Hôm nay,  

Các Hãng Nước Đóng Chai Mỹ Bị Tố

11/5/200600:00:00(View: 8612)

Các Hãng Nước Đóng Chai Mỹ Bị Tố Dùng Nước Máy Vô Chai

Phẩm chất nước uống hiện nay đang là đề tài sôi bỏng, liên quan tới vấn đề môi sinh. Ký giả Michael Blanding đề cập tới phẩm chất nước qua câu chuyện của Antonia Mahoney. Bà kể: 'Khi từ Puerto Rico tới Boston 35 năm về trước, cảm nhận đầu tiên của tôi là nước uống ở đây có vị thật ngon. Trải qua nhiều năm tháng đến nay thì dòng chảy từ cái vòi nước của tôi không có vẻ gì là mời mọc nữa.' Một giáo sư trung học về hưu cũng xác nhận như vậy qua lời tâm sự: 'Mỗi lúc một ít, vị nước dùng đã đổi thay,' rồi bà không thèm xài nước máy và bắt đầu mua nước đóng chai nhãn hiệu oland Spring. Bà trả mỗi tháng khoảng 30 đô, được giao nước tận nhà.

Nhưng sau đó bà phát giác ra rằng nước mua hàng tháng để uống không khác gì nước máy từ vòi ở nhà. Bà đã ngưng mua Poland Spring.

Không chỉ có Mahoney. Một sinh viên trường Đại học cộng đồng Massachusetts tới từ Connecticut cũng nói rằng cô trước đây chỉ uống nước đóng chai, và chỉ hàng đống chai chất trong thùng cao. Nhưng sau khi thử xài nước máy, cô quyết định không uống nước chai vì 'vị nước không có gì khác nhau cả.'

Kellett là người đứng đầu chiến dịch vận động của tổ chức vô vị lợi, Corporate Accountability International (CAI), nổi tiếng từ chiến dịch chống thuốc lá trong thập niên 1990. Hiện nay tổ chức này bắt đầu một chiến dịch vận động người dân Mỹ xóa bỏ nhận thức cho rằng nước đóng chai có vị ngon hơn, hoặc tinh khiết hơn nước máy. Bà cho rằng vấn đề đấu tranh không đơn giản chỉ vì cái giá bán 1.50 đô mỗi chai nước ở các cửa hàng địa phương, mà vì quyền lợi căn bản của con người.

Trong thập niên qua, thị trường nước đóng chai ở Mỹ đã tăng gấp đôi, hơn cả nước trái cây, sữa và bia để trở thành loại giải khát nổi tiếng hàng đầu, chỉ sau các loại rượu nhẹ.

Một cuộc thăm dò của Viện Gallup hồi năm 2003 cho thấy, cứ 4 người Mỹ thì có 3 người uống nước đóng chai, và cứ 1 trong 5 loại thức uống được sử dụng nhiều nhất trên thị trường là nước đóng chai. Beverage Marketing Corporation ước tính người tiêu thụ đã chi khoảng 10 tỉ đô cho nước đóng chai trong năm rồi, với mức tiêu thụ trung bình khoảng 26 gallon mỗi người. Trong cùng thời gian này, các công ty cũng đã chi khoảng 70 triệu đô hàng năm để quảng cáo mạnh cho sản phẩm của họ. Điển hình là các nội dung quảng cáo của Aquafina, chẳng hạn như là 'nước uống tinh khiết nhất,' hay của Dasani là 'tinh khiết khi bạn dùng loại nước này.'

Theo Kellett, thật ra thì vấn đề không chỉ là nước máy có cùng mùi vị với nước đóng chai mà quan trọng là nước máy cũng có cùng một mức độ an toàn. Đó là sự thật mà người tiêu thụ không hề biết. Bà nói: 'Họ đã sử dụng hàng chục triệu đô mỗi năm để làm xói mòn lòng tin của chúng ta đối với nguồn nước máy, trong khi sự thật là hệ thống nước ở Hoa Kỳ hiện nay được xác nhận là tốt hơn là nước đóng chai.' Cũng theo bà, nước máy được Tổ Chức Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency - EPA) xác nhận là đạt phẩm chất, đặc biệt là đạt mức hạn chế nghiêm ngặt về hóa chất và vi khuẩn hiện diện trong nguồn nước, đạt các tiêu chuẩn theo quy định của các tổ chức chính phủ.

Một nghiên cứu năm 1999 của Hội Đồng Bảo Vệ Nguồn Tài Nguyên Quốc Gia (National Resources Defense Council) thử nghiệm 1,000 chai nước đã phát hiện: một số nhãn hiệu nước đóng chai vi phạm tiêu chuẩn quốc gia về lượng vi khuẩn độc hại cho con người, và một số nhãn hiệu khác có chứa hóa chất gây hại, như arsenic (thạch tín) chẳng hạn. Phúc trình này kết luận: nước đóng chai không an toàn hơn nước máy.

Và thực tế cũng có nhiều loại nước đóng chai lấy từ …nước máy, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh diễn tả cảnh nước chảy vào chai từ những con suối ở trên núi đổ xuống…Hơn ¼ lượng nước đóng chai thực ra là từ nước máy của thành phố. Kỹ nghệ nước đóng chai hiện nay nằm trong sự chi phối của ba công ty lớn, kiểm soát phân nửa thị phần là Coca Cola (với nhãn hiệu Dasani), Pepsi (sản xuất nhãn hiệu Aquafina) và Nestlé (sản xuất một vài nhãn địa phương gồm Poland Spring, Arrowhead, Deer Park, Ozarka và Calistoga). Cả Coke và Pepsi đều độc quyền sử dụng nước máy để sản xuất nước trong khi Nestlé chỉ dùng nước máy trong một số nhãn hiệu mà thôi.

Dĩ nhiên là Coke và Pepsi đều có sử dụng một số kỹ thuật để tinh lọc nước máy, và cả hai đều xử lý lại bằng ozone để làm cho nước trở nên tinh khiết. Tuy nhiên, xử lý bằng ozone có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu thụ vì phải đồng thời sử dụng một loại hóa chất là bromate, là chất gây ra ung thư. Trong Tháng 3-2004, Coca-Cola bị buộc phải thu hồi gần 500,000 chai nước Dasani ở Anh vì chứa quá nhiều hóa chất quá tỉ lệ cho phép. Tháng 8 vừa qua, một loạt 3 cửa hàng phải thu hồi nước đóng chai sau khi tìm thấy hóa chất trong nước vượt quá mức cho phép, khoảng 5 tuần lễ trước khi vụ việc bị điều tra.

Và nước ngầm dưới mặt đất tự nó cũng có nhiều vấn đề đáng quan ngại do sự khai thác nước ngầm quá mức của các công ty này. Cư dân nhiều tiểu bang như Maine, Michigan, Texas và Florida đã tố cáo Nestlé làm suy kiệt mạch nước ngầm trong lòng đất và phá hủy hệ thống sông suối do sự khai thác quá mức của hãng này, trong khi không phải trả một chi phí vào hết cho chính phủ, để rồi bán ra với một giá rất lời. Trong năm 2003, tổ chức Bảo Toàn Nguồn Nước Của Cư Dân Michigan (Michigan Citizens for Water Conservation) đã thắng trong một vụ kiện ngăn chận kế hoạch của Nestlé định khai thác nước từ một con sông đang nuôi sống các động vật hoang dã và là nguồn nước của các hồ nhỏ khác.

Hiện nay có hơn 1 tỉ người thiếu nước uống an toàn, con số này tăng dần cùng với sự gia tăng dân số và áp lực của môi sinh. Tháng 3 vừa qua, các tổ chức địa phương và môi sinh đổ về Mexico City để biểu tình chống Hội Nghị Nước Thế Giới (World Water Forum), hội nghị của các nhà lãnh đạo chính phủ và kỹ nghệ thừa nhận rằng nước là nguồn tài nguyên căn bản của con người. Trong tháng này, công dân 30 quốc gia đã tham gia cuộc biểu tình với chủ đề 'Tháng Mười Xanh' (Blue October), tham gia lễ hội đường phố ở La Paz kỷ niệm ngày bùng phát cuộc chiến tranh về nước (Water War) mà cao điểm là hội nghị kéo dài 3 ngày trong tuần tới về quyền sử dụng nước tại Montevideo, Uruguay, từ 28 tới 30-10-2006.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lịch sử cho thấy: khi một nhà độc tài dựng nên hệ thống đàn áp, thì hệ thống đó không chỉ nhắm vào kẻ “bị xem là đe doạ” — mà có thể quay sang đàn áp bất kỳ ai. Trump và chính quyền ông đang gấp rút xây dựng hệ thống đó, qua năm bước rõ ràng: Tuyên bố tình trạng khẩn cấp, dựa vào các thuật ngữ như “nổi loạn”, “nổi dậy” hay “xâm nhập.” Lấy cớ đó để triển khai lực lượng vũ trang liên bang vào nội địa. Cho phép các lực lượng này thực hiện bắt giữ hàng loạt, không trát, không thủ tục pháp lý. Mở rộng hệ thống trại giam, khu tạm giữ trên toàn quốc. Khi căng thẳng đủ lớn — ban bố thiết quân luật.
Rạng sáng chủ nhật, một người đàn ông, 36 tuổi, theo đoàn người đói khác đến địa điểm phân phát lương thực nơi họ được chính quyền thông báo sẽ mở cửa sớm với hy vọng có chút thực phẩm đem về nhà cho vợ con đang thoi thóp chờ chết vì đói. Một viên đạn xuyên trán. Người đàn ông chết tươi ngay tại chỗ. Bên cạnh anh, một người thanh niên 30 tuổi, cũng đang hướng về khu vực cứu đói, một viên đạn xuyên qua cằm, anh ta sống sót chỉ vừa kịp để nhận ra rằng một chiếc xe tăng đang quay nòng bắn vào họ. Đoàn người chạy tán loạn. Những phát súng tiếp tục bắn xối xả vào đám đông. Cảnh trên không phải xảy ra trong trò chơi video Squid Game hay trong phim. Mà chính là những gì đã và đang diễn ra tuần qua, hay mới hôm qua, hôm nay. Các nhân chứng Palestine cho biết, vào sáng Chủ nhật hôm nay, lực lượng Israel đã nổ súng khi người dân đến nhận hàng cứu trợ tại một điểm phân phát ở Rafah do Tổ chức Gaza Humanitarian Foundation (GHF) — một tổ chức được Israel và Hoa Kỳ hậu thuẫn — điều hành.
Giữa lúc Tòa Bạch Ốc đang tìm mọi cách cứu vớt mối quan hệ Trump-Musk thì các cựu quan chức an ninh y tế cho biết chính quyền Trump hủy bỏ $766 triệu trong các hợp đồng nghiên cứu phát triển vaccine mRNA để chống lại các loại đại dịch cúm. Với họ, đây là đòn giáng mới nhất vào quốc phòng quốc gia. Họ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể phải nhờ đến lòng trắc ẩn của các quốc gia khác trong đại dịch tiếp theo. ABC News dẫn lời Beth Cameron, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đại dịch thuộc Brown University Pandemic Center, và là cựu giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, cho biết: “Các hành động của chính quyền đang làm suy yếu khả năng phòng ngừa của chúng ta đối với các mối đe dọa sinh học. Việc hủy bỏ khoản đầu tư này là một tín hiệu cho thấy chúng ta đang thay đổi lập trường về công tác chuẩn bị ứng phó với đại dịch. Và điều đó không tốt cho người dân Mỹ.”
Câu chuyện sau đây của người mẹ ba con, được chia sẻ trong chương trình podcast The Daily Blast của The New Republic, đã nêu lên những mâu thuẫn giữa chính sách nhập cư và tình người, cũng như những góc khuất trong cuộc sống của di dân tại Mỹ.
Trường Đại học Harvard đang đệ đơn kiện chính quyền Trump sau khi họ đưa ra một quyết định chưa từng có trong lịch sử giáo dục Đại học Hoa Kỳ: ngăn cấm sinh viên quốc tế quay trở lại học tập tại trường. Cao trào mới nhất trong cuộc chiến pháp lý này là việc chính phủ của Trump tuyên bố sẽ cắt toàn bộ ngân sách liên bang dành cho Harvard, với tổng số tiền lên đến 100 triệu MK (khoảng 73.8 triệu bảng Anh). Mặc dù một tòa án liên bang đã tạm thời chặn đứng lệnh cấm sinh viên nước ngoài, nhiều người vẫn không giấu được lo ngại về việc danh tiếng và uy tín bấy lâu của nước Mỹ có thể bị tổn hại nặng nề bởi cuộc tranh chấp này.
Câu chuyện của Tuấn Phan, một người đàn ông gốc Việt tại Quận Pierce, tiểu bang Washington, tưởng chừng đã đến hồi kết với việc Ông chấp nhận trục xuất về Việt Nam sau khi mãn hạn tù. Thế nhưng, một quyết định bất ngờ từ Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đã đẩy ông vào một hành trình đầy hiểm nguy đến Nam Sudan, một quốc gia Phi Châu đang chìm trong bất ổn.
Công viên đô thị không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí, mặc dù những lợi ích đó rất quan trọng. Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy công viên cũng đóng vai trò là không gian thiết yếu để kết nối giữa người với người; nơi cư dân thuộc nhiều thành phần khác nhau có thể gặp gỡ, trò chuyện, điều ngày càng hiếm hoi trong một xã hội Hoa Kỳ đang phân cực, chia rẽ. Hơn một nửa người Mỹ cho biết đã từng nói chuyện với một người không quen biết trước, thuộc một tầng lớp xã hội khác tại công viên. Dữ liệu cũng cho thấy các thành phố có hệ thống công viên rộng lớn thường có tỷ lệ tình nguyện viên cao hơn, nhiều tổ chức dân sự hơn tính trên đầu người; thành công hơn trong việc phát triển các nhà lãnh đạo cộng đồng.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học Mỹ đã quen với vị trí dẫn đầu thế giới: các trường đại học danh tiếng, nhiều giải Nobel và vô số công trình nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn. Chính phủ Mỹ luôn mạnh tay chi cho nghiên cứu, với tổng số tiền lên đến 120 tỷ USD mỗi năm, trong đó hơn 50 tỷ USD cấp cho các viện nghiên cứu và trường đại học. Nhưng vài tháng gần đây, cộng đồng khoa học Mỹ rơi vào tình cảnh bất ổn chưa từng có. Chính quyền Trump, với lý do cắt giảm chi phí và xóa bỏ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), đã hủy bỏ hàng loạt khoản tài trợ nghiên cứu. Ngày 15/5, chính phủ đột ngột cắt các khoản tài trợ của Đại học Harvard cho những dự án từ địa hóa học Bắc Cực đến vật lý lượng tử – sau khi đã có động thái tương tự với Đại học Columbia. Các nhà khoa học cảnh báo: điều này sẽ giáng đòn nặng lên vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu.
Tổng Thống Donald Trump khẳng định rằng dự luật thuế mới của ông, vừa được một ủy ban quan trọng của Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 5, sẽ mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp người dân Hoa Kỳ. Trong phát biểu ngày 1 tháng 5, Trump tuyên bố: “Luật này sẽ giúp một gia đình bình thường có thêm hàng ngàn Mỹ Kim mỗi năm.” Đúng là nhiều người sẽ thấy mình còn lại nhiều tiền hơn sau thuế. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu phi đảng phái lại cho rằng người giàu sẽ được lợi nhiều nhất, còn những người kiếm tiền ít nhất lại có thể mất đi một phần thu nhập, nhất là khi chính phủ cắt giảm các chương trình như Medicaid và Trợ Giúp Thực Phẩm Supplemental Nutrition Assistance Program (SNAP).
Trong số 145 sắc lệnh hành pháp mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành, từ quy định về sức nước mạnh hay nhẹ trong vòi sen cho đến xuất cảng hải sản, có một sắc lệnh đáng chú ý. Được ký vào ngày 23 tháng 4 với tiêu đề tưởng chừng đơn giản: “Khôi Phục Bình Đẳng Cơ Hội và Trọng Dụng Tài Năng” (Restoring Equality of Opportunity and Meritocracy), sắc lệnh này lại mang tham vọng tái định hình toàn bộ luật dân quyền Hoa Kỳ. Ngay cả những người hay nghi ngại Trump cũng không khỏi giật mình nhận ra, điều quan trong lần này không chỉ là mục tiêu mà ông nhắm đến, mà còn là những chọn lựa đầy toan tính.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.