Hôm nay,  

Ông nói gà, bà nói vịt

30/05/202309:02:00(Xem: 2260)
Chính luận

vn court


Thật khó mà biết sự thật của tình hình kinh tế Việt Nam ra sao trước tình trạng ông nói gà, bà nói vịt, nếu bạn là một nhà đâu tư. Đối với ông Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì tình hình chung vẫn sáng sủa, phấn khởi và đầy hy vọng.

Trong Diễn văn Bế mạc Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa đảng XIII ngày 17/05/2023, ông nói: “Về kinh tế-xã hội, chúng ta đã cơ bản thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả… các hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại tương đối bình thường…Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%, và là mức tăng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; tăng trưởng GDP trong quý I năm 2023 tuy chỉ đạt 3,2% so với cùng kỳ, nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, thì cả năm Việt Nam vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5%”.

Ông Trọng nói tiếp: “Các chỉ tiêu quan trọng về thu ngân sách nhà nước, tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn tăng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt là, kinh tế vĩ mô vẫn cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức 4%; các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm; thị trường tài chính-tiền tệ vẫn cơ bản ổn định.”

CHÍNH PHỦ NÓI KHÁC

Tuy nhiên, phía Chính phủ đã nói khác tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về tình hình Kinh tế xã hội và Ngân sách Nhà nước năm 2022 sang đầu năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo ngày 22/05/2023: “Nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn; trong đó có 02 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch (Tỷ trọng công nghiệp chế biến và Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội).


Ông Khái liệt kê những hạn chế gồm: “Giải ngân vốn đầu tư công và triển khai thực hiện một số chính sách thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt yêu cầu; công tác lập quy hoạch còn chậm; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả.”

Bức tranh xã hội cũng ảm đạm hơn mong đợi, theo lời ông Khái  thì: “Bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh mạng, trật tự an toàn xã hội, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân còn những bất cập. Việc tháo gỡ vướng mắc trong quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, ách tắc trong thực thi công vụ cần nỗ lực hơn nữa; kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm.

Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
.”

Từ những bất cập này, báo cáo Chính phủ thừa nhận: “Tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product, sản xuất nội địa) quý I năm 2023 (đạt 3,32%) thấp hơn cùng kỳ (5,03%); trong đó nhiều địa phương sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí có địa phương tăng trưởng âm so với cùng kỳ.”

Trong khi đó: “Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng.”

Bằng chứng suy giảm này, theo Báo cáo: “Quý I năm 2023, kim ngạch XNK  (xuất nhập khẩu) hàng hóa giảm 10%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 8,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 10,5%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa gi  ảm 15,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 14,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 16%.”



Với tình hình ảm đạm này, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) nói rõ: “Tác động của bên ngoài làm bức tranh 6 tháng đầu năm của nước ta có ảm đạm như số doanh nghiệp thành lập mới giảm, số công nhân thất nghiệp tăng. Chỉ tính trong ngày 23/5, Trung tâm dịch vụ việc làm Đồng Nai đã tiếp nhận đến 22.000 hồ sơ thất nghiệp.” (Tin Quốc hội, ngày 25/05/2023).

Trong khi đó, Báo cáo Chính phủ cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên trong quý I/2023 là 7,61%.

DOANH NGHIỆP XUỐNG DỐC

Về hoạt động của khối Doanh nghiệp thì: “Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, Ban IV) vừa gửi Thủ tướng kết quả khảo sát về khó khăn doanh nghiệp và triển vọng kinh tế cuối 2023.”

Theo cuộc Khảo sát được Ban IV phối hợp cùng VnExpress (báo điện tử) thực hiện cuối tháng 4 với gần 9.560 doanh nghiệp, cho thấy: “Bức tranh kinh tế với nhiều gam màu tối. Theo đó, trên 82% doanh nghiệp cho biết dự kiến giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại năm nay.”

Báo cáo viết tiếp: “Trong số doanh nghiệp còn hoạt động, có hơn 71% muốn giảm trên 5% lao động (trong đó, 22% tính giảm hơn một nửa). Gần 81% đơn vị nói sẽ giảm doanh thu trên 5%, trong số này, tỷ lệ giảm trên 50% là 29,4%.

Doanh nghiệp cũng thể hiện niềm tin thấp khi hơn 81% đánh giá tiêu cực hoặc rất tiêu cực về triển vọng kinh tế trong các tháng còn lại năm nay. (2023)”

Vậy đâu là nguyên nhân tụt hậu này?

Theo lý giải điều tra  của  Ban IV và báo Vietnam Express, có bốn khó khăn lớn doanh nghiệp đang đối mặt, gồm: “Thiếu đơn hàng, khó tiếp cận vốn, thủ tục hành chính và lo ngại bị hình sự hóa trong hoạt động kinh tế.Trong khi đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, với 84% doanh nghiệp đánh giá ở mức "kém hiệu quả".


Tại Quốc hội, Ủy ban Kinh tế báo cáo: “Sức khỏe doanh nghiệp đang giảm sút, nền kinh tế rất khó khăn. Bốn tháng đầu năm (2023) có gần 79.000 doanh nghiệp đăng ký lập mới, quay trở lại thị trường. Bình quân mỗi tháng khoảng 19.700 doanh nghiệp lập mới, quay lại hoạt động.

Tuy nhiên, mỗi tháng cũng có 19.200 đơn vị rút lui khỏi thị trường. Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho nước ngoài.” Những khó khăn dây chuyền này khiến cho nhiều: “Doanh nghiệp thiếu đơn hàng, lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp.”

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, có gần 547.000 lao động tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc do đơn hàng giảm từ tháng 9/2022 đến 1/2023. 75% trong số này thuộc về doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Invesment).

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cho biết kinh tế có dấu hiệu xấu đi từ cuối năm 2022, kéo dài sang đầu năm 2023, kết quả là tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng 3,32%.

Ông nói: “Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp giảm, trên đà suy yếu. Nền kinh tế thực sự rất khó khăn."

Bằng chứng kinh tế đi xuống được ông Thanh giải thích: “Một trong những nguyên nhân chính của suy giảm tăng trưởng là khu vực công nghiệp, xây dựng tăng trưởng âm 0,4% trong quý đầu năm…Số liệu tiêu thụ điện 4 tháng giảm 0,4% so với cùng kỳ, cho thấy các hoạt động sản xuất suy giảm.” Ông nói: “Với những khó khăn hiện tại, khó có đột phá về tăng trưởng GDP trong quý II.”

Với kết luận bi quan này, hiển nhiên dự đoán lạc quan mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 vẫn có thể đạt từ 6 đến 6,5% của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là không thực tế.

– Phạm Trần

(05/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.