Hôm nay,  

Bứt Phá & Đột Phá

9/20/202400:00:00(View: 1000)

pham minh chinh
Khi còn tại chức, không ít lần, T.T Nguyễn Xuân Phúc đã khiến cho dân tình hoang mang hay bối rối khi nghe những câu chữ rất lạ kỳ: “Quảng Ninh là đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Vĩnh Phúc sẽ vươn lên trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Long An phải trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước’, ‘Hải Phòng là đầu tàu quan trọng của cả nước’, ‘Bình Dương phải là đầu tàu phát triển kinh tế mạnh nhất của cả nước …”

Ông Phúc, may thay, đã rời khỏi chính trường. Điều không may là vị thủ tướng đương nhiệm cũng đang làm cho nhiều người bất an (không ít) vì những câu phát ngôn cũng ly kỳ không kém:


Blogger Trân Văn (VOA) nhận xét:

“Nếu ông Nguyễn Xuân Phúc – tiền nhiệm của ông Chính – thường xuyên khuyến khích các ngành, các địa phương trở thành… ‘đầu tàu’ … ông Chính – nhân vật kế nhiệm – lại rất yêu… ‘đột phá’. Không chỉ động viên các ngành, các địa phương… ‘đột phá’, ông Chính còn khuyên các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam (FDI) tham gia ‘đột phá’ nếu muốn phát triển. Thậm chí ông Chính còn đề nghị những quốc gia khác nên cùng Việt Nam… ‘đột phá”!

Tôi e là tác giả đoạn văn thượng dẫn có hơi quá lời khi khẳng định rằng Phạm Minh Chính “rất yêu đột phá”! Nói nào ngay, cả nước (tất cả mọi địa phương, ngành nghề, ban bệ, đoàn thể, tổ chức, quan chức …) đều bứt phá rầm rầmđột phá lia chia chứ đâu có riêng chi ông thủ tướng.

-         Coi:
-         TP.HCM bứt phá từ Nghị quyết 98

pham minh chinh 2
 Tuy thường xuyên “bứt phá” và “đột phá” nhưng nước Việt nhất định không nhúc nhích, hay nói cho chính xác hơn là “không chịu phát” – theo như cách nói mỉa mai và giễu cợt của những chuyên gia Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển”! 
FB Nhân Thế Hoàng bàn thêm:

“Nguyên nhân chính được đưa ra cho tình trạng ‘không chịu phát triển’này là do tham nhũng, theo điều tra thì để kiếm 1 đồng lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải bỏ 1,02 đồng tiền bôi trơn. Hiểu nôm na là bạn còng lưng thức khuya, dậy sớm để nấu tô bún bán chẳng hạn, bạn muốn lời 5000 đồng/1 tô thì bạn phải nộp hơn 5000 đồng cho cha dân phòng nằm vắt dái ngủ khì không làm gì cả, nó chỉ có cái quyền duy nhất là quản lý cái vỉa hè bạn đang bán bún mà thôi.

Đây cũng là lý do mà quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, so với 10 năm trước đây thì quy mô của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại đã giảm chỉ còn một nửa. Đó, làm kinh tế kiểu ngược đời như vậy thì bảo sao Việt Nam không mãi nghèo nàn, lạc hậu, ăn rồi xách cái bát lân lê các nước để ăn xin cho được”.
 
Thảo nào mà không ít lời ta thán:
 
-         Nguyễn Đình Bin: “Tình hình Đảng và đất nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức báo động thực sự nghiêm trọng, chưa từng xảy ra bao giờ”.
-         Đoàn Bảo Châu: “Các tập đoàn nhà nước thua lỗ bao nhiêu nghìn tỷ đồng, thay vì thành những nắm đấm thép thì biến thành những móng thép cào cấu vào ngân sách. Về những công nghệ cả thế giới đang nhau lên để làm chủ như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học… thì mù tịt nhưng cứ thích ba hoa kiểu bà cán bộ nói sẽ áp dụng AI vào loa phường.
Về chủ quyền, rõ ràng mình đang khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, thằng hàng xóm nó ho một cái, lập tức phải co vòi, dừng hoạt động, đền bù cho đối tác nước ngoài.
Về những giá trị phổ quát của nhân loại như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, nhân quyền thì lẹt đẹt cuối bảng. Hiền lành như những nhà hoạt động môi trường mà còn bị bắt tới 6 người, giờ không còn tổ chức dân sự nào để giám sát cam kết của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng với quốc tế…”
-         Nguyễn Văn Lục: “Trên trời không còn tiếng chim bay, cá dưới nước không có chỗ lội. Thú rừng cạn kiệt. Rừng môi sinh bị khai phá, hủy diệt. Con người Việt Nam hôm nay ra sao. Đó là một cuộc cạnh tranh sinh tồn như thời nguyên sơ để sống còn”.
 
-         Song Phan: “Chưa có giai đoạn lịch sử nào của Việt Nam mà người dân phải đi làm mướn khắp nơi trên thế giới, thậm chí phải trốn chui, trốn nhũi trong container ngột ngạt, lạnh giá để có chỗ làm mướn ở nước ngoài; gái VN phải chịu nhục trần truồng để người nước ngoài lựa làm vợ…”
Đã đến non nước này rồi nên T.S Mạc Văn Trang đành chơi bài ngửa, khỏi xa gần/úp mở gì nữa ráo: “Quên mẹ nó mấy cái Mác Lê, đuôi XHCN đi, không lướng vướng vào mấy cái đó sẽ tư duy thực tiễn, bứt phá được”. Đúng thế. Cứ chui đầu vào cái rọ cộng sản rồi lại loay hoay hết “bứt phá” đến “đột phá” thì có khác chi là “múa tay trong bị”.
Vấn đề, tuy thế, rất không giản dị vì VN là một quốc gia Đảng trị mà lòng dân và ý Đảng lại hoàn toàn trái ngược. FB Võ Xuân Sơn cay đắng:

“Chúng tôi, người dân Việt nam, đâu có ai muốn cái mô hình ‘đặc biệt nhất thế giới’, mô hình không chịu phát triển. Nhưng họ, những kẻ không muốn đất nước này phát triển, những kẻ chỉ muốn trục lợi cá nhân, làm giàu cho cá nhân mình, cho gia đình mình bằng cách ăn cắp tiền của dân, đục khoét ngân sách, vắt cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, làm mất khả năng phát triển của cả nền kinh tế nước nhà, chỉ có những kẻ đó là muốn duy trì cái mô hình quái gở như vậy mà thôi”.
 
Vậy thì đâu còn lựa chọn nào khác là phải lật đổ “họ” thôi. Nếu không thì cả dân tộc này có thể sẽ bị nguy cơ bị diệt vong, chớ mong chi đến chuyện phát triển mà nói chuyện “bứt phá” (hay “đột phá”) làm chi – cho má nó khi! 
                
Tưởng Năng Tiến

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.