAGWFQ

Hantavirus đã được biết đến từ lúc nào?

Hantavirus được đề cập đến lần đầu tiên năm 1951 nhân dịch bệnh xảy ra cho quân đội Hoa kỳ đang tham chiến tại Triều Tiên.

Ca đầu tiên bệnh do Hantavirus được ghi nhận tại Hoa Kỳ vào năm 1970, tại Canada năm 1990 và vào năm 1993 dịch bệnh Hantavirus được thấy xuất hiện tại Bỉ và miền Tây Nam Hoa Kỳ.

Ca mới nhất xuất hiện vào mùa hè 2012 tại Yosemite National Park, California Hoa Kỳ

Lây nhiễm xảy ra bằng cách nào?

Ở loài gặm nhấm nói chung và loài chuột nói riêng, sự lây nhiễm có thể xảy ra theo lối transmission horizontale có nghĩa là từ con nầy lây sang con khác.

Người bị nhiễm qua việc hít thở bụi bặm, tiết vật dạng li ti bay trong không khí (aerosol) như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột bệnh.

Chúng ta cũng có thể bị nhiễm virus qua vết cắt trên da, vết chuột cắn, qua niêm mạc mắt và miệng, do nước hoặc thức ăn bẩn đã bị nhiễm Hantavirus trước đó.

Không có bằng chứng về sự lây từ người nầy sang người khác cũng như về sự truyền bệnh từ vết đốt hay vết chích của côn trùng.

Chuột và loài gặm nhấm được xem là ổ chứa Hantavirus. Chúng không biểu hiện ra thành bệnh (asymptomatique) nhưng có thể tiết virus qua nước bọt, nước tiểu và phân.

Gia súc có thể mang kháng thể (séro convertir) nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy có biểu hiện ra thành bệnh hoặc tiết Hantavirus ra ngoài.

Làm sao biết mình đã bị nhiễm bệnh do Hantavirus?

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ một đến sáu tuần lễ.

Ở người, Hantavirus có thể gây ra 2 nhóm hội chứng:

1- Hội chứng về thận kèm sốt xuất huyết:

Bắt đầu bằng các dấu hiệu tương tợ như cảm cúm trong vòng từ 3 đến 6 ngày, mệt mỏi cực độ, sốt, đau nhức các bắp thịt. Đôi khi có thể nhức đầu, chóng mặt, đau bụng và nôn mửa. Sau đó thận bị tổn thương, suy thận, tăng số tế bào bạch cầu (thrombocytes) trong máu, nổi các nốt đỏ ở da, chảy máu cam và tiểu có máu.

2- Hội chứng về phổi, Hantavirus pulmonary syndrome (HPS):

Bắt đầu như cảm cúm kéo theo một thời gian thở khó cấp tính, thở ngắn và ho.

Tử vong có thể lên đến 50%.

Chẩn đoán bằng cách nào?

*- Nói tóm lại khi có dấu hiệu cảm cúm, khó thở cộng thêm bệnh sử có tiếp xúc với loài gặm nhấm như quét dọn tủ kệ từ 1 đến 6 tuần trước thì có thể là đã bị nhiễm Hantavirus.

*- Rất khó tìm thấy Hantavirus qua xét nghiệm phòng thí nghiệm.

*- Chẩn đoán phòng thí nghiệm:

Áp dụng các phương pháp Immunohistochemistry (IHC), Polymerase chain reaction (PCR), tìm kháng thể IgG hoặc IgM trong máu qua phương pháp immunofluorescence indirecte, Elisa hay Western blot. 

Ai dễ bị lây nhiễm nhất?

- Những người nào sống tại những nơi có nhiều chuột.

- Những người thường đi dạo trong rừng, ngoài đồng trống hoặc thích đi cấm trại.

- Những người làm việc trong các kho hàng hay tại những vựa thóc lúa.

- Các thợ điện thợ, sửa ống nước: vì lý do nghề nghiệp phải chui đầu vào xó xỉnh có chuột sống trong đó.

- Chuyên viên các công ty diệt chuột, diệt sâu bọ và côn trùng.

- Những người làm rừng, các chuyên viên phòng thí nghiệm: thường sử dụng các loài chuột hoặc các loài gặm nhấm hoang dã.

Có thuốc trị hoặc vaccin để chủng ngừa hay không?

Bệnh do Hantavirus có tử suất cao. Không có thuốc đặc trị, chỉ áp dụng phương pháp điều trị phụ trợ (supportive treament) như cho thở oxy, v.v…mà thôi.

Một số vaccin đang được Hoa Kỳ và Trung Quốc nghiên cứu. Đặc biệt loại vaccin làm từ chủng Hantaan hiện nay đã được thấy sử dụng tại Đại Hàn.

Chủng huyết thanh, loài gặm nhấm mang Hantavirus, sự phân bố và loại bệnh (Serotype, hôte primaire, distribution, maladie)

- Hantaan: do loài chuột Apodemus agrarius, Á châu, gây sốt xuất huyết kèm theo hội chứng thận rất nặng.

- Séoul: do Rattus norvegicus, khắp thế giới, dịch bệnh sốt xuất huyết cấp tính.

- Puumala: do Clethrionomys glareolus, Âu châu, triệu chứng dịch bệnh về thận (néphropathie épidémique).

- Sin Nombre: do Peromyscus maniculatus (chuột rừng hay souris sylvestre), Hoa Kỳ, Canada, gây hội chứng viêm phổi (Hantavirus pulmonary syndrome HPS).

Làm sao phòng ngừa Hantavirus?

- Giữ nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp để đừng thu hút chuột bọ và các loài gặm nhấm.

- Bịt hết các hang hóc, lỗ hổng trong vách nơi chuột có thể vào được.

- Dùng bẫy để bắt giết chuột.

- Nhớ mang bao tay khi phải sờ mó chuột.

- Chùi rửa, tẩy uế nhà cửa bằng nước javel (pha 3 muỗng canh javel cho một lít nước).

- Không bao giờ quét hay dùng máy hút bụi trước khi sàn nhà đã được rửa sạch.

- Giặt rửa chăn mền quần áo với nước nóng.

- Thú nhà, đặc biệt là mèo có thể chứa kháng thể chống Hantavirus nhưng chúng không bao giờ bị bệnh hay có thể thải Hantavirus ra môi sinh cả.

- Mỗi một chủng loại Hantavirus chỉ có thể gây nhiễm vào một loài gặm nhấm chuyên biệt nào đó mà thôi.

Tham khảo:

- CDC. Hantavirus

http://www.cdc.gov/healthypets/diseases/hantavirus.htm

http://www.cdc.gov/ncidod/dvrd/spb/mnpages/dispages/hfrs.htm

http://www.cdc.gov/ncidod/diseases/hanta/hps/noframes/phys/diag.htm

- Health Canada
http://www.phac-aspc.gc.ca/msds-ftss/msds74e.html

Montreal, 2012

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dù lệnh cấm đã được công bố rộng rãi và có hiệu lực, người dân California – kể cả trẻ vị thành niên – vẫn có thể mua thuốc lá điện tử có hương vị trên mạng. Điều này được chỉ ra qua một nghiên cứu mới được xuất bản trên JAMA Network Open. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, California ban hành Senate Bill 793 của Thượng viện, cấm bán hầu hết các sản phẩm thuốc lá có hương vị (flavored tobacco), bao gồm cả thuốc lá điện tử (e-cigarettes), cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Shisha, các loại xì gà cao cấp và thuốc lá không khói (loose-leaf tobacco) được miễn khỏi luật này.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng.
Thời tiết thay đổi có thể khiến cho tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo, mùa lễ cũng có thể gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của mọi người. Vào khoảng thời gian này trong năm, sẽ có nhiều người trong chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bực bội hơn bình thường. Những nguyên nhân gây căng thẳng có thể dẫn tới nguy cơ cao về các bệnh tim mạch, ngộ độc rượu và cả tỷ lệ tử vong do đột quỵ.
Salmonella lại hoành hành. Vào đầu tháng 12, các cửa hàng thực phẩm trên khắp Hoa Kỳ đã thu hồi dưa vàng (cantaloupes) sau khi người ta phát hiện ra rằng cả trái nguyên và loại cắt sẵn đều bị nhiễm khuẩn Salmonella ở 34 tiểu bang – và đã gây ra hai trường hợp tử vong. Dưa cantaloupes nhiễm salmonella cũng được phát hiện ở Canada, các viên chức y tế công cộng cũng ra lệnh thu hồi loại trái cây này.
Mỗi ngày, cơ thể chúng ta đều đối mặt với rất nhiều kẻ xâm nhập tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa lạnh và ở những vùng khí hậu lạnh. Những vi sinh vật này, được gọi là các tác nhân gây bệnh (hay mầm bệnh), xuất hiện dưới nhiều hình thức như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thiết lập nhiều tuyến phòng thủ để chống lại chúng. Và đây là cách hệ thống đa tầng này hoạt động.
Vào ngày Chủ Nhật 7 tháng 12 2023, tại Trung Tâm Thực Hành Chánh Niệm Nam Cali (MPC), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi chia sẻ về cách hướng dẫn cho các em tuổi teen thực hành chánh niệm. Cùng tham dự buổi chia sẻ còn có chị Chơn Nguyên, y tá của Học Khu Centralia (Buena Park), huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, nhiều bậc phụ huynh có con em đang ở tuổi teen, tăng thân Xóm Dừa, Nụ Hồng…
Thuốc diệt siêu vi (Antiviral drugs) thường được coi là một phát minh của thế kỷ 20. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một điều bất ngờ trong hệ thống miễn dịch của chúng ta: Nó có thể tự mình tổng hợp các phân tử diệt siêu vi (antiviral) để phản ứng chống lại sự lây nhiễm của vi rút. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về một loại protein tạo ra các phân tử diệt siêu vi tự nhiên. Khác xa với phát minh hiện đại của nhân loại, tự nhiên đã tiến hóa các tế bào tiến hóa để tạo ra “loại thuốc” của riêng chúng – biện pháp phòng vệ xa xưa nhất để chống lại virus.
Trí tuệ nhân tạo / AI (Artificial Intelligence) gần đây được nhắc đến rất nhiều không những trong giới công nghệ máy tính mà cả trong các môi trường chính trị, kinh tế, xã hội vì tác dụng tiềm năng của nó trên mọi lãnh vực của đời sống con người. Riêng trong lãnh vực y học, AI đã và đang có những bước tiến đáng kể. AI đang được sử dụng để cải thiện kết quả của bệnh nhân, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, có khả năng cách mạng hóa y học bằng cách cung cấp các chẩn đoán chính xác hơn, kế hoạch điều trị cá nhân hóa và cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.