Hôm nay,  

Các Hãng Nước Đóng Chai Mỹ Bị Tố

11/5/200600:00:00(View: 8638)

Các Hãng Nước Đóng Chai Mỹ Bị Tố Dùng Nước Máy Vô Chai

Phẩm chất nước uống hiện nay đang là đề tài sôi bỏng, liên quan tới vấn đề môi sinh. Ký giả Michael Blanding đề cập tới phẩm chất nước qua câu chuyện của Antonia Mahoney. Bà kể: 'Khi từ Puerto Rico tới Boston 35 năm về trước, cảm nhận đầu tiên của tôi là nước uống ở đây có vị thật ngon. Trải qua nhiều năm tháng đến nay thì dòng chảy từ cái vòi nước của tôi không có vẻ gì là mời mọc nữa.' Một giáo sư trung học về hưu cũng xác nhận như vậy qua lời tâm sự: 'Mỗi lúc một ít, vị nước dùng đã đổi thay,' rồi bà không thèm xài nước máy và bắt đầu mua nước đóng chai nhãn hiệu oland Spring. Bà trả mỗi tháng khoảng 30 đô, được giao nước tận nhà.

Nhưng sau đó bà phát giác ra rằng nước mua hàng tháng để uống không khác gì nước máy từ vòi ở nhà. Bà đã ngưng mua Poland Spring.

Không chỉ có Mahoney. Một sinh viên trường Đại học cộng đồng Massachusetts tới từ Connecticut cũng nói rằng cô trước đây chỉ uống nước đóng chai, và chỉ hàng đống chai chất trong thùng cao. Nhưng sau khi thử xài nước máy, cô quyết định không uống nước chai vì 'vị nước không có gì khác nhau cả.'

Kellett là người đứng đầu chiến dịch vận động của tổ chức vô vị lợi, Corporate Accountability International (CAI), nổi tiếng từ chiến dịch chống thuốc lá trong thập niên 1990. Hiện nay tổ chức này bắt đầu một chiến dịch vận động người dân Mỹ xóa bỏ nhận thức cho rằng nước đóng chai có vị ngon hơn, hoặc tinh khiết hơn nước máy. Bà cho rằng vấn đề đấu tranh không đơn giản chỉ vì cái giá bán 1.50 đô mỗi chai nước ở các cửa hàng địa phương, mà vì quyền lợi căn bản của con người.

Trong thập niên qua, thị trường nước đóng chai ở Mỹ đã tăng gấp đôi, hơn cả nước trái cây, sữa và bia để trở thành loại giải khát nổi tiếng hàng đầu, chỉ sau các loại rượu nhẹ.

Một cuộc thăm dò của Viện Gallup hồi năm 2003 cho thấy, cứ 4 người Mỹ thì có 3 người uống nước đóng chai, và cứ 1 trong 5 loại thức uống được sử dụng nhiều nhất trên thị trường là nước đóng chai. Beverage Marketing Corporation ước tính người tiêu thụ đã chi khoảng 10 tỉ đô cho nước đóng chai trong năm rồi, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 26 gallon mỗi người. Trong cùng thời gian này, các công ty cũng đã chi khoảng 70 triệu đô hàng năm để quảng cáo mạnh cho sản phẩm của họ. Điển hình là các nội dung quảng cáo của Aquafina, chẳng hạn như là 'nước uống tinh khiết nhất,' hay của Dasani là 'tinh khiết khi bạn dùng loại nước này.'

Theo Kellett, thật ra thì vấn đề không chỉ là nước máy có cùng mùi vị với nước đóng chai mà quan trọng là nước máy cũng có cùng một mức độ an toàn. Đó là sự thật mà người tiêu thụ không hề biết. Bà nói: 'Họ đã sử dụng hàng chục triệu đô mỗi năm để làm xói mòn lòng tin của chúng ta đối với nguồn nước máy, trong khi sự thật là hệ thống nước ở Hoa Kỳ hiện nay được xác nhận là tốt hơn là nước đóng chai.' Cũng theo bà, nước máy được Tổ Chức Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency - EPA) xác nhận là đạt phẩm chất, đặc biệt là đạt mức hạn chế nghiêm ngặt về hóa chất và vi khuẩn hiện diện trong nguồn nước, đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các tổ chức chính phủ.

Một nghiên cứu năm 1999 của Hội Đồng Bảo Vệ Nguồn Tài Nguyên Quốc Gia (National Resources Defense Council) thử nghiệm 1,000 chai nước đã phát hiện: một số nhãn hiệu nước đóng chai vi phạm tiêu chuẩn quốc gia về lượng vi khuẩn độc hại cho con người, và một số nhãn hiệu khác có chứa hóa chất gây hại, như arsenic (thạch tín) chẳng hạn. Phúc trình này kết luận: nước đóng chai không an toàn hơn nước máy.

Và thực tế cũng có nhiều loại nước đóng chai lấy từ …nước máy, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh diễn tả cảnh nước chảy vào chai từ những con suối ở trên núi đổ xuống…Hơn ¼ lượng nước đóng chai thực ra là từ nước máy của thành phố. Kỹ nghệ nước đóng chai hiện nay nằm trong sự chi phối của ba công ty lớn, kiểm soát phân nửa thị phần là Coca Cola (với nhãn hiệu Dasani), Pepsi (sản xuất nhãn hiệu Aquafina) và Nestlé (sản xuất một vài nhãn địa phương gồm Poland Spring, Arrowhead, Deer Park, Ozarka và Calistoga). Cả Coke và Pepsi đều độc quyền sử dụng nước máy để sản xuất nước trong khi Nestlé chỉ dùng nước máy trong một số nhãn hiệu mà thôi.

Dĩ nhiên là Coke và Pepsi đều có sử dụng một số kỹ thuật để tinh lọc nước máy, và cả hai đều xử lý lại bằng ozone để làm cho nước trở nên tinh khiết. Tuy nhiên, xử lý bằng ozone có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu thụ vì phải đồng thời sử dụng một loại hóa chất là bromate, là chất gây ra ung thư. Trong Tháng 3-2004, Coca-Cola bị buộc phải thu hồi gần 500,000 chai nước Dasani ở Anh vì chứa quá nhiều hóa chất quá tỉ lệ cho phép. Tháng 8 vừa qua, một loạt 3 cửa hàng phải thu hồi nước đóng chai sau khi tìm thấy hóa chất trong nước vượt quá mức cho phép, khoảng 5 tuần lễ trước khi vụ việc bị điều tra.

Và nước ngầm dưới mặt đất tự nó cũng có nhiều vấn đề đáng quan ngại do sự khai thác nước ngầm quá mức của các công ty này. Cư dân nhiều tiểu bang như Maine, Michigan, Texas và Florida đã tố cáo Nestlé làm suy kiệt mạch nước ngầm trong lòng đất và phá hủy hệ thống sông suối do sự khai thác quá mức của hãng này, trong khi không phải trả một chi phí vào hết cho chính phủ, để rồi bán ra với một giá rất lời. Trong năm 2003, tổ chức Bảo Toàn Nguồn Nước Của Cư Dân Michigan (Michigan Citizens for Water Conservation) đã thắng trong một vụ kiện ngăn chận kế hoạch của Nestlé định khai thác nước từ một con sông đang nuôi sống các động vật hoang dã và là nguồn nước của các hồ nhỏ khác.

Hiện nay có hơn 1 tỉ người thiếu nước uống an toàn, con số này tăng dần cùng với sự gia tăng dân số và áp lực của môi sinh. Tháng 3 vừa qua, các tổ chức địa phương và môi sinh đổ về Mexico City để biểu tình chống Hội Nghị Nước Thế Giới (World Water Forum), hội nghị của các nhà lãnh đạo chính phủ và kỹ nghệ thừa nhận rằng nước là nguồn tài nguyên căn bản của con người. Trong tháng này, công dân 30 quốc gia đã tham gia cuộc biểu tình với chủ đề 'Tháng Mười Xanh' (Blue October), tham gia lễ hội đường phố ở La Paz kỷ niệm ngày bùng phát cuộc chiến tranh về nước (Water War) mà cao điểm là hội nghị kéo dài 3 ngày trong tuần tới về quyền sử dụng nước tại Montevideo, Uruguay, từ 28 tới 30-10-2006.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong buổi nói chuyện tại Economic Club of Chicago cách đây hai ngày, Chủ Tịch Jerome Powell của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã cảnh báo rằng các khoản thuế nhập cảng có phạm vi và quy mô rộng lớn mà Tổng Thống Trump đang theo đuổi rất có thể sẽ dẫn đến lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến ​​ban đầu – Tình trạng này gọi là TRÌ TRỆ LẠM PHÁT (stagflation).
Khi ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ, 100 ngày làm việc đầu tiên là biểu hiện để được đánh giá những xu hướng và mục tiêu trong bốn năm tại nhiệm. Sự tích này bắt đầu từ tổng thống thứ 47, Franklin D. Roosevelt (nhiệm kỳ đầu tiên 1933). “Ông đã hứa sẽ thực hiện những cải cách lớn trong 100 ngày đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc Đại suy thoái. Sau khi ông đưa ra nhiều chính sách quan trọng trong giai đoạn đó, các sự kiện của "100 ngày đầu tiên" đã trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá các tổng thống tương lai trong nền chính trị Hoa Kỳ.” (Wikipedia.) Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, năm 2016-2020, Wikipedia viết “Donald Trump đã đưa ra một loạt các lời hứa trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bắt đầu vào năm 2017. Trump đã phải vật lộn để thực hiện nhiều lời hứa trong số này do sự phản đối của Đảng Dân chủ và đấu đá nội bộ giữa Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, mặc dù ông đã bác bỏ chuẩn mực "100 ngày đầu tiên" là một cột mốc nhân tạo
Chính quyền Trump vào đầu tuần, thứ Hai (17/3), đã đẩy mạnh nỗ lực đóng cửa Viện Hòa Bình Hoa Kỳ (U.S. Institute of Peace, USIP) – một tổ chức nghiên cứu chính sách được Quốc hội Hoa Kỳ bảo trợ, dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa lực lượng cảnh sát liên bang và các thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này. Năm thành viên hội đồng quản trị của tổ chức này đã đệ đơn kiện vào thứ Ba, ngày 19/03, cáo buộc họ đã bị sa thải bất hợp pháp khỏi vị trí của mình. Họ kêu gọi phục chức cho họ, cũng như chấm dứt nỗ lực giải thể viện của chính quyền Trump.
Một nhóm vài người bạn quây quần bên chiếc bàn nhựa, dưới tầng hầm của ngôi nhà cao tầng nằm rìa phía Nam thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Bữa tiệc thân tình của gia chủ, người đang dung thân ở Mỹ với diện tỵ nạn cộng sản, tạm trú dưới “basement” của gia đình bằng hữu. Khách mời là bạn bè – những di dân, những người mang trong mình căn cước “thanh niên đấu tranh” đã chịu cảnh bắt bớ, đánh đập của chính quyền trong nước vì tiếng nói đối lập. Ngày họ đặt chân đến Hoa Kỳ, là ngày họ nghĩ rằng họ đã có thể tiếp tục cất tiếng nói cho tự do dân chủ trong nước. Nhưng tất cả đã bị thổi bay như “Một Cơn Gió Bụi” chỉ chưa đầy ba tháng. Một chiến lược “úp sọt” không chống đỡ nổi. Một cuộc càn quét từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Một sự tàn phá không thương tiếc từ bản sắc lịch sử đến thể diện quốc gia.
"Là cha của ba đứa con nhỏ, tôi vô cùng phẫn nộ trước tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây ra chứng tự kỷ. Trẻ em sẽ chết vì lời nói dối này. Tôi không thể đứng đó để nghe thêm một phút nào nữa những lời nói dối của tổng thống Trump"
Chiến thắng rõ rệt của ông Trump trong kỳ bầu cử tháng 11 đã khiến đảng Dân Chủ phải tự nhìn lại mình. Thống kê cho thấy những thành phần cử tri trước đây từng là thành trì của Đảng Dân Chủ, nhưng trong năm 2024 đã bỏ phiếu cho ứng cử viên Cộng Hòa. Họ là những người nghèo, đang hưởng trợ cấp an sinh xã hội. Họ tin rằng ông Trump sẽ tạo ra công ăn việc làm, làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, giúp họ thoát nghèo. Nhưng họ cũng mong chính phủ mới đừng cắt đi sự trợ giúp mà họ đang được hưởng.
Ở trong thời đại “Fake News” ngày nay, nhiều người chỉ nhìn người khác bằng những định kiến có sẵn, hoặc dựa trên những thông tin dễ tìm trên các trang mạng xã hội mà không cần kiểm chứng. Thí dụ như thông tin về người Mỹ gốc Mỹ Latin. Nhiều người trong cộng đồng Việt khi nghĩ về “người Mễ” thì thường dùng những từ ngữ như “cắt cỏ”, “làm việc chân tay không trí tuệ”, hay “kiếm tiền đủ để đi uống bia chứ không cầu tiến”… Còn những người cực hữu chống di dân thì rêu rao “người di dân Nam Mỹ cướp đi việc làm của người Mỹ trắng!”
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
NSC cho biết năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp nước Mỹ có hơn 46,000 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, tương đương 126 người mỗi ngày.
Vào ngày 15-11-2022 tại tư dinh Mar-a-Lago, Florida cựu Tổng thống bị thất sủng Donald Trump tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024. Ngay ngày hôm sau Dân Biểu Hoa Kỳ Gerry Connolly (Dân Chủ, Virginia) cho biết rằng các Dân Biểu Dân Chủ sẽ đưa ra một nghị quyết để đảm bảo rằng Trump không bao giờ có thể giữ chức vụ tổng thống nữa bằng cách viện dẫn Tu Chính Án Thứ 14..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.