Hôm nay,  

Bệnh mới của CSVN

6/5/202418:01:00(View: 1954)
vn court

Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận  không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
    Dưới tiêu đề “Nhận diện những dạng thức mới của căn bệnh trầm kha”, báo Quân đội Nhân dân viết: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy trách nhiệm - căn bệnh trầm kha, mối nguy cho Đảng.” Báo này giải thích: “Nhận vơ” thành tích nhưng khi tập thể, cá nhân có khuyết điểm thì lại đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm. Đây là căn bệnh nguy hại bởi nó là giặc “nội xâm”, một loại “giặc từ bên trong”, gây chia rẽ đoàn kết, kìm hãm sự phát triển, làm giảm sút sức sống, uy tín, ngăn cản bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nguy hại là căn bệnh này đang lây lan trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trị bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm vừa là công việc cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng hiện nay.”
(báo QĐND, ngày 30/05/2024)
    Nhưng bệnh “nhận vơ” đã có từ sau Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân. Cuộc nổi dậy này có sự tham dự của nhiều Đảng phái Quốc gia, tiêu biểu  như Việt Nam Quốc Dân đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay “cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền.
    Ngày nay, cán bộ, đảng viên CSVN cũng rập khuôn theo đường cũ, đó là: “Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc không đáng kể nhưng vẫn “nhận vơ” thành tích về mình, thậm chí phô trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân; nhưng hễ có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận. Đó là biểu hiện của sự sa sút về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; một biểu hiện cụ thể, rất đáng báo động của chủ nghĩa cá nhân.”

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Hành vi này, QĐND gay gắt: “Đang ngấm ngầm diễn ra trong hoạt động công quyền ở các cơ quan Nhà nước…Đây là hành vi ngang ngược mà biểu hiện thấy rõ nhất là khi cấp trên đề nghị báo cáo thành tích để khen thưởng thì các tổ chức, cơ quan đồng loạt báo cáo rất kêu. Ngoài việc “tô hồng” thành tích thì có cả những phần việc biết đơn vị, cá nhân mình không tham gia nhưng vẫn khai man, “dây máu ăn phần”.
    Để minh chứng, QĐND kể: “Chuyện thật như bịa ấy đã xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long cách đây chưa lâu. Chuyện là, khi được cấp trên đề nghị báo cáo tiến độ Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú, lãnh đạo huyện Long Hồ đã vô tư khai man hoàn thành tiến độ để được biểu dương. Chỉ đến khi bị đoàn thanh tra của Chính phủ về làm việc thì mới lòi “cái đuôi chuột” ra.”

VẪN ĐANG DIỄN RA

Bài viết của QĐND còn chứng minh bệnh “nhận vơ” thời nào cũng có vì nó “là máu” trong người Cộng sản. Chẳng thế mà bài báo đã cảnh giác: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy,lo sợ trách nhiệm là những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động, thực thi nhiệm vụ của tổ chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, là biểu hiện đáng báo động với các dạng thức mới của chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện của tình trạng “tranh công, đổ lỗi”. Căn bệnh này đang lây lan và có chiều hướng gia tăng, nhất là thời điểm trước thềm đại hội Đảng các cấp. Thực chất nó tạo nên sự vững mạnh giả tạo, thành tích ảo; triệt hạ sự phát triển.”


BỆNH LƯỜI

Sau bệnh “nhận vơ” nhơ bẩn như thế, cán bộ, đảng viên CSVN ngày nay còn bị nhiễm 2 chứng bện mới “lười lao động” và “lười làm việc”. Báo của Trung ương đảng (ĐCSVN) cho biết: “Tình trạng “lười lao động” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần phải chữa ngay bằng “phương thuốc đặc trị”. (ĐCSVN, ngày 28/05/2024)
    Nhưng ngoài “lười biếng, lười lao động, lười làm việc”, theo bài viết của Trung ương, đảng viên còn mắc bệnh “ kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng phí.” Các tệ nạn này như “trăm hoa đua nở dưới thời các Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, chiến dịch chống tham nhũng được gọi là “đốt lò” được thi hành. Nhưng các chứng bệnh trầm kha của CSVN vẫn tồn tại.
    Bằng chứng như báo Đảng viết: “Mới đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người: “Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút”.
    Đáng chú ý, theo báo Đảng, chính ông Trọng, cách nay 50 năm đã viết về: “Bệnh sợ trách nhiệm”đăng trên Tạp chí Cộng sản. Ông viết: “Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm. Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền...”.
    Nhưng tại sao họ cầm chừng, không dám quyết định?
    Báo QĐND giải thích: “Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy, khóa XV mới đây, lý giải nguyên nhân vì sao đầu tư công sau 4 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 17,46% kế hoạch, trong đó hơn 310 dự án có tỷ lệ giải ngân 0%; 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước? Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng một phần là do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá nặng nề. Hệ quả là làm chậm quá trình phát triển của tổ chức, sự tiến bộ của cá nhân, nghiêm trọng hơn làm giảm sút niềm tin trong quần chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ.
    Đấu tranh ngăn chặn căn bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta hiện nay.”
    Nhưng những “chứng hư tật xấu” này đã có từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà chưa dẹp được. Huống hồ bây giờ là thời đại của “thập nhị sứ quân” hoành hành thì nếu chỉ nói mà không làm thì chứng nào vẫn tật ấy.

– Phạm Trần

(06/024)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chính quyền Biden đã khôn ngoan đẩy lùi việc định khung. Nhưng hành động của tổng thống cho thấy rằng chiến lược của ông để đối phó với Trung Quốc thực sự có thể bị ảnh hưởng bởi tư duy về Chiến tranh Lạnh, khoá chặt tâm trí của chúng ta trong mô hình về một ván cờ có hai chiều theo truyền thống. Tuy nhiên, cạnh tranh với Trung Quốc là một trò chơi ba chiều. Và nếu chúng ta tiếp tục chơi cờ hai chiều, chúng ta sẽ thua.
Nhìn chung, việc Bộ Chính trị đảng CSVN đưa ra 19 Điều mới cấm “đảng viên không được làm”, so với 10 năm trước là một bước lùi nghiêm trọng về mặt tư tưởng. Bởi vì lần này đảng đã nêu lên chuyện sống còn của đảng và của chế độ. Đảng đòi hỏi đảng viên phải kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vì đảng viên vẫn bài bác thứ Chủ nghĩa ngoại lai này.
Bà Nguyễn Văn Thiệu là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hoà từ 1967 đến 1975, nhưng bà không phô trương ồn ào, không can dự vào công việc của chồng mà chỉ làm công tác xã hội, uỷ lạo chiến sĩ, giúp người nghèo.
Ngày 6 tháng 10 năm 2021, ông Lê Ngọc Sơn – giáo viên giảng dậy bộ môn tiếng Anh, trường An Lợi, xã An Phước, Long Thành – nộp đơn xin nghỉ việc. Lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục nhưng có quá nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là nạn dối trá, tôi cảm thấy mình không phù hợp nên nghỉ.”
Thầy dạy thiền Peter Coyote còn là một diễn viên, nhà văn, người tường thuật (kể chuyện) cấp tiến. Đây là một bài viết về Peter Coyote, được đăng trên trang nhà Lion’s Roar vào ngày hai mươi mốt tháng mười năm hai ngàn hai mươi bởi nữ phóng viên Jennifer Kaishin Armstrong.
Cụ Nguyễn đã rời Rạch Giá nhưng đêm qua tôi vẫn nằm mơ thấy ánh mắt thê thiết của ông, đứng nhìn từ nóc chợ Nhà Lồng, dù theo Lý Minh Hào – tác giả của công trình biên khảo thượng dẫn – nơi đặt pho tượng Nguyễn Trung Trực đã được thay thế bằng tấm hình bác Hồ (nhìn thẳng) tự lâu rồi.
Nhiều người Hoa cho biết trước năm 2008 một số đông cán bộ, đảng viên và dân chúng Trung Hoa có cùng chung nhận xét là tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến dân chủ hóa – điểm khác biệt nơi người dân muốn thấy tiến trình này xảy đến nhanh còn đảng Cộng Sản cố tình trì hoãn.
Khi Washington bắt đầu hình thành chủ trương xoay trục sang châu Á, việc phô diễn cá nhân xuất hiện và bắt đầu đàm phán sẽ là những yếu tố quyết định cho các thỏa thuận. Tình cho đến nay, ngoại trừ Ấn Độ, mối dây liên kết chung của Hoa Kỳ về Ấn Độ-Thái Bình Dương và chiến lược rộng lớn đối với Trung Quốc đã tập hợp được các đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Các cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Moon Jae-in với cựu Thủ tướng Yoshihide Suga đang bắt đầu có kết quả. Hàn Quốc đang bắt đầu tăng cường việc can dự vào khu vực. Nhật Bản ngày càng nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ Đài Loan. Dự đoán của Trung Quốc rằng thỏa thuận trong Bộ tứ (Quad) giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ "tan biến như bọt biển" chỉ là ước vọng. Ngay cả hiện nay, khi khía cạnh quân sự của Bộ tứ (Quad) bị hạn chế, nó sẽ làm phức tạp đáng kể cho kế hoạch phòng thủ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Lời tái cam kết quyên tặng một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho Đông Nam Á của Bộ tứ (Quad)
Có lẽ, chả ai mong đợi hay hy vọng là “chính quyền” này “được lâu dài” cả – kể luôn những ông lãnh đạo: Trọng, Chính, Huệ, Phúc … Được lúc nào hay lúc đó thôi. Tuy thế, bao giờ mà cái nhà nước (thổ tả) hiện hành vẫn còn tồn tại ở Việt Nam thì nó vẫn còn là lực cản đáng kể cho mọi diễn biến tâm lý hướng thượng ở đất nước này.
Sự trổi dậy của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải tập trung vào Đông Nam Á, khiến Mỹ không còn dồi dào nguồn lực để đầu tư vào nền an ninh Âu châu. Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.