Hôm nay,  

Chúng Tôi Thấy Vơi Nỗi Nhục

26/04/200700:00:00(Xem: 11624)

Thưa quý vị và các bạn thân mến,

Ngày Thứ Bảy, 21 tháng 4 vưà qua, ở Boston đã diễn ra một cuộc quyên tiền kỳ thú, với sự tham gia tích cực cuả đồng bào mọi giới, mọi tôn giáo, mọi đoàn thể. Điểm đặc biệt là cuộc quyên góp này do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Vùng New England thực hiện với sự yểm trợ tích cực cuả BCH Cộng Đồng Việt Nam Massachusetts, Chuà Phật Giáo East Boston và Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại.

Các em quyên tiền để giúp Linh Mục Phê-rô Nguyễn văn Hùng nuôi nấng, chăm sóc và tranh đấu cho quyền lợi cuả khoảng 100 ngàn “cô dâu” VN và khoảng 75 ngàn lao nô xuất khẩu VN ở Đài Loan. Rất nhiều người trong số này bị bán đi làm nô lệ tình dục, bị bạc đãi, bị các công ty môi giới VN và Đài Loan ăn chặn hết hoặc gần hết tiền lương, lại còn bị hành hạ rất tàn nhẫn, bị đối xử như súc vật, thậm chí tệ hơn súc vật.

Sáng sớm, dưới nắng xuân ấm áp, khoảng 100 sinh viên thuộc các trường đại học trong vùng New England đã tựu về khu vườn Dust Bowl cuả Boston College để tham dự buổi đi bộ cho nạn nhân cuả tệ nạn buôn người. Khoảng 20 các cô, các chú, các bác trong cộng đồng đã tới để cùng đi bộ với các em. Đa số các em là người VN, nhưng cũng có một số sinh viên và nhân viên giảng huấn người Mỹ tham gia sau khi đọc các bích chương và truyền đơn cuả các em. Các em làm việc rất tích cực, vui tươi. Và nỗ lực cuả các em được đền bù xứng đáng: các em quyên được hơn 7000 dollars trong buổi sáng hôm đó. Nhưng các em vẫn chưa trọn vui vì mục tiêu đề ra là quyên cho Cha Hùng (mà các em âu yếm gọi là Father Peter) muời ngàn dollars. Thế là chiều hôm đó các em lại theo Cha Hùng tới Nhà thờ Thánh Am-brô-si-ô (Saint Ambrose Church) ở Dorchester, một khu phố có rất đông người Việt cư ngụ. Cha quản nhiệm Nguyễn Chính thân ái mời Cha Hùng đồng tế và giảng.

Sau Thánh Lễ, hơn hai trăm giáo dân kéo xuống hội trường nghe Cha Hùng nói về thảm cảnh cuả các cô dâu và lao nô VN ở Đài Loan. Nhiều người bật khóc khi xem chiếu hình các cô dâu bị mang thương tích nặng nề, kể cả cụt tay, cụt chân vì bị chủ Đài Loan hành hạ, ngoài việc phải làm nô lệ tình dục. Cha Hùng là người hiền hoà, ăn nói nhỏ nhẹ, luôn luôn tập trung vào việc trình bày cảnh khổ cuả các nạn nhân đáng thương cùng những việc cha đã làm hoặc dự định làm để giúp họ. Cha không than phiền, không trách móc ai. Tuy nhiên khi một giáo dân hỏi cha có nhận được sự giúp đỡ nào cuả Toà Đại Sứ Việt Cộng hoặc cuả một Đức Giám Mục hay Hồng Y Việt Nam nào hoặc cuả Hội Đồng Giám Mục VN hay không thì cha trả lời nhỏ nhẹ: “Dạ, không!”

Các em lại chuyền giỏ xin tiền. Các chú, các cô, các bác móc ví cho rất rộng rãi. Kết quả các em thu được hơn ba ngàn nưã. Các em vui mừng nhảy nhót, mặt mũi rạng rỡ hẳn lên vì mục tiêu mười ngàn dollars đã đạt được! Ai không cảm động khi thấy các em còn rất trẻ, nhiều em không nói rành tiếng Việt nên phải ấp úng như Annie, Phó Chủ Tịch Tổng Hội, khi phát biểu chiều hôm đó: “Annie không rành tiếng Dziệt, xin cho Annie nói tiếng Mỹ”, vậy mà tấm lòng thì đầy ắp tình thương hướng về quê mẹ xa xôi và những người đồng hương bất hạnh ở Đài Loan. Các em chưa bị “thuần hoá” nên không biết nói “không” trước tiếng kêu than cuả đồng loại. Tám giờ sáng Chuá Nhật 22 tháng 4, Cha Sở Vincent, người Mỹ, lại thân ái mời Cha Hùng đồng tế và giới thiệu cha rất ân cần với cộng đoàn Mỹ-Việt. Sau Thánh Lễ, mọi người dừng lại trước cưả nhà Chuá, trao tặng Cha Hùng hơn hai ngàn dollars nưã.

Cám ơn các cháu sinh viên đã làm gương cho chúng tôi.

Cám ơn Cha Hùng đã làm cho người CG Việt Nam vơi nỗi nhục.

Xin các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới tiếp tay yểm trợ Cha Hùng.

Thơ Kính Tặng LM. Phê-rô Nguyễn Văn Hùng

Tâm tình ngưỡng phục gửi Cha Hùng,

Một đời tu đạo rất tín trung.

Mến Chuá, khó khăn không chùn bước;

Yêu người, gian khổ chẳng ngại ngùng.

Nô lệ dục tình, ra tay cứu;

Lao nô xuất khẩu, giúp tới cùng.

Công giáo Việt Nam vơi nỗi nhục

Nhờ sự hy sinh cuả Cha Hùng.

Boston, ngày 24 tháng 4 năm 2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.