Hôm nay,  

Y Dược Ngày Nay Tháng 6: Dinh Dưỡng, Ung Thư, Tim...

18/06/201100:00:00(Xem: 9122)

Y Dược Ngày Nay Tháng 6: Dinh Dưỡng, Ung Thư, Tim...

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

YDNN xin chào mừng quý vị. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu: 1) Mục Hình Ảnh Y Học Mỗi Tháng với "Bệnh nóng tay, móng chân" do Bác sĩ Nguyễn Nguyên phụ trách. 2) Phát Thanh Y Học với bài "Bệnh Tiểu Đường khó trị" do Bác sĩ Nguyễn văn Đích phụ trách. Và mục Vườn Hoa Âm Nhạc với bài Mẹ Vàng Úa, nhạc và lời của Bs Phạm Anh Dũng, phần hoà âm của Quang Đạt và do ca sĩ Quỳnh Lan trình bày.

Bây giờ xin giới thiệu cùng quý vị bài Dinh dưỡng để duy trì tuổi trẻ của Bs Trường Xuân:

Con người từ ngàn xưa thường cố gắng đi tìm những loại kỳ hoa dị thảo tận chân trời góc biển để sưu tầm những môn thuốc cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử nhưng các khảo cứu khoa học gần đây cho thấy là những môn thuốc đó chẳng ở đâu xa mà ở ngay trong nhà chúng ta, trong thức ăn hàng ngày mà chúng ta tiêu thụ và ngược lại những chất độc cũng có đầy rẫy trong bữa ăn nếu chúng ta không biết đề phòng, không kể trường hợp một số hóa chất bị công ty chế biến thực phẩm vì lợi nhuận, bỏ vào mà chúng ta không biết. Những khảo cứu mới nhất về di truyền học cho thấy là hiện tượng lão hóa trong cơ thể (senescence) là do những thay đổi trong những khúc DNA, nhất là khúc telomere, bị phá hủy bởi những độc chất từ bên ngoài đưa vào như không khí ô nhiễm và nhất là trong thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày bên cạnh một vài yếu tố khác như nhiễm trùng, phóng xạ, hóa chất trong nước uống, stress. Các BS đang cố gắng đi tìm những phương pháp để bảo vệ các khúc DNA và đã có một vài tiến bộ tại Đại Học Harvard nhưng thực tế nhất vẫn là áp dụng những đường lối dinh dưỡng đúng phép đã được chứng minh có ảnh hưởng lên tuổi thọ và hiện tượng lão hóa cơ thể. BS David Katz của Đại Học Yale viết "chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm được chế biến (processed foods) và có pha lẫn những hóa chất độc hại gọi là preservatives". Những loại thực phẩm đó có nhiều chất đường, chất béo trong khi thiếu một số sinh tố quan trọng như sinh tố B 12, các khoáng chất có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào chống lại hiện tượng lão hóa, nhất là trong não bộ.

1/ Một trong những sai lầm quan trọng là một số người triệt để tránh ăn những thực phẩm độc vật (animal protein) như tại một số tôn giáo Đông Phương. Lối ẩm thực này thiếu sinh tố B12 là một loại sinh tố quan trọng duy trì năng lực của cơ thể và nhất là những tế bào trong não bộ cần có B12 mới sinh hoạt được bình thường và tránh hiện tượng lú lẫn, mất trí nhớ, mệt mỏi và có thể bệnh Alzheimer.

B12 chỉ có trong thịt, cá, trứng và một vài thực phẩm đặc biệt. Một vài loại dược phẩm như các chất antacids làm cho B 12 không được hấp thụ trong bao tử và ruột non. Muốn có đầy đủ B 12 thì nên dùng yogurt, phó sản của sữa, cá biển, thịt nạc hay thịt gà, trứng gà hoặc giản tiện nhất là dùng thêm các loại thuốc viên có B 12 khoảng 500 mcg mỗi ngày. Muốn giữ cho não bộ không bị lão hóa thì cần có thêm B12 vì trong khẩu phần hàng ngày không có đủ loại sinh tố này và ở những người cao niên cơ thể cũng khó hấp thụ B 12 hoặc vì lý do kinh tế thiếu thực phẩm tươi tốt..

2/ Một thiếu sót trong khẩu phần ăn hàng ngày ở Mỹ là thiếu các loại rau tươi và ăn quá nhiều đồ hộp hay thực phẩm chế biến nên thiếu các khoáng chất quan trọng gọi là oligo elements trong đó chất manganese và đồng (copper) là quan trọng nhất bên cạnh một vài chất khác như calcium, magnesium. Những loại khoáng chất này rất quan trọng cho xương cốt và sụn không bị hư hỏng hay dễ gãy.

Những người thiếu calcium thường hay bị chứng loãng xương và dễ gãy, bị còng lưng, đau nhức khiến hô hấp bị giảm sút và làm cho thân thế mau lão hóa. Chất magnesium giúp cho hệ thống tim mạch được đều hòa và tim không bị loạn nhịp và nhất là cơ tim (myocardium) không bị suy yếu vì cơ tim là yếu tố quan trọng nhất duy trì năng lực cho cả cơ thể. Những khảo cứu trên những sắc tộc có tuổi thọ cao như Hunza, Vilcabamba, Georgia đều thấy là những sắc tộc này có một sức khỏe tim mạch rất bền bỉ nhờ hoạt động thể chất và thực phẩm tươi, không bị chế biến thường làm mất đi những khoáng chất cần thiết. Những thực phẩm có nhiều khoáng chất là các loại hạt dẻ, walnut, pistachios, rau xanh như spinach hoặc dùng thêm những loại thuốc viên supplements có những khoáng chất kể trên.

3/ Vai trò của mỡ cá omega 3. Kể từ khi có các khảo cứu trên sắc tộc Eskimos không hề bao giờ có bệnh đau tim nhờ ăn nhiều cá biển thì các BS đã có thêm nhiều bằng chứng là chất omega 3 có vai trò rất quan trọng trong việc chống lại hiện tượng lão hóa trong cơ thể, nhất là trong não bộ để chống lại hiện tượng trí nhớ giảm sút (dementia), lú lẫn và có thể bệnh Alzheimer mà khoảng 50 % những người trên 85 tuổi thường bị. Đang có nhiều khảo cứu về vai trò của omega 3 chống lại căn bệnh này đang có khoảng trên 5 triệu người bị ở Mỹ và 26 triệu người trên thế giới. Một khảo cứu tại New York cho thấy là lối dinh dưỡng Địa Trung Hải (Mediterranean diet) có nhiều cá biển, dàu olive, rau xanh, trái cây giúp tránh được bệnh Alzheimer. BS Andrew Weil thuộc Đại Học Arizona nói "omega 3 và những loại dàu thực vật là nền tảng của các tế bào trong não bộ và các sợi nối kết (synapses) và nếu thiếu các chất này thì các tế bào trong não bộ dễ bị hao mòn, mềm yếu làm cho trí nhớ giảm sút. Ngoài ra cần có sự quân bình giữa hai loại omega 3 và omega 6. Trong các loại thực phẩm chế biến thì có nhiều omega 6 nhưng thiếu omega 3 vì thế cần phải tái lập lại sự quân bình bằng cách dùng thêm omega 3 mỗi ngày.

Nên ăn cá biển, nhất là loại cá salmon, sardines, halibut và nấu bằng dàu olive hay canola. Nên dùng thêm loại hạt flaxseeds có nhiều omega 3, ngũ cốc như oat meal thay vì dùng cơm trắng hay cơm nếp hoàn toàn thiếu omega 3. Nếu cần thì dùng thêm loại thuốc viên omega 3.

4/ Thực phẩm chế biến. Vì cần duy trì thực phẩm chế biến (processed foods) và màu sắc không bị hư hỏng nên các công ty thường thêm quá nhiều chất muối sodium, nitrites làm tăng huyết áp trong khi đó thì thiếu chất potassium rất quan trọng. Vì đời sống bận rộn phức tạp ở Mỹ nên phần lớn các loại thực phẩm chế biến hay đóng hộp đều có quá nhiều sodium và thiếu potassium làm hư hại thận là cơ quan bài tiết các chất độc làm lão hóa cơ thể. Chứng cao huyết áp là một trong những chứng bệnh thông thường nhất ở Mỹ làm cho hệ thống tim mạch bị mau hư hỏng với các biến chứng như đau tim, tai biến mạch máu não.. Nên giảm số lượng muối hàng ngày xuống dưới 1500 mg mỗi ngày. Nên đọc kỹ số lượng sodium trong các loại thực phẩm chế biến để tránh bị nhiễm độc. Nên dùng các loại rau xanh, trái cây như chuối, cam quít có nhiều potassium.

5/ Thiếu chất xớ (fiber). Bệnh ung thư đường ruột ở Mỹ cao nhất thế giới là vì thiếu chất xớ trong thực phẩm hàng ngày. Chất xớ tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giữ một vai trò vô cùng quan trọng là tạo nên khung sườn cho các vi khuẩn tốt ở trong ruột sinh trưởng. Những loại vi khuẩn này thuộc nhóm acidophile có nhiệm vụ sản xuất ra một số sinh tố quan trọng như b12, B complex và còn vai trò chống lại các vi khuẩn nguy hiểm gây ra các chứng bệnh đường ruột. Chất xớ còn giúp phá hủy những hóa chất gây ung thư (bile acids) và sau cùng giúp tránh được bệnh bón, trĩ, chảy máu đường ruột. Gần đây có nhiều khảo cứu về vai trò của chất xớ giúp các vi khuẩn tốt có ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch (immnune system) có vai trò chống lại hiện tượng lão hóa của cơ thể. Chất xớ có nhiều trong các loại rau tươi, các loại đậu, các loại hạt và nhất là những loại ngũ cốc như oat meal, oat bran, wheat bran, rice bran (chất cám) và hoàn toàn không có trong gạo trắng, gạo nếp. Nên đọc kỹ công thức của những loại ngũ cốc (cereal) về số lượng fiber. Các khảo sát trên những sắc tộc có tuổi thọ cao và những người cao niên trên 90 tuổi đều có một điểm đặc biệt là họ có một lối dinh dưỡng gồm những điểm kể trên bên cạnh một hoạt động thể chất và tinh thần sung mãn và phần lớn họ là những thành phần có lợi tức thấp nếu không nói là bình thường. (Bác sĩ Trường Xuân).

Sau đây, chúng tôi xin trình bày cùng quý vị những tin tức y học trong tháng Năm 2011.

Bản tin của Bs Nguyễn văn Thịnh bao gồm: chăm sóc bệnh sốt trẻ em, khi nào cần thay thế trái tim đã bị suy, chất alpha-carotène, khuẩn chí ruột, chất mucoviscidose, những thuốc mới chữa bệnh mucoviscidose, làm việc phụ trội tăng nguy cơ động mạch vành, nguy cơ phóng xạ, hiệu ứng Doppler, nhiều trường hợp chữa lành viêm gan C, giảm phế tật bệnh spina bifida bằng phương pháp giải phẫu, làm việc trong văn phòng tăng nguy cơ ung thư ruột già, thử nghiệm máu phát hiện bệnh Trisomie 21, điều trị bệnh thoái hoá điểm vàng khi về già, Omega-3 giảm nguy cơ thoái hoá điểm vàng, phương pháp mới chẩn đoán nghẽn mạch phổi, phương pháp mới điều trị bệnh tâm thần phân liệt, phương pháp mới điều trị suy tim do bệnh rung tâm nhĩ, sáng chế võng mạc nhân tạo, bàn luận phương pháp thăm dò ruột bằng Videocapsules, bệnh ruột Crohn, dùng tế bào gốc chữa bệnh tim, phương pháp mới điều trị bệnh liệt 2 chân, kỹ thuật mới giải phẫu bàn tay, những thuốc lợi tiểu chữa bệnh động kinh, phẫu thuật mới đặt van động mạch chủ.

Bs Nguyễn văn Đích với thông tin nguồn nước nhiễm Arsenic và hoá chất độc hại ở VNam. Ds Lê văn Nhân với một số thông tin về việc điều trị bệnh cao huyết áp.

Trong Y Học thường thức, Bs Nguyễn ý Đức bàn luận vấn đề hiến thân xác cho y khoa học, Chăm sóc cha mẹ lú lẫn, và vấn đề ghiền sex. Bs Lý Lê Trần viết về bệnh cườm nước glaucoma. Bs Nguyễn văn Đức trình bày chứng tiểu ra máu và thuốc chủng ngừa bệnh Shingles.

Trong Y Dược Khoa Thực Hành, Bs Nguyễn văn Thịnh thảo luận: Vấn đề xử trí đường khí và sự thông khí phổi, Hồi sức tim phổi (reanimation cardiorespiratoire).

Trong Y Dược Khoa Lâm sàng, Bs Nguyễn Tài Mai tường trình so sánh thuốc Folfirinox với thuốc Gencitabine trong điều trị di căn ung thư lá miá (tuyến tụy tạng). Bs Nguyễn văn Đích viết về thuốc Eplerenone trong Điều trị suy tim. Ds Lê văn Nhân nói về Hypoglycemia và Statin.

Trong phần Dược Phẩm, Ds Lê văn Nhân thông tin Pioglitazone ngăn bệnh tiểu đường tiến triển, Cần thử an toàn cho các thuốc suyễn, Thuốc điều trị hen suyễn, và Bs Trần Mạnh Ngô nói về thuốc Zytiga trị ung thư nhiếp hộ tuyến thời kỳ trầm trọng.

Trong phần Khảo Cứu, Bs Dương Quý, Gs Đinh Xuân Anh Tuấn và các đồng nghiệp tường trình tăng cao biểu hiện Rho kinase, tác dụng, và loạn chức năng nội mô phổi của người hút thuốc lá có chức năng phổi bình thường. Bs Nguyễn Đình Bá tường trình chụp hình F-18 FDG PET/CTP bệnh tiêu biểu bì (Epidermolysis Bullosa).

Trong Thảo luận báo Y Khoa, Bs Nguyễn Tài Mai bàn luận về sách EKG, Đọc báo y Khoa New Eng J Med với nhiều tin tức như: Dùng Biphosphonate và gẫy xương ống chân (femoral shaft), hạch sentinel-node khi làm sinh thiết ung thư hắc tố melanoma, hệ thống Hemostatic system và tác nhân điều biến (modulator) bệnh xơ cứng mạch máu, So sánh phương pháp cắt bỏ điều trị ung thư nhiếp tô tuyến với việc chờ đợi khi điều trị chớm phát hiện ung thư nhiếp hộ tuyến, bàn luận hiện tượng The Tumor lysis syndrome. Thuốc Ranibizumab và bệnh thoái hoá điểm vàng, Những tiến triển điều trị bệnh HIV cấp tính. Ds Lê văn Nhân so sánh tác dụng của ARB liều cao với kết hợp ARB và CCB, Kết hợp 4 thứ thuốc để chữa bệnh lao, và những câu hỏi: Có phải cà phê tăng nguy cơ đột qụy, và Có phải muối tăng nguy cơ bệnh tim mạch" Bs Trần Mạnh Ngô viết người già với bệnh loãng xương.

Trong Y Sinh Học, Bs Trần Mạnh Ngô tường trình trị mập phì và Oxýt hoá Nitric, Oxýt hoá DNA và mập phì với dấu ấn FGFR1. Liên hệ EGFR và ung thư. Micro RNA hoạt hoá hiện tượng miễn dịch khi bị suy tim.

Trong phần Hỏi Đáp Y Học: Bs Nguyễn Trần Hoàng trả lời: Té ngã ở người cao tuổi, Thuốc men và trí nhớ. Tình và tuổi.

Sau hết, trong phần Tham khảo, Bs Nguyễn Nguyên bàn luận bản quyền chung và sử dụng hợp lý. Bs Thú Y Nguyễn Thượng Chánh tường trình thịt bò Kobé và nạn đói trên thế giới, Chuyện đấm bóp ở hải ngoại. Và cùng với Ds Nguyễn Ngọc Lan với thông tin Sinh Tố B12 trong dinh dưỡng. Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng với bài Cá Tra (Nuôi) và Cá Basa. Bs Nguyễn Xuân Quang với bài Ghép Cơ Quan Thân Người.

Xin kính chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại quý vị tháng sau.

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, Xin mời quý vị ghé thăm Y Dược Ngày Nay, www.yduocngaynay.com, Một Trang Web Y Khoa của người Việt viết cho người Việt.

Ý kiến bạn đọc
09/08/201123:22:12
Khách
Information is power and now I'm a !@#$ing ditactor.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
Ngày nay, có nhiều người lớn hơn bao giờ hết đang phải đối mặt với chứng rối loạn khả năng tập trung- thiếu khả năng chú ý, hay ADHD. Người ta nghi ngờ nguyên nhân chính của vấn đề này là do công nghệ hiện đại đang gây áp lực lên não bộ của họ. Trong khi có gần 10% trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD, một phân tích tổng hợp gần đây từ nhiều nghiên cứu cho thấy gần 6.8% người lớn mắc chứng ADHD – tăng từ 4.4% vào năm 2003.
Bộ não của chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phản ứng với những điều mang lại sự hài lòng, gọi là phần thưởng. Khi chúng ta đói, bộ não hiểu rằng thức ăn là một phần thưởng, còn khi ta khát, nước sẽ là phần thưởng. Nhưng lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các con đường tìm kiếm phần thưởng tự nhiên trong bộ não, tạo ra những ham muốn khó kiểm soát và làm giảm khả năng kiểm soát hành vi của chúng ta.
Aissam Dam, cậu bé 11 tuổi, lớn lên trong một thế giới im lặng tuyệt đối. Em sinh ra đời đã bị điếc và chưa bao giờ nghe thấy bất kỳ tiếng động nào. Khi sống trong một cộng đồng nghèo ở Maroc, em đã học cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu do chính mình phát minh ra và không được đi học. Năm ngoái, sau khi chuyển đến Tây Ban Nha, gia đình đưa em đến gặp một chuyên gia về thính giác, người đã đưa ra một gợi ý đáng ngạc nhiên: Aissam có thể đủ điều kiện tham gia thử nghiệm lâm sàng sử dụng liệu pháp gen. Vào ngày 4 tháng 10, Aissam được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, trở thành người đầu tiên được điều trị bằng liệu pháp gen ở Hoa Kỳ cho bệnh điếc bẩm sinh. Mục đích là cung cấp cho em thính giác, nhưng các nhà nghiên cứu không biết liệu phương pháp điều trị này có hiệu quả hay không, và nếu có thì em sẽ nghe được bao nhiêu.
Sau mùa lễ cuối năm là lúc các bậc phụ huynh lo lắng về con đường đại học của con cháu mình. Những con số điểm, những chữ viết tắt như GPA, SAT và ACT sẽ làm phụ huynh nhức đầu và chúng ta sẽ bàn lại về vai trò các điểm này và nhất là tương quan giữa SAT và IQ trong khung cảnh của các thay đổi gần đây ở Mỹ. Năm ngoái, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ quyết định cấm dùng màu da, nguồn gốc sắc tộc để quyết định tuyển chọn một ứng viên, từ chối không cho Đại học Harvard thực hành “tác dụng khẳng định” (affirmative action) để tăng sỉ số da màu không được đại diện đúng mức so với tỷ lệ trong dân số nói chung. Một trong những biện pháp được dùng để giảm bớt sỉ số dân Á Châu là gạt bỏ kết quả kỳ thi SAT hoặc giảm bớt tầm quan trọng của SAT, vì người gốc Á Châu có điểm SAT cao hơn nhiều so với các sắc dân khác.
Hội chứng người cứng đơ (Stiff Person Syndrome – SPS) là một căn bịnh có thể gây co thắt dữ dội và làm suy nhược các cơ, nhưng hầu hết mọi người đều không biết gì về nó mãi cho đến cuối năm ngoái, khi nữ danh ca Celine Dion công bố tình trạng bịnh của mình. Chứng rối loạn thần kinh và tự miễn dịch hiếm gặp này được cho là chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 2 người trong một triệu người – và hai phần ba trong số những người bị là phụ nữ.
Tạp chí Consumer Reports vừa công bố phát hiện rằng nhựa vẫn hiện diện “rộng rãi” trong thực phẩm bất chấp các nguy hại về sức khỏe, và kêu gọi các cơ quan chức trách đánh giá lại mức độ an toàn của nhựa khi tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức vô vụ lợi này cho biết rằng 84 trong số 85 mẫu thực phẩm ở siêu thị và thức ăn nhanh mà họ vừa kiểm tra gần đây có chứa “chất hóa dẻo” (plasticizers) được gọi là phthalates, một loại hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.