Hôm nay,  

Yêu: Cảm Xúc, Sự Lựa Chọn Hay Cũng Phải Tập Luyện?

14/02/202500:00:00(Xem: 2393)

yeu cam xuc
Cảm xúc nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng hành động và cách biểu lộ tình cảm thì không. (Nguồn: pixabay.com)

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…
(Vì sao – Xuân Diệu)
 
Những gì thuộc về tình cảm thì thường phức tạp và khó hiểu, mà phức tạp nhất thì chắc hẳn là tình yêu! Ở Hoa Kỳ, từ “love” được tìm kiếm trên Google khoảng 1.2 triệu lần mỗi tháng. 1/4 số lượt tìm kiếm này là câu hỏi “yêu là gì” hoặc “định nghĩa về yêu.”
 
Yêu là gì và sao lại khó hiểu?
 
Theo khoa học về thần kinh, tình yêu được tạo ra bởi một số hóa chất trong não bộ. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đó đặc biệt với mình, các hormone như dopaminenorepinephrine sẽ kích thích phản ứng dẫn đến sự khen thưởng trong não bộ, khiến chúng ta muốn gặp người đó nhiều lần nữa, cũng giống như khi nếm thử món gì đó thấy ngon miệng, chúng ta thường sẽ thèm được ăn thêm.
 
Những cảm xúc khi ở gần người mà chúng ta thích hay bạn bè thân thiết, chẳng hạn như thấy phấn khích, bị thu hút và vui vẻ là kết quả của những phản ứng này. Dần dà, những cảm xúc này có thể phát triển thành sự thoải mái và tin tưởng. Tình yêu giữa cha mẹ và con cái thì có chút khác biệt, thường là sự kết hợp giữa yêu thương và quan tâm, chăm sóc.
 
Nhưng, phải chăng tình yêu chỉ đơn giản là những cảm xúc được kích thích bởi các phản ứng hóa học trong não bộ? Nếu chỉ nhìn nhận tình yêu theo cách này, thì tình yêu sẽ giống như một điều gì đó xảy ra một cách tự nhiên mà chúng ta không thể kiểm soát, tương tự như những lúc bất ngờ bị vấp té.
 
Các triết gia xưa nay vẫn tin rằng tình yêu không chỉ đơn giản là cảm giác yêu hay không yêu.
 
Không chỉ là cảm xúc
 
Theo triết gia Hy Lạp cổ đại Plato, tình yêu có thể mang đến những cảm xúc như bị cuốn hút và hân hoan, và chúng ta không thể kiểm soát được những cảm xúc này. Nhưng ông nhấn mạnh rằng điều này không quan trọng bằng các mối quan hệ thâm tình mà người ta quyết định dùng cả đời vun đắp, giúp nhau cùng phát triển và tiến bộ, để trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
 
Tương tự, học trò của Plato, triết gia Aristotle cho rằng các mối quan hệ dựa trên thiện chí và đức hạnh, những giá trị chung mà cả hai bên cùng chia sẻ và tôn trọng, sẽ bền vững hơn so với những mối quan hệ chỉ dựa trên cảm xúc thoáng qua. Bởi vì đối với các mối quan hệ chỉ dựa trên cảm xúc, một khi cảm xúc biến mất thì mối quan hệ cũng sẽ phai nhạt.
 
Thử tưởng tượng khi mình chơi với ai đó và mối quan hệ này bắt nguồn từ một điểm chung duy nhất là thích chơi game. Vậy nếu một ngày nào đó, một trong hai người không còn thích chơi game nữa, thì sẽ chẳng còn gì để giữ mối quan hệ này lại.
 
Ngược lại, nếu bạn và ai đó muốn ở bên nhau vì ngưỡng mộ con người của nhau, và mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho nhau, thì mối quan hệ này sẽ bền vững và dài lâu hơn nhiều. Đây chính là kiểu tình cảm được vun đắp dựa trên đức hạnh và thiện chí, và những bằng hữu như vậy sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau để cả hai bên cùng phát triển tốt hơn.
 
Cả Plato và Aristotle đều tin rằng tình yêu không chỉ là những rung động nhất thời; đó là sự kết nối giữa hai tâm hồn đồng điệu, người này bị thu hút bởi phẩm chất và đức hạnh của người kia, và họ chọn ở bên nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
 
Vì vậy, có thể nói, tình yêu không đơn thuần chỉ là những cảm xúc mà chúng ta không thể cưỡng lại; mà trong tình yêu cũng có những hành động và lựa chọn có ý thức. Chúng ta có thể chọn cách yêu thương và sát cánh cùng người kia, tức là chúng ta đã có kiểm soát ở một mức độ nào đó.
 
Thấu hiểu, tôn trọng và tập cách yêu thương
 
Triết gia đương đại J. David Velleman cũng nghĩ rằng sau khi “những thích thú và đam mê” mãnh liệt ban đầu qua đi, tình yêu vẫn sẽ còn ở lại. Bởi vì yêu ai đó không chỉ là thấy vui rạo rực trong lòng khi gặp họ, mà còn là chú ý đặc biệt đến họ, trân trọng tính cách và con người của họ.
 
Velleman lấy thí dụ từ tác phẩm của Dr. Seuss để minh họa cho điều này. Dr. Seuss viết: “Nào! Hãy ngửa mặt lên trời và hét to! Gồng mình mà hét to thật to rằng ‘TA LÀ TA! TA LÀ CHÍNH TA!’” Khi chúng ta yêu ai đó, chúng ta trân trọng con người thật của họ và tán dương sự độc đáo của họ.
 
Erich Fromm, một nhà tâm lý học xã hội, cho rằng yêu thương cũng là một kỹ năng mà chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giống như học chơi nhạc cụ vậy. Để rèn luyện kỹ năng đặc biệt này, chúng ta cần kiên nhẫn, tập trung và có kỷ luật. Những việc khác như “chú ý lắng nghe” và “có mặt khi cần thiết” cũng là những yếu tố quan trọng giúp chúng ta biết yêu thương người khác hơn.
 
Quả thật, tình yêu và tình bạn không chỉ là cảm xúc mà còn là những mối quan hệ được hình thành và duy trì bằng những hành động cụ thể mà chúng ta chọn để thực hiện, như lắng nghe, quan tâm, và thể hiện sự tôn trọng.
 
Vậy điều này có nghĩa là ta có thể yêu thương ai đó mà ta ghét, hoặc ép bản thân yêu thương ai đó mà mình không có cảm xúc gì không? Có lẽ là không. Triết gia Virginia Held giải thích sự khác biệt giữa “thật dạ yêu thương” và “buộc lòng phải yêu thương” nằm ở chỗ: “ép bản thân yêu thương ai đó” là chúng ta đang thực hiện hành động một cách cơ học, so với “yêu thương xuất phát từ con tim” là chúng ta thực sự tham gia vào quá trình cùng với những giá trị và chuẩn mực mà chúng ta tin tưởng.
 
Để dễ hình dung, chúng ta có thể so sánh hai giáo viên môn toán, một người dạy một cách máy móc, quăng đề ra cho học sinh ngồi làm, rồi viết bài giải lên bảng là xong không cần biết học sinh có hiểu hay không; và một người thì dạy tận tâm, cố gắng tìm cách giải thích cho học sinh hiểu bài. Như vậy, giáo viên máy móc chỉ đang thực hiện hoạt động là trình bày bài giải, đáp số của bài toán. Còn giáo viên tận tâm không chỉ thực hiện hoạt động dạy học mà trong quá trình giảng dạy, họ còn thể hiện được các giá trị và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
 
Tương tự, khi chúng ta “thật dạ yêu thương,” những việc chúng ta làm không chỉ là những hành động bề ngoài mà là chúng ta đối đãi với họ bằng cái tâm và sự chân thành. Chúng ta thấu hiểu họ, tôn trọng họ, mở lòng với họ, không lừa dối họ và yêu thương họ vì chính con người thật của họ chứ không vì bất kỳ điều gì khác.
 
Có thể chủ động yêu thương đến mức nào?
 
Liệu nên xem tình yêu như cảm xúc hay sự lựa chọn? Nếu xem tình yêu chỉ là những cảm xúc, thì tình cảm sẽ kết thúc khi những cảm xúc này biến mất hoặc thay đổi. Lấy thí dụ khi chúng ta thất tình hoặc mất một người bạn, nếu nghĩ rằng tình yêu chỉ dựa vào cảm xúc, thì tình cảm với người đó sẽ biến mất khi những cảm xúc không còn hoặc thay đổi, hoặc bị gián đoạn vì lý do nào đó như chuyển trường hoặc chuyển nhà.
 
Ngược lại, nếu coi tình yêu là một mối quan hệ mà chúng ta lựa chọn để vun vén giữ gìn, thì tình cảm đó sẽ bền vững bất chấp những thay đổi trong cảm xúc hoặc trong hoàn cảnh sống. Thí dụ, bạn có thể bất bình, cãi nhau với người yêu dấu, không gặp trong vài ngày, hoặc có thể phải chuyển chỗ ở, nhưng tình yêu và các mối quan hệ bằng hữu vẫn sẽ còn mãi.
 
Nếu nghĩ rằng muốn yêu thương cũng cần phải “tập luyện,” thay vì chỉ phụ thuộc vào cảm xúc, thì bạn sẽ có nhiều chủ động hơn đối với tình yêu. Yêu thương là những hành động cụ thể mà chúng ta có thể chọn “làm” hay không “làm”, chẳng hạn như dành thời gian bên nhau, lắng nghe nhau và có nhau trong những khoảnh khắc quan trọng. Và cũng đừng quên làm những điều đó với sự tôn trọng và sẻ chia.
 
Xin hãy nhớ rằng cảm xúc có thể đến rồi đi, ta không quản chế được; nhưng cách yêu thương ai đó thì hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.
 
Cung Mi biên dịch
Nguồn: “What is love? A philosopher explains it’s not a choice or a feeling − it’s a practice” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.