Hôm nay,  

Nghĩ Về Người ‘Samaritanô’ Nơi 1 Bài Giảng Lễ Chủ Nhật

26/07/200700:00:00(Xem: 8804)

Trong buổi lễ Sáng Chủ Nhật vừa qua, tại Quận Cam, lại một lần nữa, dụ ngôn của Chúa Giê-Su về người Samaritanô đã được một Linh Mục Chủ Tế phân tích rất cặn kẽ và đầy xúc động. Khi có người hỏi Chúa Giê-Su: "Thưa Thầy, ai là anh em con"", Chúa Giê-Su đã cho một dụ ngôn về một người đi trên đường đến thành Giêrusalem, ngang qua một chỗ vắng, bị bọn cướp trấn lột hết tiền bạc và còn đánh trọng thương. Anh ta nằm lết bên đường. Một vị Tư Tế (tương đương với chức vụ Linh Mục) đi ngang qua, nhìn thấy kẻ bị hại, nhưng đi thẳng luôn, vì vị Tư Tế là dân quý phái, lại đang chuẫn bị hành lễ, làm sao mà dừng lại cứu người được! Lát sau, một thầy Lê Vi (như một người giúp việc bàn thánh) đi qua, thấy kẻ nằm bên đường bê bết máu, ông ta cũng làm thinh đi thẳng luôn, vì ông ta cũng đang bận việc. Sau đó, một người Samaritanô, là một kẻ bên ngoại, nghĩa là không phải người tin theo Chúa, đi tới. Anh ta cũng mải miết vì công việc, nhưng thấy người bị hại nằm đó, anh vội vã xuống lừa, đến bên nạn nhân, tìm cách cứu tỉnh lại, rồi chở lên lưng lừa, vào thành phố, nhờ người săn sóc, rồi trước khi đi, còn để lại tiền bạc cho người bị tai nạn. Sau khi kể xong dụ ngôn, Chúa Giê-Su hỏi người kia: "Vậy, theo ngươi, ai là anh em của kẻ bị nạn"" Người kia trả lời: "Thưa Thầy, người Samaritanô."

Với dụ ngôn được kể trước đây hơn hai mươi thế kỷ, Chúa đã cho loài người nhìn thấy trước thực trạng đáng buồn của một số vị chủ chăn trong đạo cả hai ngàn năm sau. Vị Tư Tế vội vã đến đền thờ mà bỏ mặc người bị nạn nằm bên đường, không đoái hoài đến, là hình ảnh của những linh mục chăm lo việc đạo, lo làm lễ cho to, lo xây sửa nhà thờ cho đẹp, ngoài ra, không để mắt đến những hoàn cảnh tang thương, khốn khổ của những người bị bách hại, bị bỏ rơi, bị tù đầy bên ngoài khu vực nhà thờ. Họ là những tu sĩ mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nhiệm vụ giảng kinh, thúc giục tín hữu kính thờ  Chúa hết lòng hết sức, nhưng lại thiếu tình Yêu Nhân Loại. Thầy Lê Vi tượng trưng cho những người giúp việc trong Hội Thánh, suốt ngày lo việc Chúa mà quên đi bổn phận thứ hai là phải giúp đỡ tha nhân. Vị Tư Tế và Thầy Lê Vi ngày xưa trong đạo Do Thái, hay các vị Tu Sĩ và những người phục vụ Hội Thánh mà thiếu lòng bác ái bây giờ, đã chỉ thực hành được phần Một trong Hai kết luận về 10 điều răn của Chúa: "10 điều răn ấy tóm về hai điều mà chớ, thứ nhất kính mến Chúa trên hết mọi sự, sau lại Yêu Người như mình ta vậy, Amen."

Thực tế, thì hiện nay, trong khắp mọi nơi, mọi chốn, hàng vạn Linh Mục, Tu sĩ, và giáo dân vẫn đang thực hiện điều thứ hai này qua các Hội Từ Thiện quốc tế như Catholic Charity mà USCC là nơi mà cả triệu người tị nạn đã nhờ cơ quan này mà trải qua bao khó khăn của nguòi mới đến định cư tại đất nước xa lạ. Các cơ quan Từ thiện Công Giáo khác vẫn lao vào các chốn hiểm nguy, chiến tranh, nội chiến để giúp các người di cư, tị nạn, bất kể tôn giáo và dân tộc. Tại Việt Nam, từ xưa đến nay, vẫn chỉ duy nhất có các bà Sơ Công giáo là những người đã tình nguyện đến và hy sinh trong các trại cùi, không kể các bà Sơ khác làm việc trong các bệnh viện từ hàng chục, hàng trăm năm trước. Hiện nay, vẫn có một số Linh Mục xuống đường làm việc Từ thiện như Hội Bạn Người Nghèo (Help the Poor) do một Linh Mục chủ xướng. Một Linh Mục xông xáo đi tìm những cô dâu Việt bị bỏ rơi, bị làm nhục, bị đánh đập, hành hạ, hoặc trở thành gái điếm ở Đài Loan để mang về chữa trị những vết thương tinh thần lẫn thể xác.

Tuy nhiên, bên cạnh hình ảnh cao quý của những vị Linh Mục xuống đường làm việc xã hội này, vẫn còn những mảng mờ nhạt rất lớn, không rõ nét của đa số các vị chủ chăn khác, đặc biệt là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.


Từ rất lâu, người Công giáo thắc mắc về sự yên lặng nặng nề khó hiểu của Hội Đồng Giám Mục trước nhiều sự kiện tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không được những vị Lãnh Đạo Giáo Hội lên tiếng giải thích như trường hợp Linh Mục Nguyễn văn Lý, một vị chủ chăn can đảm đã lên tiếng nói thay cho cả Giáo Hội Việt Nam khi Tự Do Tôn Giáo không được thể hiện, khi Tự Do Tư Tưởng không được trình bầy. Linh Mục Nguyễn văn Lý đã thực hiện lời Chúa dậy trong ngụ ngôn người Samaritanô, Ngài đã không muốn làm vị Tư Tế hay Thầy Lê Vi đi ngang qua người gặp nạn mà làm thinh. Linh Mục Lý, khi thấy những con chiên trong Giáo Hội bị trù dập, các nhà thờ bị cấm hành lễ, các Linh Mục bị bắt giữ, khuôn viên nhà Thờ bị trưng dụng để làm nơi giam giữ tù nhân hay làm phòng họp cho Công An, hang đá Đức Mẹ biến thành chỗ đi tiểu, thì Ngài đã làm như người Samaritanô kia, xắn tay vào sự việc bằng cách cất cao tiếng nói: "Tự Do hay là Chết!". Linh Mục Lý không hề đòi một chút quyền lợi nào cho chính Ngài, mà chỉ đòi quyền Làm Người cho anh em mình mà thôi. Trong tất cả các bài viết mà Linh Mục Lý đã công khai phổ biến, Ngài chỉ nhắc đến vận mệnh đất nước, sự đầy đọa vô lý của người Cộng Sản với dân tộc, và Ngài đòi Tự Do, Dân Chủ cho 80 triệu người Việt Nam, không kể Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, hay cả những người vô thần nữa. Hành động của Ngài là hành động của một người yêu nước can đảm. Vậy mà trước bao năm tù đầy của Ngài, không một vị lãnh đạo nào có lời khiếu nại với nhà cầm quyền, hoặc ít nhất cũng thăm hỏi, tặng một hộp sữa, một ổ bánh mì để người anh hùng này thêm can đảm, đối diện với sự chết có thể xẩy đến bất cứ lúc nào trong xà lim. Ngược lại với những thái độ cần có với một đứa con, đứa em bị tù đầy vì lòng quả cảm yêu nước đó, chỉ có một lời thanh minh là "không can thiệp vì người ấy làm chính trị!" . Gần đây, vì sự kiện Nguyễn Minh Triết tuyên bố quá sai lạc là Hội đồng Giám Mục Việt Nam "đồng tình" với sự giam giữ Linh mục Lý, nên cực chẳng đã, Hội Đồng phải lên tiếng cải chính mà thôi. Nếu chẳng may vị linh mục này phải lìa nhà tù để về với Chúa, có lẽ đồng bào chỉ được nghe một thông báo ngắn ngủi của cai tù: "Ông Nguyễn Văn Lý, với án tù hình sự, đã đột ngột qua đời vì căn bệnh tim bộc phát" còn cả Giáo Hội vẫn im lặng. Có lẽ cũng chẳng ai dám làm lễ đồng tế cầu nguyện cho người đã chết. Rồi thời gian cũng qua đi. Nhớ nhung, đau khổ, thương tiếc, uất hận rồi cũng phai nhạt. Chỉ có Giáo Hội Việt Nam vẫn tồn tại êm ả, tiếp tục tổ chức lễ trọng, giảng đạo và sẽ giảng hùng hồn về bài dụ ngôn của Chúa về người Samaritanô. Và cũng tiếp tục im lặng như đã từng im lặng trước những sự kiện của các linh mục Phan Khắc Từ (hiện có vợ và hai con), Vương đình Bích, Thiện Cẩm, Trương Bá Cần chống đối lại cả đường lối của Giáo Hội hoàn vũ khi phong thánh cho 117 vị anh hùng Tử Đạo.

Và như thế, những câu hỏi vừa bàng hoàng hiện ra trong đầu sẽ không bao giờ có giải đáp:

-Giáo Hội Công Giáo, trong cũng như ngoài nước, có coi cha Lý như một người anh em mình đang bị tai nạn không" Nếu không coi cha Lý như một đứa con trong hàng ngũ tu sĩ, vì Cha Lý "làm chính trị, nên bỏ mất thiên chức Linh Mục", thì ít nhất cũng nên coi cha Lý như một người đang bị đầy đọa, cần sự giúp đỡ, mà đến thăm hỏi hoặc gửi lời thăm hỏi như câu kinh nguyện vẫn đọc trước lễ: "Thăm viếng kẻ tù rạc".

-Có phải vì ngại liên lụy, ngại phiền toái khi bị gọi lên gọi xuống lấy khẩu cung, ngại bị Cộng Sản tước thêm vài nhà thờ nữa, nhốt thêm vài linh mục nữa mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải "nín thở qua sông"" Có bao giờ các vị Chủ Chăn giảng trong nhà thờ là "xin cầu nguyện cho cha Lý được hồn an, xác mạnh, thêm can đảm trong nghĩa vụ của một người dân yêu nước" không" Nếu chỉ vì ngại đạo Chúa bị bách hại thêm mà không dám làm việc Thiện, thì Giáo Hội đã chứng minh rằng "Đức Tin vào sự quan phòng của Chúa vẫn chưa bằng hạt cải", vì nếu đã Tin mãnh liệt vào Thánh Ý Chúa, thì sợ chi kẻ có súng, có quyền có thế" Sợ chi tù đầy, sợ chi chết chóc" Giả như có chết, cũng chỉ là về với Cha hằng sống đời đời, mà còn được Cha thương mến bởi Chúa đã nói: "Phúc cho kẻ nào bị bách hại vì đạo ngay, vì nước Thiên Đàng là của họ."

-Nếu không muốn đối diện với một vụ việc cha Lý, mà nhìn toàn cảnh xã hội với cặp mắt của một người Cha chung, Giáo Hội có thấy sự bất công, sự tham nhũng, sự bách hại các tôn giáo, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ không" Có chứng kiến, có lái xe đi qua chỗ những người Dân Oan khiếu kiện, nằm ngồi ngổn ngang, vừa đói, vừa khát, vừa mệt mỏi, mất ngủ, đêm lạnh, ngày nóng, tâm sự uất căm vì đất đai tổ tiên để lại bị những Chủ Tịch, Giám Đốc, Bí Thư cướp đoạt không"

-Đến hôm nay, sau khi nhóm người Khốn Khổ Khốn Nạn nhất tinh cầu đã bị xúc đi rồi, bảng chữ kêu oan đã bị dẹp rồi, những vị chủ chăn có còn đứng trong nhà thờ là chỗ dựa an toàn cho mình, để tiếp tục giảng về dụ ngôn người Samaritano không"
Than ôi! Thật sự, hỏi cho nhiều cũng vậy thôi! Thinh lặng vẫn là thinh lặng. Chỉ có tấm lòng của những người lúc nào cũng nghĩ về quê hương mới thấy tim mình quặn thắt. Vì tiếng nói của họ chỉ là "tiếng gọi trong sa mạc", tiếng nói của người không tên tuổi, không thể nào phá vỡ  được bức tường cao sang của những vị lãnh đạo đáng tôn kính, có nhiều việc tối quan trọng hơn phải thực hiện. Tiếng nói lạc lõng, tiếng gọi cô đơn, buồn bã của một thân phận lưu đầy, không làm gì được cho đất nước, chỉ biết nhỏ lệ khóc than cho số phận một dân tộc bạc nhược, bị chà đạp mà không dám vùng lên, bị cắt lưỡi mà vẫn ráng cười, bị xiềng chân mà vẫn vui  miệng ăn nhậu, cho là được ban phát chút Tự Do như vậy là quý rồi, đủ rồi, no rồi...Ôi! Chút Tự Do nhục nhã, Tự Do ăn xin, Tự Do lạy lục...Ôi! Dân Chủ chi mà Đảng chỉ đâu ngồi đấy, gọi đâu "dạ" đấy, cho gì ăn nấy! Thôi, có lẽ vậy mà hay hơn làm anh hùng, làm một ông Hòa Thượng hết bị bắt lại bị quản chế, hơn làm một ông Cha, hết bị nhốt lại bị bịt miệng. Còn đâu anh hùng áo vải Lam Sơn" Còn đâu Nguyễn Trãi" Còn đâu Nguyễn Huệ" Còn đâu Việt Nam hùng anh, rực rỡ, vang dội tiếng thơm khắp năm châu, bốn biển" Chỉ còn một Việt Nam im lặng nặng nề dưới cùm, bên kẹp, trong xiềng, ngoài xích, Công An là Cha, là Mẹ, là Đấng Sinh Thành, từ sinh nở đã gặp Công An Hộ Khẩu, đến khi chết, cũng phải có Công An chấp thuận mới được phép chôn. Ôi con người có còn chút danh dự nào không"   

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày chính thức nhậm chức, 20 tháng Giêng, 2025, chính quyền của Trump hoạt động rất năng nổ, chai sâm banh bật nút, rượu trào ra, sắc lệnh hành chánh trào ra, kế hoạch mới trào ra, thay đổi trào ra, tin đồn trào ra, vân vân, và những ly sâm banh cụng nhau leng keng rồi nốc cạn. Tuy nhiên, còn quá sớm, quá mới để có thể cảm nhận kết quả tốt hay xấu. Một số đông đang chờ đợi chính quyền Trump làm những điều để Mỹ nhảy vọt về kinh tế. Tiền ra nhín rịn, tiền vào ào ào, Cậu Sam trở nên giàu có. Cậu giàu, cháu có nhờ được không?
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopamine và norepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
Hay hay dở, bạn bè của chúng ta trước đây đều thực sự là người, hỉ nộ ái ố gì cũng đối đãi nhau trong giới hạn tốt xấu của con người. Nhưng bây giờ thì bạn có thể… hơn là người. “Bạn”, nhưng lại phong tỏa thông tin hay kiểm duyệt nhau, như thể chính quyền. “Bạn” nhưng, theo từng thái độ chính trị, có thể trục xuất, cấm vận hay tuyên chiến với nhau, hung hăng và sắt máu, như thể Anh, Nga, Pháp, Mỹ hay Tàu.
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
“Tôi đã cố gắng rất nhiều để trở thành một di dân tốt của đất nước Hoa Kỳ. Tôi phục vụ trong quân đội. Tôi học cao học. Tôi làm việc cho chính phủ liên bang. Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình trong 15 năm qua. Nay, tôi, chúng tôi, đang hoang mang về những chính sách không rõ ràng, không biết từ ai. Thậm chí, sếp lớn nhất của cơ quan chúng tôi phải tổ chức cuộc họp để trấn an nhân viên về những email của OPM gửi ra gần đây kêu gọi chúng tôi nên tự động nghỉ việc để nhận tám tháng lương. Họ không khuyến khích chúng tôi trả lời những email như thế. Trên một diễn đàn của Fed, mọi người từ lo lắng, sợ hãi, cho đến bây giờ thì tất cả đều đồng ý sẽ chiến đấu đến cùng.”
Không ra tranh cử. Không được xác nhận chính thức. Cũng chẳng cầm một xu tiền lương từ chính phủ. Elon Musk, người giàu nhất thế giới, đã tuyên chiến với chính phủ liên bang Hoa Kỳ và, chỉ trong vài ngày, đã bắt đầu ra tay cắt giảm quy mô và ảnh hưởng của bộ máy chính quyền, đồng thời còn nắm được một số bí mật nhạy cảm nhất. Musk sử dụng mạng xã hội quyền lực của mình để định hướng dư luận, và không ngần ngại dọa dẫm rằng sẽ dùng khối tài sản khổng lồ của mình để hậu thuẫn cho đối thủ chính trị của bất kỳ ai dám chống đối.
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.