Hôm nay,  

Đảng Dân Chủ Là Gì?

04/11/200600:00:00(Xem: 17096)

Đảng Dân Chủ Là Gì"

Đảng Dân chủ có thể thắng cử - nhưng rồi sẽ làm gì"

Câu trả lời là đảng Dân chủ là gì, muốn gì"

Từ sau Thế chiến II đến nay, tính trung bình thì trong một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai của tổng thống (vào năm thứ sáu của tám năm cầm quyền), đảng của tổng thống bị mất 29 ghế tại Hạ viên và sáu ghế tại Thượng viện. Cũng căn cứ trên các tiền lệ trong lịch sử thì từ Thế chiến II đến nay, vị tổng thống nào mà có tỷ lệ ủng hộ dưới 50%, đảng của mình sẽ phải mất ít ra 15 ghế trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Ông Bush hiện được mức tín nhiệm dưới 40%. Một tổng thống được nhiều người ngưỡng mộ là Ronald Reagan, mà trong cuộc tranh cử 1986, vào năm thứ sáu, cũng mất toi tám ghế Nghị sĩ Cộng hoà. Dù năm đó, nước Mỹ không lâm chiến, kinh tế bình hoà và đảng Cộng hoà không bị một tai tiếng nào - như ngày nay.

Căn cứ trên các "thông lệ" ấy, và tương quan hiện nay giữa hai đảng, việc đảng Dân chủ có thể kiểm soát được Quốc hội sau cuộc bầu cử mùng bảy tháng 11 này là điều bình thường, không có gì là biến cố hy hữu: chỉ cần được thêm 15 ghế Dân biểu và sáu ghế Nghị sĩ.

Cục diện 2006

Cho đến cuối tuần, tình hình tranh cử vào Thượng viện còn ngang ngửa. Đảng Dân chủ có thể lấy mất ghế Nghị sĩ Cộng hoà tại Pennsylvannia, Ohio và Rhode Island, nhưng còn gay go tại Missouri, Montana và Virginia. Dù có cả thắng thì cũng chỉ thêm năm ghế. Tại viện dưới, đảng Dân chủ có thể dễ dàng giành thêm được 15 ghế để kiểm soát Hạ viện, lần đầu tiên kể từ năm 1994, nhưng gây ra một trận động đất chính trị có ý nghĩa lịch sử thì chưa chắc.Đảng Dân chủ tích cực khai thác tình hình đen tối tại Iraq và phản ứng ghét Bush trong giới truyền thông để biến cuộc bầu cử 2006 thành một loại trưng cầu dân ý về ông Bush. Bỏ phiếu Dân chủ tại địa phương là bỏ phiếu bất tín nhiệm Bush. Truyền thông và các nhà bình luận Mỹ dường như tin rằng chiến lược tranh cử này có công hiệu.

Sự thật có khi lại khác.

Sự thật có thể là vì những yếu tố đặc thù ở từng đơn vị và giá trị nội tại của từng ứng viên Dân chủ

Tại Virginia, Nghị sĩ Cộng hoà có tham vọng tranh cử tổng thống vào năm 2008 là George Allen đã có một cuộc tranh cử tồi tệ bất ngờ. Ông vấp  vào hết lỗi lầm này đến lỗi lầm khác khiến ứng viên James Webb, nguyên từ đảng Cộng hoà và là Bộ trưởng Hải quân thời Ronald Reagan, bắt đầu có hy vọng từ một tuần nay. Dân Virginia có mời Webb chững chạc và đáng yêu vào đuổi Allen đi thì cũng chẳng vì Bush, mà vì Allen quá tồi. Điều ấy là có thể là cơ may cho Thống đốc Cộng hoà Mitt Romney tại Massachussetts cho cuộc tranh cử tổng thống năm 2008. Nhưng hãy đợi đến đó!

Tại Ohio, những tai tiếng quá đáng của đảng Cộng hoà đã gây họa cho ứng viên Mike DeWine; tại Montana, ứng viên Conrad Burns bị cháy là vì mối liên hệ với Jack Abramoff, một tay vận động tài chánh bất lương; tại New Jersey, tham nhũng trong chính quyền địa phương có thể làm Nghị sĩ Bob Mendenez mất việc. Chẳng vì Bush hay Iraq. Cùng lắm, chỉ có hai ứng viên là Rick Santorum tại tiểu bang Pennsylvannia và Lincoln Chafee tại Rhode Island là bị văng miểng vì đảng Cộng hoà - một người bên cánh hữu, một người bên cánh tả.

Trong cuộc tranh cử tại Hạ viện, năm ghế dân biểu Cộng hoà sẽ đổi chủ vì những chuyện bê bối hay tai tiếng của các đương sự, như Mark Foley, Curt Weldon, Don Sherwood, Bob Ney và cả Tom Delay. 

Kết luận sơ khởi ở đây là cử tri có thể thấy mệt mỏi hoặc khó chịu với quá nhiều bê bối của đảng Cộng hoà sau 12 năm liền chiếm đa số tại Hạ viện và kiểm soát Thượng viện từ năm 2002. Chuyện Iraq và tội ông Bush không hẳn là lý do quyết định - trừ một ngoại lệ có thể chỉ được kiểm chứng vào ngày mùng tám: một số cử tri Cộng hoà thuộc phe cực hữu, tự do tuyệt đối (libertarian) hoặc tự cô lập (isolationist) đã không đi bầu vì không tha thứ Bush tội tăng chi, bành trướng bộ máy công quyền và can dự vào Iraq.

Nhưng điều ấy càng khiến người ta nêu câu hỏi, vì sao đảng Dân chủ thắng cử và nếu thắng thì sẽ làm gì trong thời gian tới"

Đảng Cộng hoà đã dọa cử tri là nếu đảng Dân chủ chiếm đa số tại Hạ viện thì lãnh tụ phản chiến thiên tả, đến độ cực tả, là Dân biểu Nancy Pelosi sẽ cột tay chiến sĩ và còn phương hại cho an ninh khi dự tính đẩy Dân biểu Jane Harman, cũng Dân chủ của California nhưng ôn hoà hơn, ra khỏi Uỷ ban An ninh Hạ viện. Chúng ta chưa biết, và cần biết.

Đảng Cộng hòa cũng dọa là nếu đảng Dân chủ kiểm soát hạ viện thì Dân biểu Charles Rangel của đơn vị Harlem tại New York sẽ là Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Ngân sách và sẽ tăng thuế. Điều ấy không hoàn toàn đúng: các biện pháp giảm thuế của Chính quyền Bush có hiệu lực đến năm 2010! Cùng lắm, Hạ viện Dân chủ chỉ tăng thuế "thặng giá tư bản" (capital gain tax) lên tô suất cũ, nhưng cũng cần nhìn tới chân trời 2008…

Vì vậy, giữa những nhiễu âm của mùa tranh cử, người ta cần lùi lại để nhìn trên toàn cảnh, và trong trường kỳ, qua khỏi những đắn đo vào ngày mùng bảy này.

Đi tìm căn cước

Đảng Cộng hoà đã trải 40 năm ngồi chờ trên ghế đối lập, từ 1954 đến 1994, mới có dịp trở lại kiểm soát Quốc hội nhờ cuộc "cách mạng" của Newt Gingrich - Contract with America. Cuộc cách mạng ấy thực ra khởi sự từ làn sóng bảo thủ của Reagan, manh nha trước đấy từ Barry Goldwater,  và phải mất cả chục năm mới chín mùi thành một chương trình hành động cụ thể.

Nghĩa là sau nhiều thập niên lang thang bên ngoài, đảng Cộng hoà đã thay đổi tư duy và vận động quần chúng trên ba hướng là 1) phát triển kinh tế thị trường, 2) củng cố đạo đức gia đình và 3) tăng cường sức mạnh đối ngoại.

Đây là những giá trị nền tảng của Cộng hoà, tờ giấy căn cước của đảng.

Đảng Dân chủ mới chỉ mất đa số tại Hạ viện từ năm 1994 mà đã lúng túng trước hai mục tiêu, và điều ấy cũng có thể vì sao đảng đã giàng cuộc tranh cử vào thành tích rất tệ của ông Bush. Hai mục tiêu đó là đảng Dân chủ vừa muốn chứng tỏ khả năng lãnh đạo (kiểm soát nghị trình lập pháp và đề ra chánh sách) vừa muốn tìm ra căn cước bị mất từ vụ thất cử năm 2000.

Trên đại thể, đảng Dân chủ được hiểu là có đặc tính thiên về tình liên đới và lẽ hoà đồng. Đảng viên Dân chủ có xu hướng xây dựng tình liên đới trong quốc gia và cộng đồng, quan tâm đến công bằng và bình đẳng xã hội hơn là phát triển kinh tế và tìm thế đối ngoại qua việc thương thuyết và hoà giải tương quan chính trị toàn cầu, hoà hợp lý tưởng với quyền lợi.

Đấy là điều có thể hiểu được, một cách trừu tượng.

Trong thực tế, cơ sở của đảng và tâm tư của nhiều đảng viên đã chuyển dịch về cánh tả và các trung tâm quyền lực của đảng nay đã bị phân tán. Tính chất 'đa nguyên' ấy dẫn tới một ấn tượng là dù ôn hoà hay cực đoan, đảng viên Dân chủ nào cũng đồng lòng ghét Bush. Nhưng, ghét bỏ xong rồi, bây giờ lãnh đạo làm sao"

Mọt giải pháp hấp dẫn mà tai hại là Hạ viện Dân chủ sẽ mở cuộc điều tra, đàn hặc và làm thủ tục truy tố ông Bush cùng ban tham mưu về chuyện khủng bố 9-11 hay chuyện tấn công Iraq.

Giải pháp này hấp dẫn vì có thể qua đó đả kích đảng Cộng hoà về một lãnh vực được coi như ưu thế của đối phương, là lãnh vực an ninh. Nhưng tai hại là những sóng gió ấy vẫn không minh định ra được "giải pháp" Dân chủ là gì và đối phó thế nào với trào lưu chống Mỹ trên thế giới, từ Iran, Bắc Hàn đến Trung Quốc, Liên bang Nga, Venezuela, v.v…

Và cử tri sẽ phán xét vào mùng bốn tháng 11 năm 2008.

Đảng Cộng hoà đã từng trả giá rất đắt vì việc ráo riết truy tố Tổng thống Bill Clinton về vụ Monica Lewinsky, đảng Dân chủ có thể say men chiến thắng nên cũng đi vào vết xe đổ ấy nếu để các trung tâm quyền lực bên dưới đẩy mạnh về cánh tả, phản chiến và ưu tiên đổ lỗi cho Mỹ về mọi chuyện trên thế giới.

Sở dĩ như vậy - và chúng ta đi tới câu hỏi "đảng Dân chủ là gì"" - vì cơ sở đảng đang bị sức ly tâm rất nặng.

Ủy ban Quốc gia của đảng (DNC) và nhiều trung tâm nghiên cứu ôn hoà đang tìm cách dung hoà quan điểm quá khác biệt của các nhóm áp lực nay chuẩn bị đòi nợ khi đảng ca khúc khải hoàn: nghiệp đoàn AFL-CIO, các tổ chức bảo vệ môi sinh, các nhóm đòi quyền phá thai, hôn nhân đồng tính, thành phần cử tri da đen và di dân, giới trí thức và thượng lưu thiên tả vùng Đông Bắc và cả những cử tri ôn hoà nhưng đòi quyền mua súng tại miền Tây lẫn thành phần phản chiến và chống Mỹ.

Một thí dụ đáng chú ý là vì lúng túng, đảng Dân chủ đã để một số khuynh hướng bảo vệ lao động, môi sinh và chế độ y tế phổ cập cho mọi người, v.v… mở cuộc tấn công tổ hợp phân phối Wal-Mart về tội dìm lương, không trả bảo hiểm y tế cho nhân viên và làm hại môi sinh. Lập trường cực đoan ấy gây tác dụng ngược: Wal-Mart là nơi phục vụ quần chúng bình dân và người thiểu số, thành phần mà đảng Dân chủ muốn tranh thủ. Hãy vào các cửa hàng Wal-Mart mà xem, ta hiếm thấy ngươi Mỹ da trắng phong lưu và ưa bỏ phiếu Dân chủ vì ái ngại cho dân nghèo. Khách hàng Wal-Mart là những gia đình có lợi tức đồng niên dưới 45 ngàn Mỹ kim!

Như vậy, tình liên đới và lẽ hoà đồng như các giá trị tinh thần tiêu biểu của đảng có là keo sơn gắn bó được ngần ấy xu hướng không"

Đảng Dân chủ phải tìm ra giải đáp - tờ căn cước của đảng - trước hạn kỳ 2008.

Hai lẽ chiến hoà

Hoa Kỳ hiện đang ở trong thời chiến, dù có đổ lỗi cho Bush, ta không thể phủ nhận được thực tế đó. Nhiều người Mỹ bình thường có thể đã quên, nhưng đảng Dân chủ trong thế lãnh đạo tại Quốc hội thì không thể quên được.Việc tấn công chính quyền Bush về hồ sơ Iraq có thể giúp đảng thắng cử hoặc ít ra khỏi phải đề ra cho minh bạch rõ ràng "giải pháp Dân chủ" là gì. Sự tiện lợi ấy sẽ chấm dứt ngày mùng tám này.

Cho đến nay, đảng Dân chủ khéo tránh nêu ra một giải pháp thiết thực về Iraq (một ngoại lệ là Nghị sĩ Joseph Biden của Delaware, nhưng ông đề nghị quá trễ và bị Nghị sĩ John Kerry "cướp diễn đàn" vì lời tuyên bố dại dột tối Thứ Hai), mà chỉ hứa hẹn là sẽ giải quyết tốt đẹp hơn chính quyền Bush. Và họ lại phải thỏa mãn thành phần cử tri phản chiến nên cố nhập nhằng giữa quyết định "tháo chạy" và "tái phối trí" (hay tản chiến lược"). Tột cùng thì cũng chỉ là lập luận "nếu đảng Dân chủ cầm quyền thì chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra".

Bây giờ, làm sao để chuyện đáng tiếc đó không thành đáng tiếc hơn khiến hy vọng thắng cử 2008 sẽ tan tành"

Giải pháp "đa phương" kiểu Bill Clinton trong vụ Bosnia hay Kosovo hoặc "đơn phương" hay "song phương" cũng của Clinton trong vụ Bắc Hàn chưa chắc đã công hiệu và quần chúng Dân chủ đang ngả về cánh trái chưa chắc đã hoàn toàn ủng hộ lập trường ôn hòa trung tả của ông Clinton. Bà Hillary sẽ sớm đụng phải thực tế đó sau cuộc tranh cử 2006 này, nếu còn ngấp nghé ghế tổng thống vào năm 2008. Đảng Dân chủ sẽ khó tìm ra một lập trường chiến hay hoà cho thỏa đáng nếu chỉ đả kích thái độ ngang ngược của Bush.

Chúng ta chưa biết là trong Quốc hội, đảng Dân chủ sẽ làm gì.

Ngược lại, thế giới bên ngoài thì lại biết khá rõ những gì nước Mỹ không làm được.

Bị bó tay tại Iraq, Hoa Kỳ đang tạo ra một khoảng trống cho các chế độ thù nghịch thách thức quyền lực và đe dọa quyền lợi của Mỹ trên toàn cầu. Một số quốc gia muốn thoả hiệp với sức ép của các lực lượng Hồi giáo cực đoan bằng cách trút hết trách nhiệm cho Mỹ, cho chính quyền Bush. Tại vì Bush mà họ khó đứng chung hàng với Mỹ để xử lý những việc mà thực tâm họ rất ngại. Bây giờ, chính quyền Bush bị bó tay, lý cớ không còn, thì họ có thay đổi lập trường không"

Nhiều phần là không. Mà nếu không, liệu họ có đả kích nước Mỹ nói chung, trong đó có cả đảng Dân chủ nay sẽ kiểm soát được Lập pháp"

Chủ trương giải quyết khủng hoảng thế giới qua thương thảo ngoại giao như đảng Dân chủ đề cao sẽ bị thách đố.

Một giải pháp khỏa lấp mà ăn khách là Hoa Kỳ sẽ hợp tác với thế giới trong các hồ sơ nóng rất gần với tinh thần của đảng là bảo vệ môi sinh toàn cầu (nhiệt hoá địa cầu, kiểm soát lượng thán khí thải ra, yểm trợ việc xoá đói giảm nghèo, v.v…)

Nhưng các vấn đề then chốt về lẽ chiến hoà hay cương nhu thực ra vẫn chưa có giải đáp:

Hoa Kỳ không được chuẩn bị về tư duy lẫn tổ chức cho hình thái chiến tranh đa diện kết hợp phá hoại với khủng bố - thí dụ Việt Nam không là một vết nhơ Cộng hoà mà là một thất bại Dân chủ.

Phát huy dân chủ có thể là một chiến lược sai lầm của Bush, hoặc của phe Tân Bảo thủ (gốc Dân chủ sau ngả theo xu hướng bảo thủ bên Cộng hòa vì bành trướng dân chủ bằng sức mạnh), nhưng có giải pháp nào khác để chuyển hoá khối Hồi giáo sang một chế độ ôn hoà và dân chủ hơn chăng"

Đả kích chế độ bảo hộ mậu dịch của Trung Quốc để bênh vực chủ trương "mậu dịch công bằng" của mình - mà thực chất cũng là bảo hộ mậu dịch (như lý luận của Nghị sĩ Chuck Schumer, chiến lược gia của cuộc tranh cử 2006) - sẽ ảnh hưởng thế nào đến lập trường của Bắc Kinh đối với sự thách đố của Bắc Hàn và Iran"

Khi các chính quyền dân chủ và thân Âu châu của Ukraine và Georgia bị Liên bang Nga gây áp lực, đảng Dân chủ sẽ có lập trường ra sao"

Làm gì với ấn tín trong tay"

Bầu cử 2006 thực ra chi là một cuộc sơ quyển và tổng diễn tập cho 2008.

Đảng Dân chủ phải tự chuẩn bị cho viễn ảnh đó, và cho những năm sau nữa. Ngay sau khi thắng cử, đảng sẽ mất vài tháng bố trí lại nhân sự lãnh đạo các Ủy ban rồi Tiểu ban trong Quốc hội, và các Nghị sĩ Dân biểu sẽ mất thêm dăm ba tháng tuyển dụng nhân viên vào ban tham mưu để chuẩn bị nắm lấy ấn tín.

Trong sáu tháng tới, họ sẽ rất bận về chuyện ghế bàn và vị trí, trong khi ấy vẫn phải trả nợ bầu cử và tìm ra phương cách lãnh đạo.

Năm 1992, Thống đốc Bill Clinton đắc cử vào tòa Bạch ốc, đem theo một đám trí thức trẻ, đầy lý tưởng và nhiệt huyết trong giấc mơ làm thay đổi bộ mặt thế giới. Chỉ ít lâu sau, ông Clinton bực dọc với thực tế cứng đầu và vặc ra với một người cộng sự dày kinh nghiệm, Nghị sĩ Dân chủ Lloyd Bentsen, tham chánh trong chức vụ Tổng trưởng Ngân khố: "Chẳng lẽ Tổng thống Mỹ lại thua bọn đầu tư trái phiếu (bond traders) hay sao""

Ông lập tức được thị trường hay thực tế trả lời, bèn khôn khéo từ bỏ lý tưởng thiên tả mà áp dụng những giải pháp Cộng hoà, và được lòng dân chúng nên tái đắc cử dễ dàng.

Ngày nay, chủ trương ôn hoà đó của ông Clinton đang bị cơ sở ở dưới phê bình vì họ có lập trường còn cực tả hơn.

Ngày nay, với ấn tín trong tay, làm sao đảng có thể dung hoà được những đòi hỏi lý tưởng của họ với thực tế của đời sống mà không thể đổ lỗi cho bọn tư bản xấu xa của đảng Cộng hoà"

Một thí dụ ăn khách là chế độ bảo hiểm y tế.

Các nhà lý luận trong đảng đều biết nhược điểm, mặt trái, của giải pháp bảo hiểm đồng hạng cho toàn dân theo kiểu Âu châu hay Canada, nhưng công tâm của đa số đều đòi hỏi điều lý tưởng đó mà không ai muốn trả giá - phẩm chất sụt, phí tổn tăng. Làm sao đề nghị quốc hữu hoá hệ thống bảo hiểm sức khoẻ mà không bị tổng thống phủ quyết và thị trường quật ngược" Giải pháp tạm bợ là đổ lỗi cho đảng Cộng hoà chỉ có giá trị giai đoạn mà không thỏa mãn được đòi hỏi lâu dài: làm sao xây dựng hậu thuẫn toàn đảng bên dưới một khung giá trị phổ cập về đạo đức xã hội theo kiểu Dân chủ"

Một thí dụ khác, mà mọi kinh tế gia loại sơ cơ cũng có thể biết.

Khi tăng mức lương tối thiểu pháp định thì sẽ khiến giới trẻ và dân thiếu tay nghề bị mất việc. Lý tưởng của chủ trương xã hội này là phải dung hòa với thực tế của thị trường và trong Quốc hội, đảng Dân chủ phải dung hoà với phe Cộng hoà vẫn còn mạnh tại Thượng viện để dự luật tăng lương không bị Tổng thống phủ quyết.

Nhưng dung hoà như vậy, có bị quần chúng lý tưởng và quá khích ở dưới đả kích là phản bội giai cấp chăng"

Nhìn trên toàn cảnh rồi, chúng ta có thể kết luận ra sao"

Với tư thế chính trị mới, đảng Dân chủ có hai chọn lựa.

Giải pháp cao là khéo dùng ấn tín trong tay để xác định lại những giá trị tiêu biểu của đảng -  phần vụ của giới trí thức và lý luận trong đảng. Rồi trên nền tảng ấy - xây dựng tư thế cho một tầng lớp lãnh đạo mới, có khả năng thực hiện những giá trị lý tưởng của đảng một cách thực tế. Trong giả thuyết đó, các khuôn mặt như Al Gore - thưa vâng - hay Barack Obama cũng có ưu điểm ngang Hillary Clinton. Họ là những người có viễn kiến chiến lược.

Mà giải pháp ấy còn giúp cho nhiều nhân vật khác xuất hiện trước hạn kỳ 2008.

Giải pháp thấp là chỉ nhìn vào tổng tuyển cử 2008 để giành giựt lấy những thắng lợi chính trị biểu kiến, ngắn hạn. Trong giả thuyết ấy, đảng Dân chủ sẽ tái diễn thảm kịch Bush từ tháng Chín 2005, là bị cơ sở cực đoan ở dưới nổi loạn. Và ở trên, các lãnh tụ hay công thần trong phe Dân chủ sẽ đấu đá để giành vé vào vòng chung kết 2008. Howard Dean có công sách động cơ sở, John Edwards thì chưa bị cháy và cũng phản chiến có kém ai (John Kerry thì đã hết thời từ tuần qua).

Trong khi ấy, đảng Cộng hoà lại chẳng ngồi yên. Bước vào đấu trường 2008, mọi ứng viên Cộng hoà đều là khuôn mặt mới, không là Tổng thống hay Phó tổng thống ra tái tranh cử và phải trả lời về những chuyện cũ. Và họ đã có sẵn một nền tảng tinh thần - giá trị tiêu biểu của đảng - để đoàn kết các đảng viên và huy động quần chúng.

Sự chọn lựa của đảng Dân chủ mà người ta có thể sớm thấy ra từ nay đến Tết (ta), sẽ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và thế giới trong hai năm tới.

Vì vậy mới có bài phân tách khá dài này!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
✱ Eric Trump: Cuộc khám xét của FBI tại Mar-a-Lago nhằm tìm kiếm các tài liệu thuộc Cơ quan Lưu trữ Quốc gia ✱ PBS: Các đại diện của Trump đã xác nhận nhiều hồ sơ “chưa được chuyển đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia vào cuối thời chính quyền Trump”- đại diện của cựu tổng thống đang tiếp tục tìm kiếm các hồ sơ còn thiếu sót ✱ PRA: Mọi tài liệu liên quan đến việc điều hành công việc của tổng thống, theo luật định thuộc về chính phủ - Bất kỳ ai, lưu giữ bất kỳ hồ sơ, tài liệu... sẽ bị phạt theo luật định, và sẽ bị tước bỏ chức vụ và không đủ tư cách đảm nhiệm bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ. ✱ CNN: Các đặc vụ trở lại Mar-a-Lago đã cố gắng thuyết phục nhằm lấy lại các tài liệu còn lại chưa được chuyển giao - Nhưng sau nhiều tháng đàm phán không có kết quả, nên... ✱ Law & Crime: FBI muốn có một lệnh khám xét, họ phải nêu ra các bằng chứng cụ thể hầu thuyết phục vị thẩm phán liên bang về việc sẽ tìm được chứng cứ phạm tội tại Mar-a-Lago.
Thế mà hôm cuối tháng Hai, chiến tranh đã bùng nổ ngay trên đất Âu châu, gây ra đủ loại tội ác ghê tởm. Hơn nữa, nó còn làm cho trật tự thế giới bị thay đổi, vật giá leo thang, nhiều thứ bị khan hiếm, phương hại đến an ninh và thạnh vượng của dân chúng. Qua chiến tranh người ta còn thấy nổi bật sự xung đột gay gắt, một mất một còn, giữa chế độ dân chủ tự do và chế độ độc tài toàn trị...
Sau 18 năm không dụ dỗ được người Việt Nam ở nước ngoài bằng Nghị quyết 36, ngày 26/3/2004, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lại tung ra Kết luận mới ngày 12/08/2021, tập trung vào “công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới”, đặt trọng tâm “Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại.”
Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại...
Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan...
✱ NY Post/Marc Short: Nếu đám đông tiến gần hơn tới Phó Tổng thống, tôi nghĩ rằng sẽ có một vụ thảm sát ở Điện Capitol xảy ra vào ngày hôm đó. ✱ Thực tế là các công tố viên hiện đang dồn nỗ lực của họ đối với các hành động của chính Trump là một tiết lộ mới. ✱ Cựu TT Trump: Tôi chỉ đang làm công việc của mình với tư cách là Tổng thống, và tìm kiếm Công bằng và Sự thật - Cuộc bầu cử đã được kiểm tra và bị đánh cắp! ✱ Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cảnh báo rằng bất kỳ vụ truy tố nào của Bộ Tư pháp đối với cựu TT Trump sẽ biến thành một trận chiến chính trị, ✱ Ủy Ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa sẽ ngừng thanh toán các chi phí pháp lý của cựu TT Trump nếu ông tuyên bố tranh cử Tổng thống vào năm 2024 ✱ NYP/Wick: Hầu hết số tiền nhận được (qũi pháp lý $250 mil.) đã chuyển đến các thực thể khác mang lại lợi ích trực tiếp cho gia đình và bạn bè của Trump chứ không phải là chi cho “các vụ kiện tụng liên quan đến bầu cử”...
Một người sống được gần một trăm tuổi, còn sinh lực dồi dào, nên chưa ra đi, đó là chuyện xưa nay hiếm. Hơn nữa, trong tác phẩm mới nhất: Tinh thần lãnh đạo, sáu nghiên cứu trong chiến lược thế giới (Leadership - Six Studies in World Strategy)...
Đạt loa phường trên đầu dân, chính quyền coi dân chỉ là bầy đàn… Một bài nghị luận đanh thép của nhà phản biện Phạm Đình Trọng về sự việc nhà nước cộng sản Việt Nam dự tính tái lập loa phường. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Ở Việt Nam thời Cộng sản năm 2022, chuyện gì cũng bàn, tọa đàm, thi hành, thanh tra rồi giám sát. Cuối cùng lại có thêm Hội nghị nghiệm thu để biết tốt, xấu hay còn dở dang giữa đường. Có rất nhiều dự án, kế hoạch và Nghị quyết đã được học tập và thi hành nhiều năm, nhưng cuối cùng người ta chỉ biết nhìn nhau lắc đầu: Tại sao cứ như thế mãi?
✱ US.ACMH: Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Trí Quang và Tâm Châu đều lên tiếng chống tham nhũng, hoạt động kém hiệu quả của chính phủ,và sự tồn tại của chế độ lệ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ. ✱ Các tướng lĩnh TQLC Hoa Kỳ trong Quân đoàn I ca ngợi sự hợp tác của Thi và khen ngợi sự tận tâm của ông ta đối với công cuộc bình định. ✱ Các tướng lĩnh Nam Việt Nam đã thông báo ngắn gọn cho Lodge và Westmoreland trước cuộc hành quân và được họ chấp thuận. Westmoreland cung cấp máy bay không quân Hoa Kỳ chuyên chở quân đội chính phủ ✱ Westmoreland không muốn quân Mỹ can thiệp, Ông ra lệnh tạm thời di tản người Mỹ khỏi Huế và Đà Nẵng, cấm tất cả quân nhân Mỹ rời doanh trại, [và] ngừng tất cả các hoạt động cho đến khi tình hình lắng xuống. ✱ Với sự chấp thuận của Tướng Westmoreland, Walt với một đoàn xe của Lực lượng TQLC Hoa Kỳ đã ngăn chặn lực lượng của Yêu tiến vào căn cứ không quân Mỹ và cử Đại tá Chaisson đứng ra đàm phán…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.