Hôm nay,  

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Chữ Việt

10/02/202300:00:00(Xem: 2101)

tin 4
Chương trình “Sải cánh vươn cao” được lấy cảm hứng từ những chuyến bay giải cứu công dân, chi viện nhân viên y tế để tăng cường dập dịch, nối cầu hàng không, bay thẳng liên lục địa.” Thông Tấn Xã Việt Nam. Hình: từ facebook của chương trình. 
 
Khi Phạm Thế Duyệt còn tại chức, đôi lúc, tôi vẫn thường nghe nhân vật này than phiền rằng mình không thể nào tiếp xúc trực tiếp được với những nhóm dân bản địa, vì rất nhiều người (Thượng, Nùng, Tầy, Mán, Mèo, Do, Khơ Mú, Cơ Tu, Lô Lô, Chu Ru…) hoàn toàn không biết tiếng Kinh.
 
Ông Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc giữ chức vụ này gần chục năm, từ 1999 đến 2008. Từ đó đến nay, cả đống nước sông, nước suối, nước mưa (và nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Tuy thế, vấn đề dường như vẫn thế. Rất nhiều người miền núi vẫn không nói được tiếng ở miền xuôi.
 
Bà Trịnh Nhung, phu nhân của nhà bất đồng chính kiến Bùi Văn Thuận, vừa cho biết:
 
Gần 40 ngày sau phiên tòa xét xử sơ thẩm, gia đình mới được phía trại tạm giam cho phép thăm gặp anh Thuận vào thứ hai ngày 26/12. Bố mẹ anh Thuận bắt đầu đi từ trên Hòa Bình xuống Thanh Hóa từ 4h sáng. Đến 7h sáng thì cả nhà có mặt tại trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa…
 
Sau khi nộp đơn xin thăm gặp và chờ được duyệt thì đến 10h sáng, gia đình được vào gặp anh Thuận. Sau đó anh Thuận nói chuyện với mẹ, anh Thuận hỏi thăm mẹ được vài câu thì cán bộ trại giam giật điện thoại, yêu cầu anh và mẹ phải nói tiếng Kinh với nhau, không được nói tiếng dân tộc. Anh Thuận giải thích rằng mẹ anh là người dân tộc Mường, không giỏi tiếng Kinh nên chỉ có thể nói chuyện bằng tiếng Mường.”
 
Tuy bích chương, tranh cổ động, và khẩu hiệu đề cao tinh thần đoàn kết, yêu thương, đùm bọc (trong đại gia đình 54 dân tộc anh em) luôn tràn ngập trên mọi nẻo đường đất nước nhưng sau nửa thế kỷ Nam-Bắc hòa lời ca, xem ra, “anh em” vẫn… chưa hiểu được nhau. Tiếng Kinh vẫn còn xa lạ với rất nhiều người dân bản địa.
 
Thực phẩm ở miền xuôi cũng thế, cũng vẫn còn “xa lạ” (và xa xôi) lắm, theo như tường thuật của FB Chi Lê:
 
“Tỉnh Bình Phước có Sóc Bom Bo nổi tiếng trong trận chiến ác liệt Mùa hè Đỏ Lửa 1972. Tính từ ngày ‘giải phóng’ đến nay, hầu hết trẻ con ở Sóc Bom Bo chưa từng biết Phở là gì cho đến khi Tổng công ty Acecook tổ chức Ngày Của Phở (12/12/2019) đưa Phở đến với các em. Những ‘Gánh Phở Lên Đồi’ đã làm rộn rã Sóc Bom Bo.
 
Chỉ thương dân làng Bom Bo đã từng phải giã gạo suốt đêm vì ‘Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ’ để bây giờ họ vẫn phải ‘cái bụng không no, khố chăn chẳng lành...””
 
Khi “cái bụng không no” và “khố chăn chẳng lành” thì học hành, kể cả việc học tiếng Kinh, tất nhiên, là chuyện rất xa vời và vô cùng xa xỉ. Bởi thế, thay vì chú tâm đến việc giảng dậy Việt Ngữ nơi vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, nhà đương cuộc Hà Nội đã quyết định “xuất khẩu” tiếng Việt ra nước ngoài – “Gửi Tiếng Việt Tặng Người Việt Tị Nạn” – theo như tựa một bài viết của nhà báo Ngô Nhân Dụng:
 
“Đảng Cộng sản Việt Nam lo lắng giúp người Việt tị nạn hoặc di cư sống ở nước ngoài. Họ lo dân Việt xa quê có ngày sẽ không còn đủ tiếng Việt để xài nữa, dù có cố gắng tiết kiệm, chỉ dần dần xài mỗi ngày một chút cho đỡ tốn. Cho nên, để giúp đỡ hơn 5 triệu người Việt ở 130 quốc gia trên thế giới, Đảng đã chọn ngày 8 tháng Chín làm ngày đề cao Tiếng Việt.
 
Theo ký giả Sen Nguyen, trên the South China Morning Post ở Hồng Kông ngày10 tháng Chín, 2022, một ông phó thủ tướng tên là Phạm Quang Hiêu (Hiếu, Hiệu, hoặc Hiểu) nói đã có một ‘kế hoạch 8 năm’ nhằm viện trợ tiếng Việt cho đồng bào ruột thịt!”
 
Quý hóa thế!
 
Tuy thế, thiện chí và thiện ý của nhà nước hiện hành dường như không được đám “đồng bào ruột thịt” (nói chung) và tác giả của bài báo thượng dẫn (nói riêng) tán thưởng hay ghi nhận. Chả những thế, ông nhà báo còn nhắn nhủ độc giả “nên tránh không ‘va chạm’ với chữ nghĩa của các ông cộng sản” nữa cơ!
 
Sao “khó khăn” với nhau vậy nhỉ?
 
Ngô Nhân Dụng cho biết lý do:
 
“Bên bờ hồ Hoàn Kiếm quý vị có thể thấy hai tấm bảng treo trên một cửa ra vào, viết giống hệt nhau, một cái treo ngoài đường, một cái ở trước cửa bên trong. Tấm bảng xanh lá cây viết bốn hàng chữ trắng, tất cả viết hoa, như thế này:
 
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỐ 2
NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG - TOILET
ĐỊA CHỈ: SỐ 8 LÊ THÁI TỔ, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI- ĐT: 043.8288072-043.9288508
 
Tất cả tấm bảng 41 chữ và số, cuối cùng, chỉ có một chữ mọi người cần biết, là ‘Toilet!’ Người đi đường, các du khách chỉ cần đọc chữ ‘Toilet’ hay ‘Toa Lét’ là hiểu ngay! Không hiểu tại sao người ta phải đọc 25 chữ VIẾT HOA lòng thòng rồi mới được thấy chữ ‘Toilet!’
Cũng không hiểu tại sao phải ghi cả địa chỉ cái toa lét này? Người đi tìm toa lét có ai chọn một địa chỉ trước, đúng địa chỉ mới vào, hay không? Lại còn số điện thoại nữa! Có cần gọi điện thoại xin hẹn trước, giữ chỗ, mới được dùng toa lét hay không?
 
Giời ạ! Cứ tưởng chuyện gì? Chớ xá chi đến cái tấm bảng con con đặt trước cầu tiêu, hay mấy đống sạn lụn vụn vương vãi trong mớ sách giáo khoa của lũ trẻ con. Cứ nhìn thử cái slogan của Vietnam Airlines mà xem: SẢI CÁNH BAY XA SẢI CÁNH VƯƠN CAO! Vậy mà vẫn được trưng bầy khắp mọi nơi, kể cả ở sân bay nước ngoài, từ năm này sang năm khác mà có thấy ai thắc mắc hay khiếu nại gì đâu. Cả nước đã quen mắt với Việt Ngữ (“đương đại”) thế rồi.
 
Tự điển Soha: Xoải (động từ): vươn rộng ra hết sức về cả hai phía (thường là chân cánh). Thí dụ:“Xoải chân bước tới. Chim xoải cánh bay.” Tự điển Lạc Việt: Xoải (động từ): đưa rộng ra hai phía. Thí dụ:“Đôi chim trắng xoải cánh bay.
 
Tiếng Việt hiện nay nó thế đấy!
 
Ấy thế nhưng vẫn là hàng xuất khẩu, ngoài tầm tay với của đám dân bản địa, và chỉ dành riêng cho những khúc ruột xa ngàn dặm (hay những “sứ giả lạc hồng”) thôi.
 
– Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.