Hôm nay,  

Bệnh mới của CSVN

6/5/202418:01:00(View: 1965)
vn court

Đảng CSVN có nhiều chứng bệnh lây nhiễm trong thời kỳ “đổi mới” như tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và chia rẽ, nhưng 3 chứng “nhận vơ”, “lười lao động” và “lười làm việc” của một bộ phận  không nhỏ cán bộ đảng viên đã khiến Đảng lo sợ.
    Dưới tiêu đề “Nhận diện những dạng thức mới của căn bệnh trầm kha”, báo Quân đội Nhân dân viết: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy trách nhiệm - căn bệnh trầm kha, mối nguy cho Đảng.” Báo này giải thích: “Nhận vơ” thành tích nhưng khi tập thể, cá nhân có khuyết điểm thì lại đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm. Đây là căn bệnh nguy hại bởi nó là giặc “nội xâm”, một loại “giặc từ bên trong”, gây chia rẽ đoàn kết, kìm hãm sự phát triển, làm giảm sút sức sống, uy tín, ngăn cản bước tiến sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Nguy hại là căn bệnh này đang lây lan trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trị bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm vừa là công việc cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của Đảng hiện nay.”
(báo QĐND, ngày 30/05/2024)
    Nhưng bệnh “nhận vơ” đã có từ sau Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của toàn dân. Cuộc nổi dậy này có sự tham dự của nhiều Đảng phái Quốc gia, tiêu biểu  như Việt Nam Quốc Dân đảng nhưng ông Hồ Chí Minh đã nhanh tay “cướp chính quyền” từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim để chiếm quyền.
    Ngày nay, cán bộ, đảng viên CSVN cũng rập khuôn theo đường cũ, đó là: “Mặc dù chẳng có đóng góp hoặc không đáng kể nhưng vẫn “nhận vơ” thành tích về mình, thậm chí phô trương thành tích để làm đẹp báo cáo, đánh bóng tổ chức và bản thân; nhưng hễ có sai lầm, khuyết điểm gì thì lại lo sợ trách nhiệm và tìm mọi cách để chối bay, chối biến, đùn đẩy, không dám nhận. Đó là biểu hiện của sự sa sút về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống; một biểu hiện cụ thể, rất đáng báo động của chủ nghĩa cá nhân.”

Tục ngữ Việt Nam có câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Hành vi này, QĐND gay gắt: “Đang ngấm ngầm diễn ra trong hoạt động công quyền ở các cơ quan Nhà nước…Đây là hành vi ngang ngược mà biểu hiện thấy rõ nhất là khi cấp trên đề nghị báo cáo thành tích để khen thưởng thì các tổ chức, cơ quan đồng loạt báo cáo rất kêu. Ngoài việc “tô hồng” thành tích thì có cả những phần việc biết đơn vị, cá nhân mình không tham gia nhưng vẫn khai man, “dây máu ăn phần”.
    Để minh chứng, QĐND kể: “Chuyện thật như bịa ấy đã xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long cách đây chưa lâu. Chuyện là, khi được cấp trên đề nghị báo cáo tiến độ Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú, lãnh đạo huyện Long Hồ đã vô tư khai man hoàn thành tiến độ để được biểu dương. Chỉ đến khi bị đoàn thanh tra của Chính phủ về làm việc thì mới lòi “cái đuôi chuột” ra.”

VẪN ĐANG DIỄN RA

Bài viết của QĐND còn chứng minh bệnh “nhận vơ” thời nào cũng có vì nó “là máu” trong người Cộng sản. Chẳng thế mà bài báo đã cảnh giác: “Nhận vơ” thành tích, đùn đẩy,lo sợ trách nhiệm là những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động, thực thi nhiệm vụ của tổ chức, một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, là biểu hiện đáng báo động với các dạng thức mới của chủ nghĩa cá nhân, biểu hiện của tình trạng “tranh công, đổ lỗi”. Căn bệnh này đang lây lan và có chiều hướng gia tăng, nhất là thời điểm trước thềm đại hội Đảng các cấp. Thực chất nó tạo nên sự vững mạnh giả tạo, thành tích ảo; triệt hạ sự phát triển.”


BỆNH LƯỜI

Sau bệnh “nhận vơ” nhơ bẩn như thế, cán bộ, đảng viên CSVN ngày nay còn bị nhiễm 2 chứng bện mới “lười lao động” và “lười làm việc”. Báo của Trung ương đảng (ĐCSVN) cho biết: “Tình trạng “lười lao động” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đang diễn ra ở không ít cơ quan, đơn vị. Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần phải chữa ngay bằng “phương thuốc đặc trị”. (ĐCSVN, ngày 28/05/2024)
    Nhưng ngoài “lười biếng, lười lao động, lười làm việc”, theo bài viết của Trung ương, đảng viên còn mắc bệnh “ kèn cựa, cục bộ, thiếu kỷ luật, kém đoàn kết, tham ô, xa hoa lãng phí.” Các tệ nạn này như “trăm hoa đua nở dưới thời các Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng, chiến dịch chống tham nhũng được gọi là “đốt lò” được thi hành. Nhưng các chứng bệnh trầm kha của CSVN vẫn tồn tại.
    Bằng chứng như báo Đảng viết: “Mới đây, phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới đây sẽ cương quyết không để lọt vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIV những người: “Không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút”.
    Đáng chú ý, theo báo Đảng, chính ông Trọng, cách nay 50 năm đã viết về: “Bệnh sợ trách nhiệm”đăng trên Tạp chí Cộng sản. Ông viết: “Làm việc cầm chừng cho đủ bổn phận, cốt sao không phạm khuyết điểm. Rụt rè, do dự khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao. Lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể, việc lớn việc nhỏ gì cũng đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền...”.
    Nhưng tại sao họ cầm chừng, không dám quyết định?
    Báo QĐND giải thích: “Tại Kỳ họp Quốc hội lần thứ bảy, khóa XV mới đây, lý giải nguyên nhân vì sao đầu tư công sau 4 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 17,46% kế hoạch, trong đó hơn 310 dự án có tỷ lệ giải ngân 0%; 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước? Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng một phần là do tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm còn khá nặng nề. Hệ quả là làm chậm quá trình phát triển của tổ chức, sự tiến bộ của cá nhân, nghiêm trọng hơn làm giảm sút niềm tin trong quần chúng với Đảng, Nhà nước, chế độ.
    Đấu tranh ngăn chặn căn bệnh “nhận vơ” thành tích, đùn đẩy, lo sợ trách nhiệm là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta hiện nay.”
    Nhưng những “chứng hư tật xấu” này đã có từ khi ông Hồ Chí Minh còn sống mà chưa dẹp được. Huống hồ bây giờ là thời đại của “thập nhị sứ quân” hoành hành thì nếu chỉ nói mà không làm thì chứng nào vẫn tật ấy.

– Phạm Trần

(06/024)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không biết trăm, ngàn năm nữa, nhân loại còn có cơ may gặp lại một thiên tài như Albert Einstein? Cụ là bậc thần thánh trong ngành Vật lý học, ngàn năm một thủa giáng trần để nâng cao tầm hiểu biết của con người lên một tầng cao chót vót. Vậy mà kẻ phàm phu này, có một thời gian dài, cứ nghi ông cụ vì vô tình, hoặc đãng trí, đã tỏ ra thiếu tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với chính một sản phẩm của mình, với những ai tin dùng nó. Sau khi lập thuyết Tương Đối Đặc Biệt (TĐĐB), Einstein đã có nhiều cơ hội để thấy những chỗ bất ổn, sai lầm nghiêm trọng, khiến thuyết không thể sống sót.
Nhằm đạt mục tiêu giáo dục chất lượng cho tất cả mọi đối tượng, cần phát triển tầm nhìn và mở rộng các mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho những phương pháp tiếp cận toàn diện, tái cấu trúc nội dung giáo dục và xây dựng năng lực quốc gia trong việc phát triển các năng lực chính cần có của người học, thông qua đổi mới chương trình giảng dạy dựa trên tri thức mới của thế kỷ 21.
Như vậy rõ ràng đã có những xung đột về quan niệm sáng tác của các Văn nghệ sỹ yêu chuộng tự do chống lại chủ trương kiểm soát, viết theo chỉ thị, hát theo viết sẵn của Tuyên giáo và của Tổng cực Chính trị quân đội. Hai lối đi này sẽ không bao giờ gặp nhau, dù đảng có quanh co, lèo lái thế nào cũng khó mà giữ chân được các Văn nghệ sỹ cấp tiến không bỏ đảng chạy lấy người.
Cũng vào ngày này, bà Angela Merkel sẽ từ giả chính trường, sau 16 năm làm Thủ tướng và 31 năm làm dân biểu. Nhưng một vấn đề là bà sẽ để lại những gì cho nước Đức? Liệu Đức sẽ có một khởi đầu mới đầy hứa hẹn hay lại trở thành kẻ ốm yếu của châu Âu trong 4 năm kế tiếp? Hầu hết các quan sát viên quốc tế đều có những các bình luận khác nhau mà sau đây là bản dịch những ý kiến tiêu biểu.
Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) hạn chế tiêu thụ trong nước để (2) gom góp tiết kiệm trong dân chúng nhằm (3) hỗ trợ cho đầu tư. Nếu so sánh cho dễ hiểu thì mô hình này cũng giống kiểu nhà nghèo bớt tiêu xài (hạn chế tiêu thụ) để dành tiền (tăng tiết kiệm) đầu tư cho tương lai (giáo dục con cái, mở cửa hàng buôn bán).
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh. “Người Rơm”. Thế Kỷ 21, Jul. 2010). Đối với nhiều người dân Việt thì muốn sống như một ngư dân nghèo nơi vùng biển quê hương (như ông Dang) hay mong “muốn cơ cực ở nhà gần mẹ suốt đời” (như cô Tuyết) e đều chỉ là thứ ước mộng rất xa vời trong chế độ hiện hành.
Vụ «khủng hoảng thế kỷ» xảy ra đột ngột và gay gắt qua vụ tàu lặn Pháp-Úc tưởng chừng như khó mà hàn gắn lại được tình đồng minh kỳ cụu xưa nay nhưng rồi cũng thấy nhiều dấu hiệu tích cực để tin chắc trời sẽ lại sáng.
Nguyễn Khải, Nguyễn Mộng Giác, Võ Phiến đều đã đi vào cõi vĩnh hằng. Lớp người Việt kế tiếp, đám thường dân Bốn Thôi cỡ như thì sống cũng không khác xưa là mấy. Tuy không còn phải “né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ” như trong thời chiến nhưng cuộc sống của họ (xem ra) cũng không được an lành hay yên ổn gì cho cho lắm
Như vậy là bao trùm mọi lĩnh vực quốc phòng, an ninh xã hội có nhiệm vụ bảo vệ đảng và chế độ bằng mọi giá. Nhưng tại sao, giữa lúc tệ nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối sống và tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn ngổng ngang thì lại xẩy ra chuyện cán bộ nội chính lừng khừng trong nhiệm vụ?
Nhật báo Washington Post của Mỹ ghi nhận là: “Tổng thống Pháp Macron vốn dĩ đã rất tức giận khi được tham vấn tối thiểu trước khi Mỹ rút khỏi Afghanistan. Điều đó bây giờ đã tăng lên. Chính quyền Biden nên xem xét sự không hài lòng của Pháp một cách nghiêm túc. Hoa Kỳ cần các đối tác xuyên Đại Tây Dương vì đang ngày càng tập trung chính sách đối ngoại vào cuộc cạnh tranh cường quốc với Trung Quốc. Và trong số này, Pháp được cho là có khả năng quân sự cao nhất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.